2.2.1. Ngân hàng thương mại
Cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tạo ra những bước nhảy vọt, giúp hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều chi. Dù không nằm trong 9 khu vực/lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của CMCN 4.0 nhưng ngành Ngân hàng với đặc điểm là một trong những ngành đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách thức ngân hàng giao tiếp với khách hàng và kênh phân phối sản phẩm dịch vụ.
Bảng 5: Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2015-2018 (%)
NĂM
CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2018
Tỷ trọng thanh toán trong tổng
phương tiện thanh toán 100 100 100 100
Thanh toán không dùng tiền mặt 88,05 88,06 87,94 88,22
Thanh toán bằng tiền mặt 11,95 11,94 12,06 11,78
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Hiện nay, các ngân hàng đang phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử - một trong những hoạt động làm xanh hóa hoạt động ngân hàng. Theo thống kê, hiện nay có 65 ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng dịch vụ internet banking, 35 cung ứng dịch vụ mobile banking và nhiều tổ chức trung gian cung ứng các dịch vụ thanh toán điện tử. Tuy nhiên, người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, thống kê cũng cho thấy có đến 90% các giao dịch bằng thẻ đơn thuần là chỉ rút tiền tại máy ATM và chỉ có 10% còn lại là dùng để thanh toán qua POS.
Tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới 10%, đến cuối năm 2025 con số này giảm xuống còn 8%.
Theo Nguyễn Minh Loan (2019) , các ngân hàng cần phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng… Đặc biệt, xu hướng “ngân hàng không giấy” sẽ trở nên phổ biến, dẫn đến giảm dần vai trò của các chi nhánh ngân hàng. Với CMCN 4.0, chi nhánh ngân hàng không phải là kênh phân phối mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong tương lai.
Điển hình như Sacombank không chỉ triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử từ khá lâu, mới đây, Sacombank cũng đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam dừng hoàn toàn cấp mã Pin thẻ bằng hình thức in ra giấy để góp phần bảo vệ môi trường; đồng thời, tiết kiệm chi phí, thời gian và hạn chế rủi ro.
Nằm trong xu hướng ngân hàng 4.0, ứng dụng mCard do Sacombank phát hành có thể xem như là một dạng ví thẻ tạo ra những trải nghiệm mới mẻ về sự tiện ích, hiện đại và an toàn bảo mật trong giao dịch thanh toán, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và góp phần giảm thiểu những thủ tục giấy tờ truyền thống.
Trong 2-3 năm trở lại đây, sự xâm nhập của công nghệ vào lĩnh vực tài chính (Fintech - Công nghệ tài chính) được xem như một trào lưu “hợp thời” trước bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển toàn cầu và sự thay đổi hành vi online của khách hàng (bao gồm hoạt động mua sắm, giải trí, mạng xã hội... ). Theo thống kê của Vụ Thanh toán (NHNN), số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong quý 1/2019 đã tăng 18,45%, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng khoảng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động thanh toán điện tử, nhất là qua điện thoại di động cũng tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị giao dịch (tăng tương ứng 97,75% và 232,3%).
Ngành tài chính đang đối mặt với những thay đổi lớn do các thành tựu công nghệ mang lại. Trong tương lai gần, các ứng dụng công nghệ sẽ thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và người dùng, tự động hóa các dịch vụ tín dụng, đặc biệt là các dịch vụ tài chính tiêu dùng cá nhân, tạo nên sự cạnh tranh lớn t khối ngân hàng. Nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển, Việt Nam vẫn đang ở những bước đầu phát triển dịch vụ tài chính trên di động và thị trường còn rất nhiều tiềm năng để khai thác đối với các dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ cao. Thời gian qua, nắm bắt được xu thế, nhiều NHTM đã tập trung đầu tư vào công nghệ nhằm thay đổi hệ thống quản lý, dịch vụ phục vụ khác hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cuộc CMCN 4.0.
Những khó khăn ngân hàng thương mại Việt Nam đang đối mặt hiện nay
Các chuyên gia tham gia khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đều nhận định, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất sẽ vẫn là những vấn đề tâm điểm các ngân hàng cần quan tâm trong quá trình hoạt động, đặc biệt là vấn đề rủi ro tín dụng.
Biểu đồ 10: Những khó khăn ngân hàng thương mại Việt Nam đang đối mặt hiện nay (Đơn vị: %)
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát chuyên gia ngành tài chính - ngân hàng tháng 06/2018
Hiện nay, tăng trưởng tín dụng cao và chuyển đổi sang đối tượng khách hàng cá nhân thay vì bất động sản nên tăng trưởng được đánh giá là đỡ "nóng" và rủi ro. Tín dụng tiêu dùng tăng cao cũng đồng nghĩa với tình trạng gian lận và giả mạo thông tin để đi vay tiêu dùng trở nên phổ biến trong khi đó độ phủ thông tin tín dụng tại Việt Nam còn thấp dẫn đến việc ngân hàng và các TCTD gặp rất nhiều khó khăn khi ra quyết định cho vay.
Trong bối cảnh cho vay tín chấp gia tăng mạnh, cạnh tranh càng trở nên gay gắt, những ngân hàng đẩy mạnh mảng kinh doanh này có nguy cơ gặp phải những rủi ro tiềm ẩn; chưa kể đến những quan ngại cho rằng tín dụng bất động sản đang ẩn dưới tín dụng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Fintech (các tổ chức với lợi thế công nghệ đã phát triển các giải pháp công nghệ mới với kỳ vọng phối hợp với ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thuận tiện với nhu cầu khách hàng) cũng là một ví dụ điển hình về tác động của làn sóng ứng dụng công nghệ lên tài chính. Rủi ro về sự cạnh tranh trực tiếp là rất rõ rệt: 87,5% chuyên giá đánh giá "Sự trỗi dậy của các công ty Fintech hiện nay đang là thách thức với đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và ngành tài chính nói chung". Khó khăn lớn nhất trong sự hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech mà gần 90% chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam
Report nhận định là vấn đề bảo mật thông tin. Khi ngân hàng và các công ty Fintech bắt tay hợp tác, khó khăn nằm ở sự đồng thuận để chia sẻ thuật toán giữa hai bên và làm sao để bảo vệ được thông tin dữ liệu ngân hàng đã xây dựng qua nhiều năm. Ngoài ra, để sự phối hợp giữa hai bên được suôn sẻ cũng yêu cầu trình độ và khả năng hấp thụ công nghệ của nền kinh tế, ngành ngân hàng và cả người dân cũng đang trở thành thách thức lớn.
Biểu đồ 11: Khó khăn lớn nhất khi ngân hàng hợp tác công ty Fintech hiện nay (Đơn vị: %)
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát chuyên gia ngành tài chính - ngân hàng tháng 06/2018
Về phía khảo sát người tiêu dùng, phần lớn người dùng cũng đánh giá vấn đề bảo mật của ngân hàng là vấn đề cần quan tâm hàng đầu nhằm cải thiện uy tín của ngân hàng trên truyền thông (78,95%); kế tiếp là gia tăng các tiện ích cung cấp cho khách hàng trên nền tảng công nghệ số (70,18%) và đồng bộ hóa các kênh giao dịch từ Internet Banking, Mobile Banking, ATM đến quầy giao dịch (68,42%).
Về các chuyên gia trong ngành thì vẫn tỏ ra e dè về Fintech, cho rằng xu thế này có thể gây nên một số tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành ngân hàng:
Thứ nhất, xu thế Fintech là tất yếu, tốc độ phát triển rất nhanh, đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng tham gia để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi trình độ công nghệ, vốn, nhân sự... đều còn rất hạn chế. Các NHTM lớn mặc dù có
đủ vốn đầu tư, song họ cũng phải cân nhắc khi đặt trong bài toán chi phí, lợi nhuận và những ưu tiên chiến lược trong năm 2019.
Thứ hai, sự lo ngại phát sinh các vấn đề an ninh tài chính và bảo mật thông tin khách hàng. Việc thanh toán trực tuyến hay thanh toán qua di động sẽ thúc đẩy một nền kinh tế sử dụng ít tiền mặt, thuận tiện hơn, tuy nhiên vấn đề bảo mật và an ninh được người dùng quan tâm nhiều hơn, nhất là khi các vụ lừa đảo, mất tiền trong tài khoản ngân hàng... đang ngày càng gia tăng.
Thứ ba, sự phát triển của Fintech vô hình chung khiến việc quản lý lưu thông tiền tệ của Chính phủ và NHNN trở nên phức tạp hơn. Tại Việt Nam dự kiến sẽ có gần 100 công ty Fintech tham gia, đòi hỏi cần có cơ chế pháp luật để quản lý hoạt động của các công ty này. Đồng thời, NHNN cũng cần có các văn bản điều chỉnh và bổ sung các nguyên tắc trong quản lý hoạt động thanh toán, chuyển tiền quốc tế, các quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán qua trung gian… để giảm thiểu tối đa các rủi ro tài chính có thể xảy ra.
2.2.2. Công ty bảo hiểm
So với Singapore đang có tỉ lệ người tham gia bảo hiểm lên đến 80%, Malaysia là 75%, thị trường Việt Nam thật béo bở cho các nhà đầu tư bảo hiểm trong và ngoài nước khi tỉ lệ người tham gia bảo hiểm chỉ nằm ở mức 8%. Việc áp dụng công nghệ 4.0 vào kinh doanh bảo hiểm sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không kém phần thách thức.
Cơ hội: Trong bối cảnh CMCN 4.0, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mang lại cho lĩnh vực bảo hiểm nhiều lợi ích như gia tăng kênh bán hàng, phương tiện tương tác, cơ hội có được dữ liệu toàn diện, đẩy mạnh kênh phân phối qua giao dịch điện tử, đồng thời giúp các doanh nghiệp bh tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực thực hiện công đoạn bán hàng. Sản phẩm bảo hiểm sẽ được thiết kế phù hợp hơn với nhu cầu bảo vệ của từng cá nhân. Sản phẩm bảo hiểm càng thân thiện, tích cực, có độ tương tác cao, sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Về dịch vụ, khách hàng được tiếp cận, truy cập tài khoản của mình mọi lúc mọi nơi. Khách hàng được tự do trải nghiệm và rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường. Đặc biệt về kênh phân phối, xu hướng phát triển các kênh online, thương mại điện tử, mạng xã hội,…sẽ mở ra những hướng đi mới cho doanh nghiệp.
Thách thức: doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu nếu không bắt kịp xu hướng và nắm rõ về công nghệ 4.0 trong thị trường “cá nhanh đớp cá chậm”. Ngày nay, sở hữu mạng lưới đại lý lớn vẫn chưa đủ, doanh nghiệp cần có thêm thông tin tốt, ý tưởng tốt và tận dụng tối đa kênh phân phối online, thu hút được tệp khách hàng lớn cho doanh nghiệp. Riêng đối với người dùng, đây cũng là một thách thức lớn về bảo mật đối với doanh nghiệp. Từng có rất nhiều trường hợp khách hàng sử dụng những lỗ hổng từ công nghệ để “qua mặt” các doanh nghiệp bảo hiểm. Cuộc CMCN 4 với các ứng dụng công nghệ hiện đại cũng có khả năng gây ra nguy cơ giảm việc làm cho người lao động khi người dân lựa chọn hình thức giao dịch điện từ nhiều hơn cho nhu cầu mua bảo hiểm.
Biểu đồ 12: Chiến lược của công ty bảo hiểm nhằm thích ứng với kỉ nguyên công nghệ số và CMCN 4.0 (Đơn vị: %)
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát công ty bảo hiểm tháng 05/2018
Ngành bảo hiểm là ngành được đánh giá với mức độ tập trung cao: Top 5 doanh nghiệp đầu ngành bảo hiểm nhân thọ chiếm 80% thị phần và Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm đầu ngành phi nhân thọ chiếm 60% thị phần. Để chiếm chỗ trong miếng bánh thị phần cũng như cạnh tranh nắm giữ vị trí tốp đầu, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng lớn. Nói về chiến lược năm 2018, đại điện các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết, đổi mới, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong hệ thống quản lý, phục vụ khách hàng là ưu tiên hàng đầu (chiếm 100% phản hồi); kế tiếp là đổi mới, nghiên cứu các
sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường (82,4% phản hồi) và đa dạng hóa các kênh bán bảo hiểm (76,5%).
Bên cạnh đó, việc bắt tay với các công ty fintech (các tổ chức áp dụng công nghệ vào tất cả các hoạt động tài chính nhằm mang tới cho khách hàng các sản phẩm tài chính dựa trên công nghệ) cũng là một những yếu tố mới của thị trường bảo hiểm. 78,9% doanh nghiệp bảo hiểm phản hồi cho biết có kế hoạch mở rộng hợp tác với các công ty fintech, với dự định liên kết phát triển kênh phân phối, hợp tác về dịch vụ bảo hiểm trên internet và trong lĩnh vực thanh toán.
Biểu đồ 13: Chiến lược phát triển công nghệ cao/công nghệ đặc trưng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 của các công ty bảo hiểm đến năm 2025 (Đơn vị: %)
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát công ty bảo hiểm tháng 05/2018
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu và doanh thu phí bảo hiểm đều tăng so với cùng kỳ năm trước khi áp dụng công nghệ 4.0 vào việc kinh doanh.
• 82,4% doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng chiến lược phát triển internet di động
• 64,7% xây dựng chiến lược trên hai yếu tố Vạn vật kết nối (IoT – Internet of things) và dữ liệu lớn (Big data)
• Rất nhiều doanh nghiệp phi nhân thọ áp dụng quản lý bồi thường qua thiết bị công nghệ số như: Bảo Việt, PTI, MIC, BIC,…
• Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) – chatbot như Prudential, Aviva,..
Tại Việt Nam, không ít doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã nhanh nhạy đón đầu xu thế để tận dụng lợi thế của cuộc CMCN 4.0 thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Trong số các DNBH tiên phong đón đầu cuộc CMCN 4.0 phải kể đến một số tên tuổi lớn, hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam như Tập đoàn Bảo Việt. Năm 2018, Bảo Việt sẽ tiếp tục tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, đẩy mạnh triển khai các dự án công nghệ thông tin trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu hướng CMCN 4.0, góp phần nâng cao chất lượng của công tác quản trị điều hành tập trung và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, tạo điều kiện cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính trực tuyến trọn gói và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu hướng CMCN 4.0. Minh chứng cho chiến lược này của Bảo Việt là việc ngày 1/2/2018, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) – đơn vị thành viên của Tập đoàn Bảo Việt đã tiên phong và chính thức ký kết hợp đồng hợp tác cùng MoMo – Công ty Fintech cung cấp giải pháp ví điện tử an toàn. Kế hoạch này nằm trong định hướng phát triển bền vững thông qua việc ứng dụng thành quả công nghệ của cuộc CMCN 4.0 trong hoạt động kinh doanh để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm ngày một thuận tiện hơn, thú vị hơn và nhanh hơn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm tài chính. Có thể thấy, việc một DN lớn như Bảo hiểm Bảo Việt hợp tác với 1 startup về Fintech có uy tín tại Việt Nam đã cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, sẵn sàng đón đầu CMCN 4.0 để mang sản phẩm gần hơn, tiện lợi hơn, thông minh hơn đến cho khách hàng trong thời đại số hoá.
Với thoả thuận này, Bảo hiểm Bảo Việt đã trở thành công ty bảo hiểm đầu