Phân tích kết quả dự báo

Một phần của tài liệu tiểu luận dự báo kinh tế dự báo chỉ số lạm phát việt nam giai đoạn tháng 122019 122020 dưới tác động của cung tiền m2 (Trang 26)

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để dự báo tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020 dưới tác động của sự thay đổi cung tiền M2 so với cùng kỳ năm trước. Kết quả cho thấy mô hình là phù hợp và tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020 có xu hướng giảm và ổn định dưới mức 4% theo như mục tiêu của chính phủ. Tuy nhiên, nhìn vào xu hướng dự báo tỷ lệ lạm phát trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách cần có chính sách điều tiết phù hợp để tránh hiện tượng giảm phát gây hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế có nhiều biến động có thể tác động đến kết quả dự báo như sự biến động của tỷ giá hối đoái USD/VND, cán cân thương mại, lãi suất,... Vì thế, việc dự báo tỷ lệ lạm phát trong tương lai sẽ tồn tại những sai số nhất định. Dù vậy, kết quả nghiên cứu này cũng phần nào cung cấp cho nhà chính sách những thông tin hữu ích giúp đưa ra những chính sách phù hợp để điều tiết và giữ ổn định mức lạm phát.

Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định của quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể phát triển, nâng cao vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp cũng tạo nên sự ổn định cho thị trường cũng như ổn định nền kinh tế vĩ mô. Do đó, cần hoạch định các chính sách tài khóa và tiền tệ sao cho hợp lý và hiệu quả nhất nhằm đạt được những mục tiêu phát triển bền vững và dài hạn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận dự báo kinh tế dự báo chỉ số lạm phát việt nam giai đoạn tháng 122019 122020 dưới tác động của cung tiền m2 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w