Từ những nhược điểm nêu ở phần trên nhóm xin đưa ra một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự của Google
- Xây dựng chương trình phỏng vấn ý kiến của những nhân sự, từ đó giúp thấy được những điểm yếu cần khắc phục của công ty. Đồng thời, việc này còn giúp quảng bá tốt về hệ thống quản trị nhân sự của Google.
- Xây dựng hệ thống phản hồi, giúp các nhân viên đưa ra ý kiến của mình về môi trường làm việc. Đặc biệt, xây dựng một đội ngũ chuyên giải quyết các khiếu nại và tìm cách khắc phục một cách có chu kỳ (đề xuất: cuối mỗi quý) - Cần quy hoạch trước không gian làm việc cho các bộ phận, để kịp thời đáp
ứng với nhu cầu phát triển. Việc các vị trí làm việc liên quan đến nhau nhưng lại được đặt rải rác và các bộ phận này phải thuyên chuyển quá nhiều nơi trong một thời gian ngắn là một trong những lý do gây ra tâm lý mệt mỏi, làm hạn chế sự sáng tạo của nhân viên. Google nên đặt các bộ phận làm việc có chức năng hỗ trợ cho nhau ở cùng một trụ sở.
- Bên cạnh đó, có thể tăng sự thuyên chuyển trong công việc để tăng sự hiểu biết của nhân viên về các mảng làm việc có liên quan. Tất nhiên mức độ thuyên chuyển như thế nào phải dựa trên đánh giá, khảo sát ý kiến của nhân viên đó.
- Hạn chế sự liên tục tuyển dụng ồ ạt và tràn lan. Thay vào đó, đẩy mạnh xây dựng một đội ngũ nhân viên vững chắc cho tất cả các bộ phận.
- Tạo môi trường làm việc thân thiện. Thay vì gây áp lực cho nhân viên về thành tích, Google nên tạo một hệ thống thi đua (tuyên dương, thưởng xứng đáng cho những thành tích vượt trội). Từ đó, nhân viên có ý muốn phấn đấu vì bản thân họ, xa hơn là vì sự phát triển của công ty, chứ không phải vì những chỉ tiêu phấn đấu mà cấp trên giao xuống.
- Các nhân viên của họ cần có được thời gian làm việc hợp lý và linh hoạt. Trước tiên công ty không nên ép buộc họ tham gia những buổi họp mà không liên quan và không hỗ trợ gì cho công việc của họ, để tránh gây tâm lý bực bội do cảm thấy bị chiếm dụng thời gian mà đáng lẽ họ được nghỉ ngơi. Ngoài ra công việc thuộc lĩnh vực sáng tạo không nên chỉ bó buộc trong văn phòng, mà nên tạo cho họ có thời gian được đi thực tế, đi trải nghiệm cuộc sống, đi nghỉ ngơi, thư giãn nhưng vẫn kết họp với việc làm việc sáng tạo. Bởi mọi ý tưởng đều xuất phát từ cuộc sống bên ngoài, đều xuất phát từ xã hội, từ mối quan hệ giữ người với người.
- Tăng sự ủy quyền cho nhân viên nhiều hơn nữa. Cụ thể: nên để các nhân viên thiết kế cấp cao (những người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này) tự quyết định những vấn đề liên quan trong công việc của họ. Điều này khiến họ cảm thấy được tin tưởng và trọng dụng hơn. Họ sẽ ra sức cống hiến hết mình cho công ty. Không nên đưa những lãnh đạo chỉ chuyên về quản lý, không có chuyên môn vào các quyết định mang tính chất chuyên môn của từng bộ phận như: thiết kế, đồ họa sản phẩm…
- Về mặt kiến trúc nơi làm việc, mặc dù đã đầu tư không ít cho việc thiết kế không gian làm việc và đã đạt được những hiệu quả kích thích sáng tạo vượt trội. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, sẽ thấy các thiết kế không gian làm việc của
Google chỉ tập trung sử dụng những mặt tường phẳng, những không gian hình hộp trơn với nhiều màu sắc sặc sỡ. Điều này ban đầu nghe có vẻ hợp lý vì giúp tiết kiệm được diện tích, tạo cảm giác nề nếp và kỷ luật. Nhưng cần chú ý rằng, thiết kế không gian sử dụng các đường cong mới là xu thế chính của kiến trúc thế kỷ 21. Các đường cong giúp tiết kiệm năng lượng và tạo các hiệu ứng tinh thần phù hợp tùy vào mục đích thiết kế. Do vậy, giải pháp đưa ra ở đây là Google nên tăng cường sự kết hợp thêm vào các thiết kế đường cong, đa dạng, thay vì chỉ duy nhất lối không gian phẳng như trước đến giờ.
Bên cạnh đó, cần giảm thiểu các màu sắc trong một gian phòng, chỉ nên đưa khoảng 4 màu trở xuống trong một không gian làm việc.
- Google cũng đã ra sức thiết kế các không gian làm việc quá cầu kỳ, như những chiếc ghế ngồi hình con thuyền, phòng họp được cách điệu quá mức. Điều này là không cần thiết và chỉ thích hợp cho những không gian vui chơi, giải trí. Do đó, các không gian làm việc tưởng chừng như quá lý tưởng của Google bước đầu có tác dụng kích thích sáng tạo, nhưng càng về sau càng làm rối mắt và làm nhân viên phải mệt mỏi.
- Ngoài việc xây dựng một chính sách nhân sự hợp lý, các doanh nghiệp còn phải chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp, đó là giá trị cốt lõi để có thể giữ chân được nhân tài. Bài toán về văn hóa doanh nghiệp luôn là một bài toán khó, đặc biệt với một công ty lớn có tầm cỡ thế giới như , Google. Hiện nay, văn hóa công sở của Google được khen là khá độc đáo. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển chóng mặt, google càng cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến văn hóa công sở, và một khi có những tiêu chí nào không còn phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, thì cần phải có sự điều chỉnh hợp lý. Ngoài ra, đối với những nhân viên mới vào công ty cần tạo điều kiện tốt nhất để cho họ có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường văn hóa doanh nghiệp.
Thứ hai, Google nên thay đổi phương cách làm việc với những chuyên gia thiết kế. Hãy cho họ không gian phát triển sản phẩm của mình và tôn trọng ý tưởng của họ. Người quản lý của họ phải là người đứng đầu các dự án và phải thấu hiểu sâu sắc công việc mà các nhân viên đang làm.