Ảnh hưởng của học thuyết Nhân chính trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.

Một phần của tài liệu TL LSTTCT học thuyết chính nhân của mạnh tử và vận dụng xây dựng đường lối lãnh đạo ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 29)

Trãi.

Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai sinh năm 1380. Ông là con của Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái, là cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán là tướng giỏi thời nhà Trần. Ông sinh ra ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, là người văn võ song toàn. Đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, ông là người có công lớn dâng “Bình Ngô sách” giúp Lê Lợi dẹp giặc cứu nước. Sau chiến thắng quân Minh ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng: Nhập nội hành khiển kiêm Thượng thư bộ lại (thời Lê Thái Tổ), Gián nghị đại phu kiêm tri tam quán sự, Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc tử giám (thời Lê Thái Tông). Ông là người có bản lĩnh trong việc can ngăn những hành động sai trái của vua, một lòng vì dân vì nước. Ông và dòng họ của mình bị vu oan và bị chu di tam tộc sau cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông vào năm 1442. Ông là một nhà yêu nước lớn của dân tộc ta vào nữa đầu thế kỷ XV. “Ngọn đèn tư tưởng cuối Trần đầu Lê Sơ hầu như đã hết dầu và được Nguyễn Trãi thổi bùng lên sáng chói”.

Các tác phẩm của ông gồm: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí, Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh…

Cũng như các nho sĩ khác, tư tưởng của Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa các trào lưu tư tưởng với thực tế đất nước, truyền thống bản sắc của con người Việt Nam. Trong các trào lưu tư tưởng đó, có Học thuyết Chính nhân của Mạnh Tử. Tuy nhiên ông luôn khẳng định được chính kiến của mình.

Khi nói đến ảnh hưởng học thuyết Nhân chính của Mạnh tử đối với Nguyễn Trãi, chúng ta không thể không nhắc đến tư tưởng “lấy dân làm gốc” của ông. NguyễnTrãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Mạnh Tử một cách không máy móc, giáo điều mà có sự sáng tạo phát triển và hoàn thiện thể hiện ở lòng yêu nước, thương dân sâu sắc thiết tha của một vị anh hùng dân tộc. Nhân nghĩa ở ông vừa là đường lối chính trị, chính sách cứu nước và dựng nước, vừa là nền tảng phương pháp luận của suy nghĩ và hành động, là sự khoan dung độ

lượng không chỉ cảm hóa được kẻ lầm đường lạc lối mà còn cảm hóa được kẻ thù, là lòng yêu hòa bình vì hạnh phúc của nhân dân.

Ông đã tạo ra một sức mạnh khá đặc biệt trong lịch sử của các cuộc chiến tranh đó là sử dụng tư tưởng nhân nghĩa để đánh giặc ngoại xâm. Tư tưởng “Dân vi quý” của Mạnh tử được Nguyễn Trãi tiếp thu và vận dụng một cách đúng đắn và phù hợp. Đối với Nguyễn Trãi: Nhân dân là nỗi lòng thương xót, niềm tin yêu là sức mạnh cuồn cuộn như nước triều đông, nhân dân là định hướng cho toàn bộ tư tưởng của Nguyễn Trãi, đó phải là “an dân”, “điếu dân”.

Ở Nguyễn Trãi, dân còn là nước, nước có thể đẩy thuyền nhưng nước có thể lật thuyền, ông luôn thấy mình phải có trách nhiệm “nuôi dân, chăm dân, huệ dân”.

Không chỉ chăm lo cho dân, Nguyễn Trãi còn thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân: “Úp thuyền mới rõ sức dân như nước” và nhân dân có vai trò quyết định: “Mến người có nhân là dân, mà chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân”.

Theo ông thành hay bại, trị hay loạn tất cả đều ở ý dân, lòng dân. Do vậy, mọi chủ trương, mọi đường lối của triều đình đều phải căn cứ vào lòng thương dân và vào lòng người mà hoạch định chính sách.

Nếu như ở Mạnh Tử, lòng trắc ẩn là đầu mối của Nhân, thì ở Nguyễn Trãi Nhân không chỉ là lòng trắc ẩn mà còn vì độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình của đất nước. Lòng nhân ái của Nguyễn Trãi không chỉ là để đối xử với người dân của nước mình, mà ngay cả đối với những kẻ lầm đường lạc lối, đối với kẻ thù; chủ trương của ông không phải là trừng phạt .

“Tư tưởng nhân nghĩa là nét đặc thù của tư tưởng Nguyễn Trãi. Ông đã mượn khái niệm này từ Nho giáo để đưa vào đó những nội dung tiến bộ, phong phú, mang đậm tính dân tộc. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nội dung rộng lớn, đó là sự biểu hiện cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và hòa bình. Nhân nghĩa ở tư tưởng Nguyễn Trãi là đường lối chính trị, là chiến lược cứu nước, dựng nước, giá trị to lớn của tư tưởng nhân nghĩa của ông đã được khẳng

định là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội đương thời. Cũng như Mạnh Tử, Nguyễn Trãi rất ghét chiến tranh, ông coi chiến tranh là việc ghê tởm, nguy hiểm, làm tổn hại đến sinh mạng của nhiều người. Với Nguyễn Trãi, yêu hòa bình là nét tiêu biểu thể hiện trong nhiều chiến lược, sách lược đánh giặc giữ nước. Trong đường lối chính trị của Nguyễn Trãi mang đậm chủ nghĩa nhân đạo, nổi bật nhất là trong quan hệ vua tôi, Nguyễn Trãi hết lòng trung thành với bậc vua sáng, không tin theo một cách mù quáng tinh thần quy định của Hán Nho, hay Tống Nho. Vì thế, ông cùng cha từ bỏ nhà Hồ, những mong đền ơn nước, cứu muôn dân. Khi nhà Hồ chống quân Minh thất bại, ông cũng không chết như những vị “Ngu trung” khác mà đi tìm minh chủ mới là Lê Lợi. Ông luôn tâm niệm “Thờ vua một bữa chưa từng khuây”. Cho đến cuối đời ông vẫn khẳng định “Nửa đời trung nghĩa được tròn, cho dù tài hèn sức yếu, đầu bạc mà vẫn giữ được tấm lòng son”.

Nói tóm lại, Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới đã kế thừa được nhiều truyền thống quý báu của dân tộc, tình nghĩa, tương thân tương ái, yêu nước thương dân, bất khuất chống giặc ngoại xâm… trên tinh thần của bậc đại Nho. Những ảnh hưởng bởi học thuyết “Chính nhân” của Mạnh Tử đối với Nguyễn Trãi được khẳng định rõ hơn ở những câu thơ:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân cứu nước trước cần trừ bạo”. Sự tiếp thu có chọn lọc một cách tài tình học thuyết “Chính nhân” của Mạnh Tử ở anh hùng Nguyễn Trãi đã góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc chống giặc Minh, và những tư tưởng tiến bộ của ông còn được thế hệ sau lưu truyền.

Một phần của tài liệu TL LSTTCT học thuyết chính nhân của mạnh tử và vận dụng xây dựng đường lối lãnh đạo ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w