Qua nghiên cứu cho thấy, người dân nơi đây thực hành khá tốt về VSATTP: Đạt yêu cầu tới 88,9%.
Thực hành chọn nơi mua thực phẩm: có tới 54,4% người dân chọn tiện đâu
mua đấy, có thể lý giải vì ấp khảo sát nằm gần chợ, nên đa số người dân sẽ mua ở chợ cho gần, cho tiện.
Nguồn nước sử dụng để ăn: đa số các hộ sử dụng nước máy, riêng một số hộ
sử dụng nước sông, nước mưa. Nguyên nhân có thể do gia đình không đủ khả năng kinh tế hoặc do nhà ven sông, do nguồn nước nhà nước cung cấp không đủ,…
Thói quen rửa tay bằng xà phòng, rửa rau và dùng thớt trong chế biến: tỉ
lệ người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn đều chiếm hơn 80%. Qua đó ta thấy người dân có nhận thức rất tốt trong vấn đề vệ sinh cá nhân – VSATTP. Khảo sát của chúng tôi thấy rằng có 83% người dân lựa chọn rửa rau trong xô/chậu với hình thức ngâm nước và thường có bổ sung thêm muối, 79% hộ có sử dụng 2 thớt riêng cho thực phẩm sống-chín.
Cách người dân sử dụng, bảo quản thức ăn thừa: đa phần người dân (72,2%) không đun lại thức ăn thừa do họ chỉ nấu đủ ăn trong bữa hoặc thức ăn thừa họ dành nuôi chó, gà, vịt. 87,8% người dân hâm nóng thức ăn trước khi
36
ăn để chúng được ngon và an toàn hơn. Điều đó thể hiện sự hiểu biết và quan tâm đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình đối với việc sử dụng thức ăn thừa. Phần lớn người dân đã nhận thức được lợi ích của lồng bàn và sử dụng lồng bàn để đậy thực phẩm (81,1%). Một số hộ không sử dụng do bảo quản thực phẩm trong tủ kính, tủ lạnh hoặc do gia đình họ thường không có thức ăn thừa nên không cần sử dụng lồng bàn.
Dùng tủ lạnh bảo quản thức ăn: trong kết quả nghiên cứu của nhóm 22 lớp
YCK40 (tại phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) có 84,1% trong 88 hộ gia đình được khảo sát có tủ lạnh và có trên 74% sử dụng tủ lạnh thường xuyên để bảo quản thực phẩm. Tỷ lệ bảo quản cả 2 loại thức ăn sống và chín trong tủ lạnh chiếm đa số, phù hợp với khảo sát của chúng tôi. Nhưng lại bên cạnh đó lại có sự khác biệt lớn, trong khi đa số người dân được khảo sát tại xã Mỹ Hòa bọc kín thực phẩm khi cho vào tủ lạnh (72,2%), thì tại phường Thới An Đông chỉ có 24,3% người dân được khảo sát thực hiện. Có sự khác biệt này có thể do thời gian 2 nghiên cứu cách xa nhau, ý thức người dân đã được nâng cao.
Ăn đồ tái, tiết canh, ôi thiu: tỷ lệ người dân ăn các món ăn tái và tiết canh
chỉ còn 8,9%. 100% người được khảo sát đã lựa chọn không sử dụng thức ăn bị ôi thiu. tỉ lệ này rất tốt, có thể do người dân đã nhận thức được tác hại của việc dùng các thực phẩm như vậy qua công tác truyền thông, tivi, báo đài.
Điều kiện vệ sinh khu bếp và các dụng cụ dùng để chế biến, bảo quản thực phẩm: về điều kiện vệ sinh khu bếp: So sánh với kết quả điều tra của nhóm 22 lớp
YC khóa 40 tại phường Thới An đông, huyện Bình Thủy, thành phố Cần Thơ năm 2016, tỷ lệ người dân có khu bếp riêng chiếm 97%. Hơn 90% hộ gia đình có khu bếp sạch và hệ thống thoát nước tốt. Điều này phù hợp với khảo sát của chúng tôi. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý là tỷ lệ người dân dùng thùng rác có nắp còn khá ít (chỉ chiếm 35,6%). Về chế biến: đa số các hộ dân đều có đảm bảo nhiều hơn 2 thớt để phân chia ra thớt dùng riêng cho thực phẩm sống-chín, 87,8% người dân có xà phòng rửa tay và 90% người dân đều trang bị khăn lau tay trước và sau chế biến. Về bảo quản thực phẩm: 76,7% các hộ dân đều có trang bị tủ lạnh, 80% trang bị đủ lồng bàn.
Qua đó phản ánh các hộ gia đình đã thực hành khá tốt về VSATTP. Tuy một số hộ rất nghèo không có tủ lạnh nhưng họ vẫn đảm bảo bảo quản thực phẩm bằng lồng bàn và chọn cách mua và chế biến đủ ăn.
4.6 Mối liên hệ giữa các yếu tố
Mối liên hệ giữa kiến thức dinh dưỡng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí với trình độ học vấn, giới: qua nghiên cứu của chúng tôi thì kiến thức bữa ăn dinh dưỡng
hợp lý không phụ thuộc vào trình độ học vấn (p=0,137>0,05), cũng không phụ thuộc vào giới (p=0,06>0,05).
Cho thầy dù trình độ học vấn ở mức nào, giới tính nam hay nữ, người dân đều có kiến thức về bữa ăn dinh dưỡng hợp lí tương tự nhau.
37
Mối liên hệ giữa kiến thức VSATTP với trình độ học vấn, giới: qua nghiên
cứu của chúng tối thì kiến thức về VSATTP độc lập với trình độ học vấn (p=0,499>0,05) và giới (p=0,808>0,05).
Như vậy cũng tương tự như kiến thức bữa ăn dinh dưỡng hợp lí thì dù trình độ học vấn ở mức nào, giới tính nam hay nữ, người dân đều có kiến thức về VSATTP tương tự nhau.
Mối liên hệ giữa thái độ về VSATTP với trình độ học vấn, giới: qua nghiên
cứu của chúng tôi thì thái độ về VSATTP không có mối liên hệ với giới (p=0,475>0,05), nhưng có liên quan với trình độ học vấn (p=0,016<0,05).
Trình độ học vấn càng cao thì thái độ đối với VSATTP càng tốt (tuy nhiên kết quả chưa phù hợp với nhóm sau đại học do mẫu nhóm sau đại học quá ít chỉ chiếm 3/90 người).
Mối liên hệ giữa thực hành về VSATTP với trình độ học vấn, giới: qua nghiên cứu của chúng tôi thì thực hành về VSATTP không có mối liên hệ với trình độ học vấn (p=0,394>0,05), giới (p=0,441>0,05).
Điều này cũng chứng tỏ ở giới nam hay nữ, trình độ học vấn khác nhau thì thực hành về VSATTP như nhau, nguyên nhân có thể do thói quen, ý thức sạch sẽ, công tác truyền thông có hiệu quả, nên mọi người bất kể trình độ học vấn, giới tính đều thực hành tương đối tốt về VSATTP (cụ thể chiếm 88,9%).
Mối liên hệ giữa kiến thức và thực hành về VSATTP: qua nghiên cứu của
chúng tôi thì sự khác biệt giữa thực hành đúng của những người dân có kiến thức chung đúng và không đúng không có ý nghĩa thống kê (p=1>0,05). Kết quả này có khác so với nghiên cứu của tác giả Trần Khanh trên phường Cái Vồn (Thị xã Bình Minh).
Như vậy có thể thực hành VSATTP ở đây hình thành do thói quen, ý thức sạch sẽ hoặc mẫu còn nhỏ chỉ 90 dân nên chưa phản ánh đúng quần thể.
Mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ về VSATTP: theo nghiên cứu của
chung tôi thì sự khác biệt giữa thái độ đúng của những người dân có kiến thức đúng và không đúng có ý nghĩa thống kê (p=0,012<0,05).
Như vậy kiến thức và thái độ về VSATTP có liên quan với nhau. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Khanh trên phường Cái Vồn (Thị xã Bình Minh). Vì kiến thức chưa đúng sẽ dễ dẫn đến suy nghĩ, nhận xét không đúng. Đây là điều thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy cần phải nâng cao hiểu biết của người dân để họ có suy nghĩ, nhận xét đúng đắn.
Mối liên hệ giữa thái độ và thực hành về VSATTP: theo nghiên cứu của
chung tôi thì sự khác biệt giữa thực hành đúng của những người dân có thái độ đúng và không đúng có ý nghĩa thống kê (p=0,044<0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Khanh trên phường Cái Vồn (Thị xã Bình Minh). Vì nếu thái độ không đúng đắn, dễ dẫn đến những hành vi sai về VSATTP.
38
Mối liên hệ giữa lượng thông tin người dân nhận được và tính thiết thực của nó: theo nghiên cứu của chung tôi thì lượng thông tin người dân nhận được
và tính thiết thực của nó có liên quan với nhau (p=0,001<0,05).
Như vậy có thể lượng thông tin người dân nhận được càng nhiều, thì họ sẽ áp dụng được nhiều hơn trong đời sống hằng ngày, do đó họ cho là thiết thực.
39
KẾT LUẬN
Nghiên cứu kiến thức và thực hành của người dân về VSATTP tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
Kiến thức về bữa ăn dinh dưỡng hợp lí: 82,2% người dân đạt yêu cầu về
kiến thức bữa ăn dinh dưỡng hợp lí. 50% người dân biết thực phẩm cần cho bữa ăn hằng ngày có đủ 4 nhóm. Nhóm thực phẩm biết đến nhiều là nhóm bột đường (96,7%) và đạm (92,2%). 53,3% người dân có hiểu biết về bữa ăn đa dạng. 77,8% người ăn ≥2 bữa cá trong tuần; 67,8% người ăn ≥300 gram rau/người/ngày; 57,8% người sử dụng ≥5 gram muối hoặc không biết; 66,7% người dân biết ăn mặn là nguy cơ gây tăng huyết áp; 90% người dân biết rằng mập không tốt cho sức khỏe; 65,6% người dân biết mập gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch và/ hoặc đái tháo đường.
Kiến thức về VSATTP:
- Về lựa chọn và chế biến thực phẩm: Có 46,7% người dân đạt yêu
cầu về kiến thức về VSATTP. Người dân thường lựa chọn thịt có màu đỏ hồng(63,3%), thường chọn mua những con cá còn sống nhất (71,1%), thường lựa chọn rau non (86,7%). Người dân thường quan tâm thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng (64,4%). 54,4% người dân cho rằng thực phẩm có thể nhiễm bẩn trong quá trình chế biến, bảo quản. Nguyên nhân thực phẩm rửa không sạch chiếm tỷ lệ cao nhất 32,2%.
- Về truyền thông: Người dân thường nhận thông tin VSATTP từ tivi
(70%). Hầu hết người dân thích nhận thông tin từ truyền hình (76,7%). Yêu cầu người dân về “cung cấp kiến thức cách chọn mua thực phẩm hợp vệ sinh”, “kiến thức chế biến bảo quản thực phẩm”, “kiến thức VSATTP” lần lượt chiếm tỷ lệ 24,4%, 16,7%, 13,3%. Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng: tính thiết thực có liên quan với lượng thông tin cung cấp.
Thái độ về VSATTP: Tỷ lẽ người dân đạt yêu cầu về thái độ về VSATTP
chiếm 52,2%. 57,8% lo lắng thực phẩm tươi sống họ mua về chứa nhiều chất bảo quản, thuốc trừ sâu, tăng trọng, tăng trưởng. Trong 27% người sử dụng thực phẩm chín ăn ngay: nỗi lo về thực phẩm không đảm bảo do để lâu chiếm 50%.Có 41% hộ dân cho rằng có thể tránh được thực phẩm bẩn khi lựa chọn theo cảm quan, tránh được ít là 26%, chỉ có 16% cho là không tránh được, chỉ 2% là tránh được hoàn toàn. Trước thực phẩm nghi ngờ thực phẩm không an toàn: đa số người dân chọn “Không mua” tương ứng 91,1%.
Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Về lựa chọn thực phẩm: Tỷ lệ người dân đạt yêu cầu về kiến thức
về VSATTP rất cao chiếm 82,2%. Người dân thường mua lực chọn địa điểm mua thực phẩm theo tiện đâu mua đó (54,4%). 73% người dân không mua thực
40
phẩm chín ăn ngay, 72% không thường sử dụng thực phẩm là đồ hộp hoặc đóng gói. Số người xem nhãn mác khi mua thực phẩm đồ hộp/ đóng gói chiếm 80%.
- Về chế biến thực phẩm: Đa số người dân sử dụng nguồn nước máy
để nấu ăn (88,9%); Nguồn nước đủ cho sử dụng cho các hộ là 95,6%; Trên 80% người dân có rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, 83,3% có rửa tay sau khi đi vệ sinh, 84,4% rửa tay trước khi ăn. 83% hộ rửa rau quả trong xô/chậu. 79% người dân sử dụng hai thớt riêng cho thực phẩm chín-sống.
- Về bảo quản thực phẩm: 72,2% người dân không đun lại thức ăn
thừa ngay sau bữa ăn. Đa số người dân có hâm nóng lại thức ăn thừa trước khi ăn (87,8%). 80% hộ dùng lồng bàn đậy thức ăn. 76,7% hộ sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn. Trong đó 95,7% người dân thực hiện để hai loại thực phẩm ấy tách riêng 2 ngăn và 72,2% người dân có bọc kín thực phẩm khi cho vào tủ lạnh.91.1% người dân không có thói quen ăn thịt tái, cá gỏi, tiết canh.100% hộ khẳng định không ăn thực phẩm đã ôi thiu hoặc không đảm bảo vệ sinh.
- Về điều kiện vệ sinh khu bếp và các dụng cụ dùng để chế biến bảo quản thực phẩm: Đa số các hộ dân đều có khu bếp riêng (97,8%), Phần
lớn người dân đều có trang bị tủ lạnh (76,7%), lồng bàn để che đậy thực phẩm (82,2%), Nơi để chén, bát, đĩa hợp vệ sinh (94,4%). Tình trạng vệ sinh khu bếp sạch chiếm tỷ lệ 93,3%. Hầu hết hệ thống thoát nước đảm bảo thông thoáng, không bị ứ (92,2%) Phần lớn người dân có xà phòng rửa tay (87,8%), khăn lau tay trước và sau chế biến (90%). Tuy nhiên người dân sử dụng thùng rác không có nắp đậy/không dùng thùng rác còn chiếm tỉ lệ tương đối cao (64,4%).
Mối liên hệ giữa các yếu tố: nghiên cứu của chúng tôi thấy thái độ về VSATTP
với trình độ học vấn có mối liên hệ với nhau. Sự khác biệt giữa thái độ chung đúng của những người dân có thực hành chung đúng và không đúng có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt giữa thái độ đúng của những người dân có kiến thức đúng và không đúng có ý nghĩa thống kê.
41
KIẾN NGHỊ
Qua bài nghiên cứu, để nâng cao kiến thức, thái độ và cả thực hành về VSATTP của người dân xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi có đưa ra một số kiến nghị sau:
- Tăng cường khuyến khích người dân nên mua thực phẩm ở nơi tin cậy, hợp vệ sinh thay vì mua đại ở những nơi gần nhà, tiện đâu mua đó. Cung cấp thêm cho người dân kiến thức về cách chọn thực phẩm sống, cách xem các nhãn mác các thực phẩm đóng gói. Khuyến khích người dân cần nói không với thực phẩm bẩn, đồng thời tố giác, cảnh báo mọi người những nơi bán thực phẩm không an toàn.
- Thực hiện mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao kiên thức cho nhân dân về vấn VSATTP. Đặc biệt thông qua phương tiện gần gũi và được nhiều bà con yêu thích như tivi, đài,… Thường xuyên Tổ chức các buổi giao lưu, tư vấn về vấn đề VSATTP đặc biệt là các nội dung liên quan đến nhu cầu bức thiết của người dân: cách chọn lựa thực phẩm an toàn, cách chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm an toàn và nguyên nhân gây NĐTP,... Lưu ý tìm hiểu trước khi thức hiện, để xác định người dân đã có gì và cần gì để lựa chọn, chắt lọc những thông tin thật sự có lợi, những thông tin được cập nhật hợp thời đến người dân, tránh lặp lại những thông tin lỗi thời, những thông tin “ai cũng biết” khiến người dân thấy phiền phức và nhàm chán.
- Cần định kì tổ chức các cuộc khảo sát để nắm bắt tình hình của bà con một cách tốt hơn, từ đó định hướng cho công tác truyền thông-giáo dục sức khỏe đạt hiệu quả cao.
- Trạm Y Tế Xã cần quan tâm đến những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp để trang bị kịp thời những kiến thức cơ bản về an toàn về sinh thực phẩm, từ đó tháo gỡ những bất cập trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm. Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khắn, không đủ điều kiện thực hiện VSATTP, địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ cho những hộ dân thật sự có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ cải thiện cuộc sống theo chiều hướng tốt hơn.
- Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác quản lý việc mua bán thực phẩm, nhầm đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, chất lượng đến tay người dân.
- Cần đặt yêu cầu cụ thể về VSATTP đối với những nơi bán thực phẩm chín ngay và thường xuyên kiểm tra về VSATTP của các nơi đó. Bên cạnh đó cần tổ chức các lớp học về VSATTP và cấp chứng chỉ cho những người dân bán thực phẩm sống. Qua đó để đảm bảo VSATTP với thực phẩm chín được bày bán tại các quán, nhằm đảm bảo sức khỏe người dân trước nhu cầu thực phẩm chín ngay ngày càng tăng.
42