Ảnh hưởng của học thuyết Nhân chính trong tư tưởng của Lê Thánh Tông.

Một phần của tài liệu TL LSTTCT học thuyết chính nhân của mạnh tử và vận dụng xây dựng đường lối lãnh đạo ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Thánh Tông.

Lê Thánh Tông (1442-1497) tên thật là Lê Tư Thành, con thứ tư của vua Lê Thái Tông và Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Giao. Ngô Thị Ngọc Giao đã từng bị dèm pha, có thể bị phế bỏ và nhờ sự che chở, đùm bọc của Nguyễn Trãi mới được an toàn sinh ra Tư Thành tại chùa Huy Văn (Hà Nội), bên ngoài cung ấm.

Năm 1460, được lập lên ngôi vua sau khi lực lượng chính thống trung thành với triều Lê do Cương quốc công Nguyễn Xý cầm đầu phế truất vua tiếm ngôi Lê Nghi Dân.

Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Thánh Tông đã nhanh chóng chấm dứt tình trạng xung đột cung đình, lập lại kỷ cương quốc gia, tạo lập nên sự ổn định chính trị để đẩy mạnh sự nghiệp phục hưng dân tộc, tái thiết quốc gia Đại Việt theo mô hình Nho giáo như là một việc “thuận theo đạo trời, hợp lòng người”. Đó là thành công lớn đầu tiên của ông, mở ra một thời kỳ phát triển mới của vương triều và của đất nước .

“Lê Thánh Tông có ý thức mãnh liệt về việc làm cho triều đại cho dân và cho nước trở nên giàu mạnh; ý thức này nảy sinh là do ông nắm được yêu cầu của thời đại. Lúc bấy giờ, vấn đề đặt ra cho ông vua không phải là tìm cách bảo vệ triều đại mình, vì triều đại đó còn đang có sức sống mà là phải làm sao phát triển được nó. Nhiệm vụ đó với Lê Thánh Tông là không dễ dàng, phải có quyết tâm và nổ lực cao thì mới thực hiện được”

Phải nói, ý thức và việc làm của Lê Thánh Tông trước hết là vì quyền lợi của dòng họ nhà Lê, nhưng lúc bấy giờ quyền lợi của dòng họ Lê còn thống nhất với quyền lợi của dân, của nước, nên đó cũng là quyền lợi của dân, của nước.

Xưa nay, nói đến Lê Thánh Tông, người ta đều cho rằng ông là một nhà Nho, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Tuy là một nhà Nho, Lê Thánh Tông còn là vị vua Việt Nam, nên nhà Nho Lê Thánh Tông có nhiều tính chất khiến chúng ta phải đào sâu nghiên cứu. Lập trường dân tộc là cái quyết định thái độ và cách thức tiếp thụ Nho giáo của Lê Thánh Tông. Ông chỉ tiếp thu những cái có lợi cho sinh hoạt của dân tộc, chỉ vận dụng và phát huy những cái có lợi cho thực tiễn của đất nước và hành động của con người. Ông chọn lọc và kế thừa tất cả những gì là tinh hoa của Nho giáo cho đến lúc bấy giờ. Ông là một nhà Nho Việt Nam chỉ biết kế thừa những gì có lợi cho sự cai trị, bất kể đó là Nho nguyên thuỷ, Hán Nho hay Tống Nho. Tư tưởng Nho giáo của Lê Thánh Tông có nhiều

điểm tích cực, thể hiện được tinh thần dân tộc, khí thế đi lên của đất nước, mà những nhà Nho về sau còn thua kém ông rất xa.

Đường lối chính trị và lý tưởng xã hội của Lê Thánh Tông mang dấu ấn sâu sắc của đường lối nhân chính của Mạnh Tử - đường lối chính trị vì dân.

Nhân dân ta thừa nhận và ngưỡng mộ ông rằng: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng, gà chẳng buồn ăn”. Thời ông, xã hội thịnh trị, dân được hưởng thái bình “Nhà Nam nhà Bắc đều no mặt, lừng lẫy cùng ca khúc thái bình”. Những nguyên nhân khách quan làm nên điều kỳ diệu ấy có cơ sở từ thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông,

“Đóng góp quan trọng của Lê Thánh Tông là xây dựng được một đường lối có thể đáp ứng được đòi hỏi của phát triển xã hội lúc bấy giờ. Đó là đường lối trị nước kiểu “văn trị” hay nói cách khác là “lễ trị” hay “đức trị.

Một phần của tài liệu TL LSTTCT học thuyết chính nhân của mạnh tử và vận dụng xây dựng đường lối lãnh đạo ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w