TƢƠNG ỨNG
1. BÁO CHÍ
1.1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo đại học ngành Báo chí là đào tạo cử nhân Báo chí có phẩm chất chính trị và đạo đức; có kiến thức cơ bản về triết học, luật pháp, xã hội, văn hoá; có trình độ lý thuyết và kỹ năng tác nghiệp báo chí để làm phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, chuyên viên cho các cơ quan báo chí, truyền thông và các công ty, tổ chức thuộc những lĩnh vực khác trong xã hội; có tác phong làm việc kỷ luật, khoa học; có tinh thần trách nhiệm trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò và tác động xã hội của truyền thông đại chúng.
Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí được cập nhật theo hướng ứng dụng, nhằm đào tạo nhà báo đa năng (multimedia journalist), có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản, có hiểu biết về pháp lý và đạo đức để có thể nhanh chóng thích nghi, làm việc ở mọi loại hình báo chí. Nhà báo đa năng có khả năng làm sản phẩm báo chí với nhiều thể loại, nhiều cách thể hiện cho các phương tiện truyền thông khác nhau, cũng như có khả năng sử dụng kết hợp nhiều phương tiện truyền thông để sản xuất một sản phẩm đa dạng, giàu thông tin, đáp ứng xu thế hội tụ tác nghiệp của các cơ quan báo chí, xu thế hội tụ đa phương tiện của nghề báo và nhu cầu ngày càng cao của công chúng.
1.2. Chuẩn đầu ra 1.2.1. Về kiến thức 1.2.1. Về kiến thức
Nắm vững và có khả năng giải thích các lý thuyết chính về truyền thông, lịch sử truyền thông, lý luận về loại hình và thể loại báo chí, các phương pháp nghiên cứu truyền thông và nghiên cứu xã hội học truyền thông.
Nắm vững và có khả năng giải thích các hướng dẫn nghiệp vụ về báo in, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến.
Đạt trình độ tiếng Anh tương đương 5.5 TOEFL/IELS
1.2.2. Về kỹ năng
- Có khả năng thực hành các nghiệp vụ cơ bản của phóng viên như: săn tin, làm việc với nguồn tin, phỏng vấn, viết tin bài, theo dõi tường thuật chuyên ngành.
- Các khả năng thực hành các kỹ thuật đa phương tiện trong báo chí như ghi âm, chụp ảnh, quay phim, xử lý ảnh, xử lý âm thanh, dựng phim.
- Có khả năng thực hành một số nghiệp vụ của biên tập viên như: biên tập nội dung, biên tập logic, biên tập bản thảo, biên tập trình bày.
- Có khả năng tổ chức sản xuất hoặc tham gia vào các khâu sản xuất các sản phẩm nhật báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến, website thông tin.
- Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm để cùng tạo ra sản phẩm báo chí tích hợp (sản phẩm báo chí đa phương tiện) theo yêu cầu.
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 37 Biết tôn trọng và thực hành nghiêm túc quy định phát luật nghề báo, đạo đức nghề báo và trách nhiệm xã hội nghề báo; biết tôn trọng sự thật.
Biết tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của đất nước, của dân tộc.
Biết tôn trọng kỷ luật làm việc của nghề báo và có khả năng chịu áp lực làm việc theo đúng thời hạn, chấp nhận và thích nghi với lối sống thường xuyên di chuyển.
1.3. Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân Báo chí có cơ hội làm việc ở nhiều cơ quan báo chí như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các công ty truyền thông như xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng…, và các đơn vị, tổ chức thuộc những lĩnh vực khác trong xã hội; trên nền tảng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy được có thể thích nghi với nhiều công việc, nhiều vị trí làm việc khác nhau:
Các cơ quan báo chí-truyền thông: phóng viên, biên tập viên (sau một thời gian làm phóng viên và tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm báo), phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên quảng cáo, cộng tác viên…
Các công ty, tổ chức: phát ngôn viên, chuyên viên đối ngoại, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên truyền thông…
Các trường đại học và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu.
2. QUAN HỆ QUỐC TẾ 2.1. Mục tiêu chung 2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC) về cơ bản dựa theo chương trình đào tạo chuẩn hiện hành của ngành Quan hệ Quốc tế (QHQT), nhưng được cải tiến, nâng cao để áp dụng các phương pháp dạy và học tiên tiến nhằm đạt được hiệu quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng cao hơn. Chương trình này dành cho những sinh viên khá giỏi hệ chính quy, tự nguyện tham gia để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chương trình này đặt mục tiêu đạt chất lượng cao với chuẩn mực khu vực, không có khoảng cách lớn với chương trình đào tạo cùng ngành ở các nước tiên tiến trên thế giới. Chương trình sẽ được tiếp tục hoàn thiện để mở rộng áp dụng chung cho hệ đào tạo chính quy thông thường, tiến tới đạt mục tiêu chất lượng cao đối với tất cả các sinh viên ngành QHQT.
Chương trình đảm bảo cho sinh viên khi tốt nghiệ ếp và làm việc trong môi trường quốc tế.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay ở lĩnh vực đối ngoại tại các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp; hoặc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo.
2.2.
Chƣơng trình đào tạo: Theo chương trình đào tạo hệ Chính quy cùng chuyên ngành trên cơ sở tích hợp chương trình đào tạo của các trường tiên tiến trên thế giới.
2.2.1 Về kiến thức
Chương trình được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và hệ thống về quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, kinh tế quốc tế và luật quốc tế. Đồng thời trang bị một lượng kiến thức chuyên ngành cần thiết theo hướng chuyên sâu, tiếp cận với tri thức hiện đại của khu vực và thế giới, bảo đảm hình thành phương pháp luận khoa học để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường toàn cầu. Sinh viên tốt nghiệp đạt được kiến thức chuyên môn giỏi và có năng lực sáng tạo cao.
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 38
2.2.2 Về kỹ năng
Trang bị cho sinh viên khả năng nhận thức thế giới quan, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, tư duy lôgic, khả năng phản biện, khả năng dự báo tình huống đối với các vấn đề quốc tế, kỹ năng xử lý các vấn đề thực tiễn của quan hệ quốc tế cũng như các kỹ năng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp. Sinh viên được trang bị các kỹ năng thực hành hiệu quả như thu thập, xử lý thông tin, phân tích tình huống trong đánh giá các vấn đề quốc tế, các kỹ năng cơ bản của nghiệp vụ đối ngoại như lễ tân, đàm phán. Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc ở môi trường làm việc quốc tế, có khả năng sử dụng thành thạo công cụ tin học phục vụ công tác chuyên môn.
2.2.3. Về thái độ
Sinh viên khi tốt nghiệp CTĐTCLC là những người có ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức chia sẻ, ý thức phục vụ cộng đồng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.
2.2.4. Về năng lực
Cử nhân chương trình chất lượng cao được đào tạo để trở thành những người bản lĩnh, tự tin, độc lập, có khả năng hội nhập, có ý thức tiên phong. Đó là những người có khả năng làm việc độc lập (lập kế hoạch phát triển bản thân, lập kế hoạch làm việc, độc lập giải quyết vấn đề, biết thiết lập nhóm), có khả năng làm việc nhóm tốt (liên kết nhóm, nhận biết giá trị bản thân, chia sẻ lợi ích, phân công công việc), có khả năng hùng biện (khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đàm phán) và khả năng ứng biến thích hợp với mọi tình huống.
2.2.5. Về cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay ở công việc đối ngoại của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có điều kiện, sinh viên cũng có khả năng lập nghiệp được ngay.
Cử nhân Quan hệ Quốc tế chất lượng cao có khả năng học tiếp tục ngay lên bậc sau Đại học (bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Quốc tế học, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Chính trị quốc tế, Châu Á học, Châu Âu học, Hoa Kỳ học, Lịch sử thế giới, Báo chí truyền thông, Quản trị cộng đồng, Hòa bình học, Xung đột học… tại các trường trong khu vực và trên thế giới.
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 39
ĐIỂM CHUẨN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CÁC NĂM THEO NGÀNH VÀ KHỐI THI THEO NGÀNH VÀ KHỐI THI
Tên ngành Mã ngành Khối thi Điểm chuẩn
2010 2011 2012 2013 2014
Văn học, Ngôn ngữ học D220330 C 14 15.5 20* 23.5* 24* D1 14 15.5 20* 23.5* Báo chí - Truyền thông D320101 C 20 19.5 21.5 22 22
D1 20 19.5 21.5 21.5 Lịch sử D220310 C 14 14.5 19* 19* 22* Lịch sử D220310 C 14 14.5 19* 19* 22* D1 14 14.5 14.5 14.5 16 Nhân học D310302 C 14 14.5 15 15 17.5 D1 14 14.5 14.5 14.5 17 Triết học D220301 A 14.5 14.5 14.5 14.5 17 A1 14.5 14.5 18 C 14 15 15 15.5 17.5 D1 16.5 15 15 14.5 18 Địa lý học D310501 A 14 14.5 14.5 15.5 16 A1 14.5 16 B 14 14.5 14.5 15.5 C 14.5 15 20* 24* 23* D1 14 15 15 15 16.5 Xã hội học D310301 A 14 14.5 14.5 17 18.5 A1 14.5 17.5 C 15 15 15 19 17 D1 14 15 14.5 18 17.5 Thông tin học D320201 A 14.5 14.5 14.5 14.5 16.5 A1 14.5 14.5 17 C 14 14.5 15 15 16.5 D1 14 14.5 14.5 14.5 Giáo dục D140101 C 14 14.5 15 15 16 D1 14.5 14.5 14.5 14.5 Lưu trữ và Quản trị văn phòng D320303 C 14 14.5 15 15 16
D1 14 14.5 14.5 14.5 Văn hóa học D220340 C 14 15 15 15.5 17 Văn hóa học D220340 C 14 15 15 15.5 17 D1 14 15 14.5 15.5 Công tác xã hội D760101 C 14 14.5 16.5 16 18 D1 14 14.5 15.5 16 17.5 Tâm lý học D310401 B 17.5 18.5 19 21.5 20 C 19 18 19 21 D1 17.5 18.5 19 21
Quản trị vùng và đô thị (Đô thị học) D580105
A 14.5 14.5 14.5 18 17
A1 14.5 18 17.5
D1 14 14.5 16 19 16.5
Đông phương học D220213 D1 16 16 16.5 19 18.5
Ngôn ngữ Anh (Ngữ văn Anh) D220201 D1 18 17 28* 28* 29.5* Ngôn ngữ Nga (Song ngữ Nga – Anh) D220202 D1 14 15 19* 22.5* 23.5* D2 14.5 15 23* 23* 25*
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 40 Ngôn ngữ Pháp (Ngữ văn Pháp) D220203 D1 14 15 19* 23.5* 25*
D3 14 15 19* 23* 24* Ngôn ngữ Trung Quốc (Ngữ văn Trung Quốc) D220204 D1 14 15 19* 23.5* 24* Ngôn ngữ Trung Quốc (Ngữ văn Trung Quốc) D220204 D1 14 15 19* 23.5* 24* D4 14 15 19* 24.5* 23.5* Ngôn ngữ Đức (Ngữ văn Đức) D220205 D1 14 15 19* 24.5* 25* D5 14.5 15.5 19* 23* 25.5* Quan hệ quốc tế D310206 D1 19 19 21 21.5 21 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Du lịch) D340103 C 19 16.5 20 19 21 D1 18.5 16.5 20 19 21 Nhật Bản học D220216 D1 16.5 18 18.5 21 21 D6 17 15 18 20 19 Hàn Quốc học D220217 D1 16 17 18.5 19.5 20
Ngôn ngữ Tây Ban Nha (Ngữ văn Tây Ban Nha) D220206
D1 14.5 15 19 23* 25.5*
D3 19 23* 25*
D5
Ngôn ngữ Italia (Ngữ văn Ý) D220208
D1 19* 20* 22*
D3 19* 20*
D5
Ghi chú: Điểm chuẩn có dấu (*) là điểm đã nhân hệ số 2 (môn Ngoại ngữ vào các ngành:
Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Italia; môn Ngữ văn vào ngành Văn học và Ngôn ngữ học; môn Lịch sử vào ngành Lịch sử; môn Địa lý vào ngành Địa lý).