Kiến nghị chính sách điều tiết tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận dự báo kinh tế dự báo chỉ số lạm phát việt nam giai đoạn tháng 122019 122020 dưới tác động của cung tiền m2 (Trang 26 - 29)

Từ những phân tích ở trên, nhóm đưa ra một số kiến nghị sau.

- Thứ nhất, tập trung tăng năng lực sản xuất trong nước mà trọng tâm hàng đầu là phải tăng cường đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Để thực hiện điều này, chính sách của Nhà nước phải hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ; các ngân hàng thương mại phải dành ưu tiên các khoản vay để nâng cao công nghệ và hiệu quả hoạt động.

- Thứ hai, duy trì sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và tài khóa trong điều hành nền kinh tế. Cả hai chính sách cần tập trung vào mục tiêu cắt giảm

lạm phát. Trong thời gian tới cần xây dựng lộ trình thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu và nguyên tắc thu chi ngân sách.

- Thứ ba, tăng cường hơn nữa vai trò của Ngân hàng Nhà nước bởi 2 lí do: (1) Trong điều kiện nền kinh tế mở và giá cả ngày càng lới lỏng theo cơ chế thị trường, chính sách tiền tệ ngày càng có tác động mạnh mẽ hơn đến các chỉ số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế; (2) Để tiến tới chính sách lạm phát mục tiêu, Ngân hàng Nhà nước phải thực sự có quyền hạn độc lập trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

- Thứ tư, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách lương cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng để đưa ra cách thực hiện phù hợp nhằm định hướng cho dân chúng có kì vọng hợp lí, nhất là đối với vấn đề giá cả

- Thứ năm, ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội, đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc; nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi. Đối với chính sách tài khóa, giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công; tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội.

KẾT LUẬN

Một nền kinh tế khỏe mạnh là nền kinh tế có mức lạm phát vừa phải, tốc độ tăng lạm phát nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và đề có thể kiểm soát chỉ số này một cách hiệu quả nhất, việc dự báo tốt là bước đầu tiên cần thực hiện. Bài nghiên cứu với phương pháp dự báo bằng mô hình VAR đã đưa ra các dự báo về chỉ số lạm phát của Việt Nam trong một năm tới dựa vào cung tiền M2, với kết quả đưa ra là xu hướng giảm dần của chỉ số này. Kết quả cho thấy mô hình là phù hợp và tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020 có xu hướng giảm và ổn định dưới mức 4% theo như mục tiêu của chính phủ. Đồng thời, dựa trên kết quả dự báo, nhóm xin đưa ra những kiến nghị về chính sách của Nhà nước trong việc điều tiết tỷ lệ lạm phát như kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tăng năng lực sản xuất cũng như quản lí vai trò của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế có nhiều biến động có thể tác động đến kết quả dự báo như sự biến động của tỷ giá hối đoái USD/VND, cán cân thương mại, lãi suất,... Vì thế, việc dự báo tỷ lệ lạm phát trong tương lai sẽ tồn tại những sai số nhất định. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô để bài nghiên cứu của nhóm được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận dự báo kinh tế dự báo chỉ số lạm phát việt nam giai đoạn tháng 122019 122020 dưới tác động của cung tiền m2 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w