Kế toán mua hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và công tác kế toán tại công ty cp công nghiệp weldcotech (Trang 32)

3.2.1. Đặc điểm phần hành.

Theo dõi và thống kê việc mua hàng nhập kho phục vụ công tác bán hàng. Theo dõi, phân tích tình hình thực hiện đơn hàng của nhà cung cấp và xu hướng thay đổi giá.

Làm việc với các nhà cung cấp để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất.

3.2.2. Chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng.

 Chứng từ sử dung:

-Hóa đơn GTGT

-Phiếu nhập kho.

-Biên bản kiểm nhận hàng hóa.

-Giấy báo Nợ.  Tài khoản sử dụng:

-TK 111: Tiền mặt.

-TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

-TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

-TK 331: Phải trả người bán.

3.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ trong công tác kế toán mua hàng.

Dưới đây là quy trình luân chuyển chứng từ trong công tác kế toán mua hàng của công ty :

Sơ đồ 3.6:Luân chuyển chứng từ trong công tác kế toán mua hàng

Nhân viên mua hàng

Kế toán Bộ phận kho Ngân hàng

Yêu cầu và nhận báo giá từ nhà cung cấp Lập đơn mua hàng Nhận hóa đơn và hàng hóa Lập phiếu nhập kho Ghi sổ chi tiết vật tư hàng hóa Nhận phiếu nhập kho; nhập kho hàng hóa Ghi sổ, thẻ kho Lập phiếu chi Chi tiền Làm thủ tục

thanh toán Ghi sổ

Lưu chứng từ Chuyển khoản Lập giấy báo Nợ Lập ủy nhiệm chi 2 1 3 4 6 5 8a a 8b 9b 10 9aa 11 7

Giải thích:

(1) Sau khi yêu cầu và nhận báo giá của nhà cung cấp, nhân viên mua hàng lập

đơn mua hàng.

(2) Nhận hóa đơn và hàng hóa nhà cung cấp gửi đến.

(3) Hóa đơn được chuyển cho kế toán hàng tồn kho để lập phiếu nhập kho. (4) Phiếu nhập kho sau khi được lập sẽ được chuyển cho thủ kho. Thủ kho nhận

phiếu, căn cứ vào đó tiến hành nhập kho hàng hóa.

(5) Sau khi nhập kho hàng hóa, thủ kho sẽ thực hiện việc ghi sổ,thẻ kho.

(6) Thủ kho chuyển các chứng từ có liên quan về phòng kế toán để ghi sổ chi tiết

vật tư – hàng hóa.

(7) Nhân viên mua hàng căn cứ hóa đơn mua hàng để thực hiện thủ tục thanh

toán cho nhà cung cấp. Nếu thanh toán bằng tiền mặt:

(8a) Kế toán thanh toán lập phiếu chi và chi tiền.

(9a) Kế toán tiến hành ghi sổ quỹ, sổ chi tiết quỹ tiền mặt.

Nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng:

(8b) Kế toán lập ủy nhiệm chi.

(9b) Ngân hàng nhận ủy nhiệm chi, thực hiện chi tiền, chuyển khoản cho nhà

cung cấp và lập giấy báo Nợ.

(10) Kế toán nhận giấy báo Nợ, tiến hành ghi sổ tiền gửi ngân hàng. (11) Kế toán lưu các chứng từ liên quan.

Sơ đồ 3.7: Quy trình hạch toán trong công tác kế toán mua hàng.

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Giải thích:

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ như hóa đơn mua hàng; hóa đơn

GTGT của nhà cung cấp, phiếu nhập kho, phiếu chi; giấy báo Nợ để ghi sổ

quỹ, sổ chi tiết quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết hàng hóa, sổ cái chi tiêt các tài khoản liên quan, đồng thời ghi sổ nhật ký chung.

- Từ sổ nhât ký chung kế toán cập nhật số liệu vào sổ cái các tài khoản 111, 112, 156, 331.

- Cuối tháng phải khóa sổ, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Dưới đây là một số chứng từ, sổ sách liên quan đến công tác mua hàng: Hóa đơn mua hàng; hóa đơn GTGT của

nhà cung cấp, phiếu nhập kho. Phiếu chi; giấy báo Nợ

Sổ Nhật ký chung Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa Sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Sổ chi tiết TK331

Sổ cái các tài khoản (TK156,331,111,112...)

Phiếu nhập kho

Giấy báo Nợ

3.3. Kế toán bán hàng.3.3.1. Đặc điểm phần hành. 3.3.1. Đặc điểm phần hành.

Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng, doanh nghiệp thu được tiền hay được quyền thu tiền.

Công tác bán hàng có ý nghĩa hết sức to lớn. Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, tạo ra lợi nhuận để đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống của người lao động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

3.3.2. Chứng từ kế toán sử dụng.

- Hoá đơn GTGT đầu ra. - Phiếu xuất kho.

- Các biên bản thừa thiếu hàng, biên bản giảm giá hàng bán, biên bản hàng bán bị trả lại.

- Phiếu thu, giấy báo Có.

- Phiếu giao hàng của nhà cung cấp. - Báo giá.

3.3.3. Quy trình luân chuyển chứng từ trong công tác kế toán bán hàng.

Sơ đồ 3.8: Luân chuyển chứng từ trong công tác kế toán bán hàng.

Nhân xiên bán hàng

Kế toán Ngân hàng Bộ phận kho

Giải thích sơ đồ:

(1) Sau khi lập và gửi báo giá cho khách hàng, nhân viên bán hàng sẽ tiếp nhận

đơn đặt hàng của khách.

(2) Đơn đặt hàng được chuyển đến kế toán. Căn cứ vào đó, kế toán lập phiếu

xuất kho.

(3) Bộ phận kho nhận phiếu xuất kho và xuất hàng,

Lập và gửi báo giá

Nhận đơn đặt hàng

Lập phiếu xuất

kho Nhận phiếu và xuất hàng

Lập hóa đơn bán hàng và chuyển hàng Thu tiền Lập phiếu thu và thu tiền Ghi sổ Lưu chứng từ

Lập ủy nhiệm thu

Thu tiền Lập giấy báo Có 1 2 3 5 7 6 10 9 8 4

(4) Nhân viên bán hàng nhận hàng hóa từ thủ kho, tiến hành lập hóa đơn bán

hàng và giao hàng cho khách hàng.

(5) Nếu nhân viên bán hàng thu tiền hàng bẳng tiền mặt, chuyển tiền và hóa đơn

cho bộ phận kế toán. Kế toán lập phiếu thu.

(6) Kế toán ghi sổ quỹ, sổ chi tiết quỹ tiền mặt,

(7) Nếu khách hàng trả bẳng tiền gửi ngân hàng, kế toán lập ủy nhiệm thu. (8) Ngân hàng căn cứ vào ủy nhiệm thu sẽ thu tiền và lập giấy báo Có.

(9) Căn cứ hóa đơn bán hàng và giấy báo Có của ngan hàng, kế toán ghi sổ tiền

gửi ngân hàng.

(10) Kế toán lưu các chứng từ liên quan.

3.3.4. Quy trình hạch toán trong công tác kế toán bán hàng.

Sơ đồ 3.9: Quy trình hạch toán trong công tác kế toán bán hàng

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Giải thích:

Hóa đơn bán hàng; phiếu xuất kho. Phiếu thu; giấy báo Có

Sổ Nhật ký chung Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa Sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Sổ chi tiết TK131, 511, 632,333,,, Sổ cái các tài khoản

(TK632,131,111,112...)

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ như hóa đơn bán hàng, phiếu

xuất kho, phiếu thu; giấy báo Có để ghi sổ quỹ, sổ chi tiết quỹ tiền mặt, sổ

tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết hàng hóa, sổ cái chi tiêt các tài khoản liên quan, đồng thời ghi sổ nhật ký chung.

- Từ sổ nhât ký chung kế toán cập nhật số liệu vào sổ cái các tài khoản 111, 112, 131, 156, 632.

- Cuối tháng phải khóa sổ, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Dưới đây là một số chứng từ, sổ sách liên quan đến bán hàng:

Sổ cái TK511

Sổ Nhật ký chung

CHƯƠNG 4 : NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP

WELDCOTECH. 4.1. Ưu điểm.

- Công tác tổ chức quản lý: Mô hình quản lý gọn nhẹ. Do đó hoạt động của các

phòng ban, bộ phận được theo dõi kịp thời, xử lý nhanh chóng. Thuận tiện trong việc ra các quyết định, không mất nhiều thời gian truyền đạt thông tin tới các bộ phận.

- Tổ chức và công tác kế toán: Với quy mô không quá lớn, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Với mô hình này công tác kế toán của đơn vị sữ đảm bảo được sự tập trung, thống nhất, chặt chẽ, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng tư, định khoản, ghi sổ… đều được thực hiện ở phòng Kế toán của công ty. Từ đó công ty có thể dễ dàng kiểm tra, khắc phục các sai phạm nâng cao hiệu quả hoạt động. Bộ máy hợp lý phục vụ hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời cho Giám đốc công ty. Tổ chức

bộ máy kế toán tại công ty đã đảm bảo được nguyên tắc thống nhất giữa các bộ phận kế toán trong công ty

- Hình thức kế toán: Đơn vị ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung dễ thực hiện, mẫu sổ đơn giản, thuận tiện cho phân công lao động kế toán. Có thể thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số liệu kế toán cho từng đối tượng kế toán ở mọi thời điểm.

- Ngoài ra, công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể nhân viên.

- Các chính sách, chế độ cho nhân viên ngày càng cải thiện, khuyến khích họ gắn bó lâu dài với công ty.

4.2. Tồn tại.

Bên cạnh những ưu điểm, công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: Công tác tổ chức quản lý:

- Số lượng phòng ban không quá nhiều dẫn đến khối lượng công việc của từng phòng ban sẽ nhiều hơn, kiêm luôn cả những công việc vốn không phải của phòng ban mình.

- Không có sự liên kết, hỗ trợ giữa các phòng ban. Tổ chức bộ máy kế toán:

- Mô hình tổ chức kế toán tập trung trong giai đoạn hiện tại của công ty đang là hợp lý. Nhưng trong tương lai, nếu hoạt động kinh doanh của công ty phát triển sẽ dẫn tới công ty phải mở thêm chi nhánh, mở rộng địa bàn hoạt động. Lúc đó, mô hình tập trung sẽ không còn phù hợp nữa.

- Công việc đang được thực hiện chồng chéo. Thiếu bộ phận thủ quỹ dẫn đến dễ xảy ra gian lận, sai phạm trong khâu thu, chi tiền. Kế toán hàng tồn kho phụ trách luôn công tác mua hàng dẫn đến gian lận trong kiểm soát hàng, mua hàng…

Hình thức kế toán: công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung dẫn đến lượng ghi chép tương đối nhiều.

Chính sách kế toán : từ 1/1/2017 công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, nhưng hệ thống sổ sách chưa thay đổi vẫn áp dụng theo QĐ48. Đây là văn bản đã cũ, có một số điểm khác với chế độ kế toán hiện hành. Điều này sẽ gây trở ngại đối với nhân viên kế toán mới không tiếp cận chế độ cũ đến làm việc tại công ty.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: với phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán và thủ kho phải cập nhật và ghi sổ thường xuyên.

Phương pháp tính giá xuất kho của công ty là phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này không đáp ứng kịp thời thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

4.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.

- Mô hình tổ chức của công ty phải được mở rộng hơn nữa sao cho vừa đảm bảo công tác theo dõi, giám sát, quản trị nhưng đồng thời công việc ở các phòng ban không quá lớn, các phòng ban sẽ thực hiện được tốt công việc chuyên môn của phòng mình.

- Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán như MISA, FAST… giúp giảm thời gian ghi chép, tăng độ chính xác, làm cho công việc kế toán được nhanh chóng và dễ dàng hơn khi các chứng từ nhập vào sẽ tự động được cập nhật lên các sổ sách và báo cáo.

- Thay đổi hệ thống sổ sách kịp thời, phù hợp với quy định của Bộ tài chính.

- Bổ sung thêm một số vị trí kế toán như thủ quỹ, kế toán mua hàng…

- Thay đổi phương pháp tính giá xuất kho để tăng độ chính xác hơn như phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập, phương pháp thực tế đích danh.

- Bộ Tài chính thay đổi và đưa ra nhiều thông tư mới về chế độ kế toán hiện hành. Công ty cần yêu cầu các nhân viên phòng Kế toán cập nhật nhanh, chính xác những thay đổi mới nhất đó.

- Đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng chuyên nghiệp, chuyên môn và các nghiệp vụ cho các kế toán viên.

KẾT LUẬN

Báo cáo thực tập này là quá trình tìm hiểu của em tại Công ty CP Công nghiệp Weldcotech. Đây là sự trải nghiệm thực tế vô cùng bổ ích và sống động. Em đã có được cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hệ thống kế toán và những công việc cần làm của từng phần hành kế toán. Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Qua đó giúp em nâng cao kiến thức, trau dồi các kỹ năng để hoàn thiện mình hơn.

Được sự hướng dẫn chia sẻ nhiệt tình về kinh nghiệm làm việc của các cô chú, anh chị trong Công ty CP Weldcotech cùng sự cố vấn tận tình của Giảng viên hướng dẫn Đào Mạnh Huy đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành báo cáo thực tập này.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế không thể tránh khỏi những sai sót nhất đinh. Em xin kính mong nhận được sự góp ý của các thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và công tác kế toán tại công ty cp công nghiệp weldcotech (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w