Các quy định về kiến trúc nhà ở: Loại hình nhà ở chung cư:
Tầng cao: từ 7 đến 11, MĐXD: tối đa 35% .
Khoảng lùi: tối thiểu 10m so với chỉ giới đường đỏ.
Yêu cầu tổ chức công trình dịch vụ công cộng, thương mại ở tầng trệt.
Công viên nhóm nhà tổ chức ở trung tâm của các block chung chư, đàm bảo tiếp cận quanh chỉ là đường đi bộ. (hình 5.1)
Đường nội bộ dành cho xe lưu thông trong khu vực chung cư không được nhỏ hơn 4m, đảm bảo cho xe cứu hoả lưu thông.
Hình 5.1. Mô hình quản lý chung cư
Nguồn: Eco Green city, 2017
Loại hình nhà ở liên kế: Tầng cao: 3 tầng
Khoảng lùi: 3m so với chỉ giới đường đỏ, khoảng lùi phía sau nhà: 2m, khoảng lùi bên: 1m
Mật độ xây dựng: 70%
Bố trí cây xanh trong sân: diện tích trồng cây xanh trong các lô đất tối thiểu 20% diện tích không gian mở trên mặt bằng của mỗi lô đất. (hình 5.2)
Hình 5.2. Mô hình quản lý nhà liên kế
Loại hình nhà ở biệt thự: Tầng cao: 2-3 tầng
Khoảng lùi: 3m so với chỉ giới đường đỏ và chừ sân sau tối thiểu 2m. Mật độ xây dựng: 50%
Tường rào hở, xây trùng với chỉ giới đường đỏ, quy định mẫu tường rào cho từng nhóm nhà ở.
Biệt thự được xây dựng dựa vào các mẫu biệt thự được thiết kế sẵn, mọi thay đổi cấu trúc, hình dáng, màu sắc bên ngoài đều phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. (hình 5.3)
Hình 5.3. Mô hình quản lý biệt thự
Nguồn: Xuân Phương Tasco, 2016
Các quy định về kiến trúc công trình giáo dục (hình 5.4): Đối với trường mẫu giáo:
Diện tích phải đám ứng chỉ tiêu 15 m2/học sinh với cơ cấu 50 học sinh/ 1000 dân. Giao thông tiếp cận thuộc giao chủ yếu là giao thông bộ. Sân chơi có nhiều cây xanh tập trung, nhiều bóng mát.
Mật độ xây dựng: 40%, tầng cao: 2 tầng. Khoảng lùi: 6m so với chỉ giới đường đỏ.
Hình 5.4. Mô hình quản lý mẫu giáo
Nguồn: KTS. Cường, 2017
Đối với trường tiểu học (hình 5.5):
Diện tích phải đáp ứng chỉ tiêu 15 m2/học sinh với cơ cấu 65 học sinh/ 1000 dân. Mật độ xây dựng: 40%, tầng cao: 3 tầng.
Khoảng lùi: 6m so với chỉ giới đường đỏ.
Cổng trường được mở đảm bảo không gây ảnh hưởng đến giao thông của khu vực và được phép xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ.
Đối với trường trung học cơ sở (THCS):
Diện tích phải đáp ứng chỉ tiêu 15 m2/học sinh với cơ cấu 55 học sinh/ 1000 dân. Mật độ xây dựng: 40%.
Tầng cao: 3 tầng.
Khoảng lùi tối thiểu 6m so với chỉ giới đường đỏ.
Hình 5.5. Mô hình quản lý trường tiểu học
Đối với trường đại học (ĐH): theo quản lý cấp đô thị (hình 5.6) Mật độ xây dựng: 40%.
Tầng cao: 6 tầng.
Khoảng lùi tối thiểu 15m so với chỉ giới đường đỏ.
Hình 5.6. Mô hình quản lý trường đại học
Nguồn: Quang Cường, 2009
Các quy định về kiến trúc công trình công cộng: Công trình trạm y tế:
Tầng cao:1-2 tầng, mật độ xây dựng: 40% Khoảng lùi: tối thiểu 6m.
Không gian thích ứng và linh hoạt cao về mặt sử dụng, hình thức kiến trúc công trình phải đẹp, hài hoà với các công trình lân cận, đóng góp bộ mặt kiến trúc cho khu vực.
Hình 5.7. Mô hình quản lý trạm y tế
Công trình thư viện (hình 5.8):
Tầng cao: 6 tầng, mật độ xây dựng: 40% Khoảng lùi: tối thiểu 10m.
Hình 5.8. Mô hình quản lý thư viện
Nguồn: Anh Cương, 2008
Công trình siêu thị mini (hình 5.9): Tầng cao: 2 tầng, mật độ xây dựng: 40%
Khoảng lùi: mặt trước: 6m; mặt sau: 4m; mặt bên: 4m.
Hình 5.9. Mô hình quản lý siêu thị mini
Công trình Khách sạn (hình 5.10): Tầng cao: 6 tầng, mật độ xây dựng: 40%
Khoảng lùi: mặt trước: 15m; mặt sau: 10m; mặt bên: 10m.
Hình 5.10. Mô hình quản lý khách sạn
Nguồn: Văn Bình, 2016
Công trình trung tâm thương mại (hình 5.11): Tầng cao: 6 tầng, mật độ xây dựng: 40%
Khoảng lùi: mặt trước: 15m; mặt sau: 10m; mặt bên: 10m.
Hình 5.11. Mô hình quản lý trung tâm thương mại
Chương 6. Kết luận và kiến nghị 6.1. Các giải pháp
Xây dựng theo dạng mô hình biểu mẫu cụ thể để khuyến khích người dân sinh sống. Nên nêu ra các mặt tích cực của các mô hình biểu mẫu mang lại cho cuộc sống cũng như mỹ quan cho đô thị.
Đảm bảo mật độ cây xanh trong khu vực, tạo sự khác biệt giữa khu dân cư được quy hoạch so với các khu dân cư khác về môi trường không khí xanh, sạch, đẹp.
Khi tiến hành xây dựng nên có sự thống nhất của tất cả các ban ngành trong từng lĩnh vực, tạo sự đồng bộ về mặt kiến trúc, kỹ thuật, xây dựng, quản lý, vận hành, sữa chữa.
6.2. Kết luận
Đồ án này đã góp phần cụ thể hoá một phần của quy hoạch chung đối với khu vực được lựa chọn lập quy hoạch. Đưa ra những nghiên cứu, ý tưởng thiết kế, quản lý giúp hình thành nên một hướng đi vững chắc cho quá trình hình thành phát triển đô thị.
Việc đầu tư xây dựng khu dân cư số 5 khu vực bến phà cũ, phường 6, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp sẽ mang lại hiệu quả tốt cho xã hội, đồng thời giải quyết vấn đề chổ ở trong tương lai.
Khu dân cư số 5 khu vực bến phà cũ, phường 6, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp là một khu đô thị mới, với tiêu chí đặt ra là xây dựng khu đô thị hiện đại và xen lẫn truyền thống, đồng bộ và phù hợp với định hướng quy hoạch chung.
Có vị trí thuận lợi, khu dân cư số 5 khu vực bến phà cũ, phường 6, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp là một khu ở có môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên, xây dựng theo kiến trúc hiện đại, phù hợp với thị hiếu xã hội, các nhóm ở được bố trí ven các con rạch cùng với các cây xanh nhóm ở, tạo môi trường cảnh quan, cảnh quan đẹp, các tuyến cây xanh được kết nối liên hoàn. Từ đó, tạo tính kết nối sinh hoạt cộng đồng trong khu dân cư.
Thông qua các quy định cụ thể về quy hoạch xây dựng đặt ra cho khu dân cư thuộc khu 5, vẻ đẹp của KDC vừa hiện đại vừa thân thiện hiện lên qua các lớp không gian xanh, qua những hoạt động sinh hoạt cộng đồng của cư dân sống trong khu vực.
6.3. Kiến nghị
Lập kế hoạch đầu tư phát triển cho khu vực lập quy hoạch cụ thể, các công ty của nhà nước sẽ làm các dự án bồi để thu hút và kêu gọi đầu tư từ bên ngoài vào đầu tư xây dựng phát triển, làm tiền đề căn bản cho đô thị.
Tổ chức các hoạt động xanh – sạch – đẹp, áp dụng các hình thức vận động tuyên truyền nâng cao ý thức môi trường cho dân cư trong khu vực.
Cần có sự phối hợp quản lý, xây dựng giữa chủ đầu tư xây dựng Khu dân cư với chính quyền địa phương, đảm bảo sự xây dựng đồng bộ cho toàn khu và cho các khu vực trong tổng thể. Việc đầu tư xây dựng khu đất này sẽ thay đổi hiện trạng khu vực từ một khu vực đất nông nghiệp với năng suất thấp, thiếu các tiện nghi phục vụ sinh hoạt đô thị thành một khu dân cư mới khang trang hiện đại, góp phần vào công cuộc đô thị hóa của thành phố. Dự án góp phần giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho người dân làm việc trong và ngoài quận.
Tài liệu tham khảo
Ngô Vũ Quỳnh Như.(2015). Đơn vị ở láng giềng. Prezi. Truy xuất từ: https://prezi.com/2jpgfppjfwle/on-vi-o-lang-gieng/
Nguyễn Đỗ Dũng.(2010). Các mô hình quy hoạch đô thị: “Đơn vị ở” và phiên bản
Redburn. Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Ashui. Truy xuất từ:
http://www.ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/2408-cac-mo-hinh-quy- hoach-do-thi-don-vi-o-va-phien-ban-redburn.html
Nguyễn Đỗ Dũng. (2010) . Các mô hình quy hoạch đô thị: “Đơn vị ở”. Hội quy hoạch
phát triển đô thị Việt Nam Ashui. Truy xuất từ:
http://www.ashui.com/mag/index.php/chuyenmuc/quyhoachxaydung/68- quyhoachxaydung/2398-cac-mo-hinh-quy-hoach-do-thi-don-vi-o.html
Trường đại học Tôn Đức Thắng.(2018). Tài liệu hướng dẫn viết thuyết minh & khung
tên đồ án quy hoạch. TPHCM: Trường đại học Tôn Đức Thắng.
Viện quy hoạch nông thôn. (2008) .QCXDVN 01:2008/BXD. Nơi xuất bản: Hà Nội. Ben Welle. (2015). 7 Proven Principles for Designing a Safer City. WRI Brasil. Truy xuất từ: https://wribrasil.org.br/en/blog/2015/09/7-proven-principles-designing-safer NACTO. (2013). Urban Street Design Guide. Hoa Kỳ: Washington D.C.