Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người không nuôi con sau khi ly hôn, thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận hải châu (Trang 27 - 46)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2. Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con

Việc thay đổi quyền nuôi con được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: khi có căn cứ cho rằng người trực tiếp nuôi dưỡng không đủ điều kiện để nuôi con, thì bên còn lại hoặc các cơ quan khác có quyền yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi quyền nuôi con. Tuy nhiên trong thực tế, để có thể thực hiện quyền này thật sự không dễ dàng. Khi cha mẹ có căn cứ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con thì có nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ cho việc thay đổi để Tòa án xem xét giải quyết. Mục đích cuối cùng của việc thay đổi quyền nuôi con chính là để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con. Khi có đủ căn cứ cho rằng việc thay đổi quyền nuôi con sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho con, thì Tòa án sẽ ra quyết định thay đổi quyền nuôi con.

Theo bản án sơ thẩm số 37/2016/HNGĐ- ST của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng về việc “Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn”:.

Bà Phạm Thùy Dung và ông Huỳnh Công Dương thuận tình ly hôn theo Quyết định số 300/2015/QĐST-HNGĐ ngày 16/05/2015 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Chị Dung và anh Dương có một con chung là cháu Huỳnh Phạm Quỳnh Như, sinh ngày 24/04/2010. Vào thời điểm ông bà xin ly hôn cả cháu Như chưa thành niên nên Tòa án đã giao cháu Huỳnh Phạm Quỳnh Như cho anh Dương trực tiếp nuôi dưỡng. Trong thời gian anh Dương nuôi cháu Như theo quyết định ly hôn cho đến nay, chị Dung vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu Như. Chị có tới thăm con rất nhiều lần nhưng anh Dương không cho chị và cháu Như thăm nhau. Trước đây khi ly hôn vì chị Dung bị tai nạn và ảnh hưởng đến công việc của chị, điều kiện kinh tế gặp khó khăn, vì con nên chị Dung đồng ý giao cháu Như cho anh Dương nuôi dưỡng giáo dục, nhưng anh Dương không chăm sóc cháu Như tốt, cháu Như bị suy dinh dưỡng, anh Dương còn đánh cháu Như khi cháu đòi gặp chị Dung làm ảnh hưởng đến tâm lý của cháu Như. Nay sức khỏe của chị Dung đã bình thường, chị có điều kiện rất tốt, chị Dung thu nhập hàng tháng khoảng 14.000.000đ (mười bốn triệu đồng), chưa lập gia đình, chị bảo đảm về cả thể chất, tinh thần cho cháu Như.”8

Vì vậy, Cchị đề nghị Tòa án cho chị được nuôi con tên là Huỳnh Phạm Quỳnh Như, Chị đủ điều kiện nuôi con không yêu cầu anh Dương cấp dưỡng nuôi con. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định và phát triển bình thường cho cháu Như, Tòa án nhân dân

quận Hải Châu đã áp dụng điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, giao cháu Huỳnh Phạm Quỳnh Như cho bà Dung nuôi dưỡng cho đến khi thành niên.

Bản án của Tòa án nhân dân quận Hải Châu như vậy là hợp lý và đúng pháp luật, theo thỏa thuận của các bên để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con chung, giúp con chung được phát triển bình thường và tốt nhất.

Ví dụ: bản án số 23/2018/ QĐST- ST ngày 03/2/2018 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu. Nội dung bản án:

- Nguyên đơn: Anh Phan Văn Mạnh, sinh năm 1988 Địa chỉ: quận Hải Châu

- Bị đơn: Chị Nguyễn Thị Châu, sinh năm 1989 Địa chỉ: quận Hải Châu

TÓM TẮT NỘI DUNG BẢN ÁN:

Tại quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 73/2017/QĐST-HNGĐ ngày 07/11/2017 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu đã công nhận thuận ly hôn giữa anh Phan Văn Mạnh và chị Nguyễn Thị Châu.

Về quan hệ hôn nhân: Anh Mạnh và chị Châu kết hôn năm 2011 tại Ủy ban Hải Châu 1, quận Hải Châu, vợ chồng chung sống hạnh phúc. Nhưng thời gian cuối năm 2016, chị Châu không chăm lo cho gia đình mà thường xuyên đi qua đêm, không chăm sóc con cái dẫn đến vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cãi vã. Nay anh Mạnh không tiếp tục chung sống với chị Châu được nữa, tình cảm vợ chồng không còn nên đã làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận Hải Châu giải quyết cho anh và chị Châu ly hôn.

Về con chung: Có hai con chung tên Phan Nguyễn Yến Vy, sinh ngày 20/05/2011 và Phan Nguyễn Phi Long sinh ngày 15/09/2012. Khi ly hôn anh Mạnh đồng ý giao hai con cho chị Châu nuôi dưỡng và anh Mạnh đồng ý cấp dưỡng nuôi con mỗi con 1.500.000 đồng cho đến khi con đủ 18 tuổi.

Về tài sản chung và nợ chung: Không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Nay anh Mạnh nhận thấy chị Châu vẫn không quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ con cái nên anh Mạnh đã làm đơn khởi kiện “Xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” anh không yêu cầu chị Châu cấp dưỡng nuôi con. Nhưng chị Châu không đồng ý giao hai con là Phan Nguyễn Yến Vy, sinh ngày 20/05/2011 và Phan Nguyễn Phi Long sinh ngày 15/09/2012 cho anh Mạnh nuôi dưỡng. Vì vậy buộc Tòa án phải đưa vụ án ra xét xử.

Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc “Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” của anh Phan Văn Mạnh dưới đây là nhận định của Tòa án.

Xét yêu cầu của nguyên đơn Hội đồng xét xử thấy: Tại quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 73/2017/QĐST-HNGĐ ngày 07/11/2017 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu đã công nhận thuận ly hôn giữa anh Phan Văn Mạnh và chị Nguyễn Thị Châu. Giao hai con chung là Phan Nguyễn Yến Vy, sinh ngày 20/05/2011 và Phan Nguyễn Phi Long sinh ngày 15/09/2012 cho chị Châu trực tiếp nuôi dưỡng. Nay anh Mạnh đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con chung, anh đề nghị được nuôi cả hai con chung là cháu Phan Nguyễn Yến Vy, sinh ngày 20/05/2011 và Phan Nguyễn Phi Long sinh ngày 15/09/2012. Xét thấy, anh Phan Văn Mạnh có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, đủ để bảo cuộc sống vật chất cho con; không mắc tệ nạn xã hội hoặc bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Từ những lý do nêu trên, Hội đồng xét xử thấy yêu cầu của anh Mạnh là chính đáng, phù hợp với quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình nên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phan Văn Mạnh, giao con chung là cháu Phan Nguyễn Yến Vy, sinh ngày 20/05/2011 và Phan Nguyễn Phi Long sinh ngày 15/09/2012 cho anh Mạnh trực tiếp nuôi dưỡng. Tiền cấp dưỡng nuôi con các đương sự không đề nghị Tòa án giải quyết nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Về án phí: Chị Nguyễn Thị Châu phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Về quyền kháng cáo: Các đương sự được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Qua xác minh từ thực tiễn và các chứng cứ cũng như lời khai của các đương sự, Tòa án nhân dân quận Hải Châu ra quyết định:

Áp dụng Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Khoản 3 Điều 28, 35, 39; khoản 4 Điều 147, Điều 271, khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 về án phí, lệ phí Tòa án, xử:

[1]. Chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con chung của anh Phan Văn Mạnh: Giao anh Phan Văn Mạnh trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc hai cháu là Phan Nguyễn Yến Vy, sinh ngày 20/05/2011 và Phan Nguyễn Phi Long sinh ngày 15/09/2012. Vấn đề cấp dưỡng nuôi con không đặt ra xem xét. Chị Nguyễn Thị Châu được quyền thăm nom con chung, không ai được cản trở chị C thực hiện quyền này.

[2]. Chị Nguyễn Thị Châu phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả anh Phan Văn T 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số AA/2018/0006853 ngày 20/1/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Hải Châu.

[3]. Về quyền kháng cáo

Báo cho các đương sự đều có mặt biết có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Báo cho các đương sự vắng mặt biết có quyền kháng cáo 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án.”9

Tuy nhiên cũng có những trường hợp cha mẹ xin thay đổi quyền nuôi con không có căn cứ và không được chấp nhận trên thực tế. Theo bản án số 33/2016/HNGĐ-ST của Tòa án nhân dân quận Hải Châu về việc “Xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn”: Ông Phạm Văn Giang và bà Trần Thị Kiều Oanh được Tòa án nhân dân quận Hải Châu cho ly hôn và giao con chung là Phạm Phi Anh cho bà Oanh trực tiếp nuôi dưỡng cho tới khi con trưởng thành. Tuy nhiên ông Giang cho rằng, trong quá trình bà Oanh trực tiếp nuôi dưỡng, bé Phi Anh có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, phát triển không bình thường, nên ông cho rằng bà Oanh nuôi con không tốt, không đáp ứng đủ điều kiện nuôi con và làm đơn yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con. Qua những tài liệu, và chứng cứ, cũng như qua quá trình điều tra, Tòa án đã đưa ra kết luận rằng việc bé Phi Anh bị trầm cảm và phát triển không bình thường hoàn toàn là do ông Giang suy diễn, không có căn cứ pháp luật. Trong khi bé Phi Anh được bà Oanh nuôi dưỡng và chăm sóc rất tốt từ khi ly hôn đến nay, đồng thời bé Phi Anh cũng có nguyện vọng được ở với mẹ. Căn cứ theo những lẽ trên, TAND quận Hải Châuòa án đã tuyên bác yêu cầu xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của ông Giang.”10

Như vậy, có thể thấy, trên thực tế, việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con là quyền hợp lý và xuất phát từ quyền lợi chính đáng của cha mẹ, được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên không phải yêu cầu xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đều được chấp nhận. Mà tòa án còn phải xem xét, căn cứ vào các điều kiện và hoàn cảnh thực tế, cũng như nguyện vọng của con chung để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con chung, giúp con chung được phát triển tốt nhất về mọi mặt.

2.3.3. Nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi

Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi được coi là một trong những nghĩa vụ cơ bản của người không trực tiếp nuôi dưỡng. Nhiều cha mẹ sau khi ly hôn đã thực hiện tốt nghĩa vụ này, họ luôn có thái độ và hành vi cư xử đúng mực đối với bên trực tiếp nuôi dưỡng con, đồng thời tôn trọng con cái, tôn trọng gia đình bên trực tiếp nuôi dưỡng con chung.

Tuy nhiên, không phải cặp cha mẹ nào cũng thực hiện được nghĩa vụ tưởng chừng như cơ bản nhưng lại vô cùng khó khăn đối với nhiều người. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp vì không được trực tiếp nuôi con mà nhiều cha, mẹ đã có những hành vi cư xử không đúng, không tôn trọng người còn lại, gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới người nuôi con, mà đặc biệt gây ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức, tâm lý và hành động của trẻ. Trẻ chưa thành niên nên suy nghĩ và nhân cách còn chưa hoàn thiện, những hành động của người lớn rất dễ gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, gây ra nhiều hậu quả mà chính chúng ta cũng không lường trước được.

Trong thực tế cũng xảy ra không ít trường hợp người không trực tiếp nuôi đưỡng đã lợi dụng quyền thăm nom để đến “kiếm chuyện” với người đang trực tiếp nuôi dưỡng bằng đủ các chiêu trò, thủ đoạn, thiếu tôn trọng người trực tiếp nuôi con nhằm mục đích trả thù cá nhân mà không nghĩ tới lợi ích của con chung. Họ lợi dụng quyền thăm nuôi con mà đến thăm bất kể giờ giấc làm xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt của cả con và gia đình người trực tiếp nuôi con, hoặc có những hành vi, lời nói xúc phạm, thô tục, không tôn trọng người đang trực tiếp nuôi dưỡng chỉ với mục đích cho “bõ ghét”, thậm chí có trường hợp người không trực tiếp nuôi con có những hành vi như cố tình đến thăm nom đủ 7 ngày 1 tuần, 30 ngày 1 tháng và không chịu đi về cho đến khi gia đình người trực tiếp nuôi con phải năn nỉ xin phép được đi ngủ hoặc xin phép được cho con đi học bài. Những hành vi như thế được coi là thiếu tôn trọng không chỉ đối với người trực tiếp nuôi con mà còn không tôn trọng con chung, gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con. Hoặc có những trường hợp vì “thương” con nên ngày nào cũng tới để thăm con, gây ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình bên kia.

Thực tế sau ly hôn thì nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách đầy đủ, chính vì thế pháp luật cũng đã dự liệu được và đưa ra những quy định hạn chế quyền thăm nuôi nhằm bảo vệ người trực tiếp nuôi con và bảo vệ cuộc sống của con chung.

Khi cha mẹ ly hôn, con cái gánh chịu nhiều thiệt thòi vì thiếu hụt tình cảm của cha mẹ là điều không thể tránh khỏi. Đối với những trường hợp cha mẹ cấp dưỡng hay thực hiện nghĩa vụ đầy đủ, có trách nhiệm đối với con cái thì nỗi đau ấy được giảm bớt phần nào. Tuy nhiên, có những trường hợp cha mẹ sau khi ly hôn lại rũ bỏ hoàn toàn trách nhiệm, như vậy những đứa trẻ đáng thương ấy còn phải chịu đựng thêm những nỗi đau không đáng có từ tranh cãi của các bậc làm cha mẹ khi phân chia tài sản và trốn tránh trách nhiệm nuôi con, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Sau khi bố mẹ ly hôn, những đứa trẻ sẽ không còn được ở chung với cả cha và mẹ. Chúng vốn đã chịu thiệt thòi về tình cảm khi có mẹ thì không có bố, xa cách với anh chị em, lại còn bị thiệt thòi về vật chất vì trên thực tế việc yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí trở thành "món nợ khó đòi" đối với cả cơ quan thi hành án và người được cấp dưỡng. Nhiều cha mẹ sau khi ly hôn, thì hoàn toàn rũ bỏ trách nhiệm đối với con cái. Vấn đề cấp dưỡng được quy định tại Khoản 24, Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 :“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”11

. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều trường hợp không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn hoặc có những trường hợp cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn nhưng không bảo đảm được “nhu cầu thiết yếu” cho con.

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần (Theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Nghĩa

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người không nuôi con sau khi ly hôn, thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận hải châu (Trang 27 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w