5. Kết cấu đề tài
2.3.1. Quyền thăm nuôi con
Sau ly hôn, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về mặt pháp luật là không thay đổi, được pháp luật quy định một cách công bằng không phụ thuộc vào việc có trực tiếp nuôi dưỡng con chung hay không. Thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn vẫn thường xuyên đến thăm nom con vào cuối tuần hay các dịp lễ tết, tuy quan hệ hôn nhân không còn nhưng quan hệ huyết thống với con chung vẫn còn. Chính vì thế, họ vẫn đảm bảo thực hiện quyền này một cách đầy đủ và tốt nhất. Việc thăm nuôi con sau khi ly hôn để bù đắp cho những tổn thương về tinh thần của trẻ, giúp trẻ phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Đồng thời, người trực tiếp nuôi con sau ly hôn cũng tạo điều kiện cho bên còn lại thực hiện quyền thăm nom một cách đầy đủ. Như vậy, nỗi đau về tinh thần của trẻ sẽ được giảm bớt phần nào. Nhận thức được điều này nên trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn thì Tòa án đã giải thích rất rõ về quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cho các đương sự. Điều này chứng tỏ Tòa án rất quan tâm đến những đứa trẻ có cha, mẹ ly hôn và đó cũng là trách nhiệm của những người làm Luật.
Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào trên thực tế sau ly hôn cũng thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con một cách đầy đủ. Thăm nom con sau khi ly hôn được quy định là quyền của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Chính vì được coi là quyền nên nhiều cha mẹ thường coi thường quyền đó, thiếu trách nhiệm với con cái. Họ cho rằng sau khi ly hôn thì thăm cũng được, mà không thăm cũng được, hay có những suy nghĩ chỉ cần cấp dưỡng cho con là đủ, việc thăm nom không quan trọng.
Dẫn đến tình trạng cả năm không đến thăm con, hay chỉ thăm con những lúc “tiện đường”…Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của trẻ, nhất là đối với trẻ chưa thành niên. Nhiều nghiên cứu của cho thấy một đứa trẻ thiếu tình thương thường có sự phát triển kém hơn so với những đứa trẻ bình thường có đủ cả cha lẫn mẹ, đặc biệt là những đứa trẻ không được cả cha lẫn mẹ thăm nom đầy đủ.
Lại có những trường hợp quyền thăm nuôi không được đảm bảo mà nguyên nhân là do người trực tiếp nuôi con không tạo điều kiện cho người không trực tiếp nuôi con được thực hiện quyền thăm nuôi của họ. Điều này phát từ tâm lý cũng như sự ích kỉ của cha mẹ sau khi ly hôn, không muốn liên quan gì tới người còn lại, mà nhiều cha mẹ- người trực tiếp nuôi con đã có những hành vi ngăn cản người không trực tiếp nuôi con thăm nuôi con. Bản án số 33/2016/HNGĐ-ST của Tòa án nhân dân quận Hải Châu về việc “Xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn” là một ví dụ cụ thể :
Ông Phạm Văn Giang và bà Trần Thị Kiều Oanh được Tòa án nhân dân quận Hải Châu ra quyết định thuận tình ly hôn số 45/2014/QĐST-HNGĐ và giao con chung Phạm Phi Anh cho bà Oanh trực tiếp nuôi dưỡng, ông Giang có trách nhiệm cấp dưỡng cho con chung mỗi tháng là 1.500.000 đ (một triệu năm trăm ngàn đồng), cho đến khi con thành niên, về tài sản chung và nợ chung không yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, ông Giang cho rằng, từ sau khi Tòa án giải quyết cho ông Giang và bà Oanh ly hôn, bà Oanh và gia đình bà Oanh luôn ngăn cản gây khó khăn trong việc thăm nuôi của ông Giang. Qua quá trình xem xét và thu thập chứng cứ, Tòa án đã ra quyết định nếu việc thăm nuôi con của ông Giang bị bà Oanh gây khó khăn thì ông Giang có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để đảm bảo thực hiện quyền thăm nuôi của ông Giang. Trường hợp của ông Giang như bản án trên chỉ là một trong rất nhiều trường hợp trên thực tế, sau ly hôn, thì gia đình và người trực tiếp nuôi con thường ngăn cản quyền thăm nuôi đối với bên còn lại, chỉ vì tâm lý không muốn liên quan gì đến nhau, xuất phát từ sự ích kỉ, hẹp hòi của bản thân người trực tiếp nuôi con. Như vậy, pháp luật đã có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền thăm nuôi con của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, giúp người không trực tiếp nuôi con đảm bảo quyền lợi của cha mẹ đối với con chung.
Thực tế cho thấy, do quan hệ hôn nhân không còn, nên việc thực hiện quyền thăm nuôi con chung sau khi ly hôn là không hề dễ dàng, tuy nhiên để giải quyết vấn đề thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến trẻ nhỏ nhiều
hơn, những bậc làm cha mẹ cũng cần nghĩ thoáng hơn, bỏ qua ích kỉ cá nhân để cùng nhau nuôi dạy trẻ tốt hơn.