Mức độ ảnh hƣởng:

Một phần của tài liệu Công tác huy động các nguồn lực để xây dựng chƣơng trình trải nghiệm sáng tạo - Ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà màng để hướng nghiệp cho học sinh THPT tại Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang (Trang 43 - 46)

1. Với công tác giáo dục của nhà trường:

 Thông qua kết quả thu được khi thực hiện, hướng nghiệp cho học sinh về trồng rau an toàn năng suất cao và giới thiệu cho các trường THPT trên địa bàn huyện để nhân rộng mô hình góp phần tăng số lượng mô hình hướng nghiệp thực tế cho học sinh THPT.

 Các đơn vị THPT trong tỉnh đã đến học hỏi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cụ thể là trường THPT Thạnh Mỹ Tây, trường THPT quốc tế Ischool Long Xuyên.

2. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

 Nhiệm vụ gợi mở cho việc canh tác theo hướng công nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao trong trồng rau ở mọi nơi mà không cần đất.

3. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

 Các đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ có điều kiện sản xuất và kinh doanh thêm mặt hàng rau ăn lá chất lượng cao, góp phần làm tăng doanh thu cho đơn vị.  Đối với đơn vị chủ trì: Nâng cao được năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ

nghiên cứu.

4. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

Về kinh tế: năng suất cao hơn nhiều so với sản xuất truyền thống. Mặt khác, do kiểm soát được các yếu tố tác động nên hạn chế được việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu do đó sản phẩm có chất lượng tốt dẫn tới giá bán và doanh thu trên một đơn vị diện tích cao hơn.

Về hiệu quả xã hội: khác với trồng lúa hay một số cây trồng khác, mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia trồng rau nói chung hay rau an toàn nói riêng. Tạo điều kiện cho các em hướng tiếp cận với sản xuất và có điều kiện thực hành hướng đến khởi nghiệp cho các em.

Về môi trƣờng: bằng việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo cho cây rau hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư trong sản phẩm, sản xuất rau an toàn đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thực sự trở nên thân thiện với môi trường góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Bài học kinh nghiệm thành công và hạn chế:

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm, có thể đánh giá sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được mục đích nghiên cứu đề ra. Các giải pháp được thực hiện đã có hiệu quả rõ rệt. Vậy nguyên nhân để đạt được kết quả trên là:

Trang 44  Về lí luận: Các phương pháp trên được xây dựng trên nền tảng khoa học. Căn cứ vào cơ sở lí luận vững chắc. Vận dụng tốt các văn bản hướng dẫn của ngành, các văn bản pháp luật hiện hành.

Về thực tiễn: các giải pháp đề ra là sự chắt lọc kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lí. Sự học hỏi từ các đơn vị bạn, sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo cấp trên.

Tuy nhiên, phƣơng pháp trên cũng có những tồn tại nhất định

 Chương trình hoạt động cần đi vào chiều sâu, phát triển bền vững, hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên liên tục. Hun đúc tinh thần giáo viên trong đơn vị và sự yêu thích từ phía học sinh.

 Thường xuyên nghiên cứu các mô hình trồng các loại cây nông nghiệp khác để hoạt động giáo dục được phong phú.

 Đối với các đơn vị có nguồn kinh phí, có đủ nguồn nhân lực có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào giảng dạy.

VI- Kết luận:

 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, giáo dục không ngừng tự đổi mới mình, làm sao để đào tạo được những con người đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước. Hơn bao giờ hết, giáo dục cần đổi mới từ quản lí giáo dục. Người lãnh đạo, không còn thụ động ngồi chờ , mà bản thân phải năng động, xây dựng và phát triển các chương trình hoạt động của nhà trường dựa vào những điều kiện sẵn có và qui định của nhà nước.

 Qua nghiên cứu đề tài tôi đã xây dụng được quy trình huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển trường phổ thông nói chung và xây dựng chương trình trải nghiệm sáng tạo nói riêng. Hiệu trưởng đóng các “vai” trong quá trình huy động nguồn lực . Nguồn lực là hạn chế nhưng tiềm năng nguồn lực của nhà trường là vô hạn, việc đánh thức tiềm năng, biến tiềm năng thành nguồn lực cho nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào người Hiệu trưởng

Trang 45  Đồng thời, qua việc thực hiện đề tài, tôi nhận thấy với những giải pháp đã nêu ra ở

trên đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục của nhà trường.

 Giải pháp đã đề ra hoàn toàn có thể áp dụng cho các trường THPT khác trên toàn tỉnh. Các đơn vị bạn có thể vận dụng linh hoạt mô hình và giải pháp huy động này vào hoạt động của đơn vị mình. Thậm chí những trường có điều kiện vật chất, kinh phí có thể tự mình xây dựng chương trình trải nghiệm sáng tạo này bằng chính nguồn lực của mình.  Có thể thấy được rằng, bằng tình yêu thương học sinh, bằng sự nhiệt huyết phát triển

nhà trường, người hiệu trưởng sẽ có những giải pháp đưa nhà trường vượt qua thử thách, khó khăn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho học sinh.

Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Ngƣời viết sáng kiến

Trang 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Dũng, (2003), Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực con người Việt Nam 2. Phạm Minh Hạc, (2001), Giáo dục và nguồn nhân lực, tạp chí hoạt động khoa học

3. Học viện hành chính quốc gia, (2003), Quản lí nguồn nhân lực, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

4. Vũ Đình Chuẩn, (2013), tài liệu tập huấn đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông.

5. Ngoài ra tham khảo một số trang web:

http://www.khuyennongtphcm.com https://hethongtuoinhogiot.vn

https://www.huongnghiepviet.com/v3

Một phần của tài liệu Công tác huy động các nguồn lực để xây dựng chƣơng trình trải nghiệm sáng tạo - Ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà màng để hướng nghiệp cho học sinh THPT tại Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)