Làm mới thương hiệu 1 Đổi tên thương hiệu

Một phần của tài liệu Các nội dung phát triển thương hiệu phân tích ví dụ thực tiễn phát triển thương hiệu (Trang 31 - 33)

- Xếp hàng chờ mua Iphone, điều mà các hang di động khác không làm được: Hàng trăm người đã có mặt tại thủ đô Béc lin để mua Iphone 6 Khi Iphone mới chính thức

5.Làm mới thương hiệu 1 Đổi tên thương hiệu

5.1. Đổi tên thương hiệu

- Vì sao ông lớn công nghệ top đầu thế giới hiện nay lại quyết định lấy tên gọi công ty là Apple? Đó vẫn đang là một thắc mắc đối với nhiều người, khi mà quan điểm chung cho rằng chắc chắn phải có lý do gì thì cái tên đó mới được quyết định gán cho thương hiệu của mình, không thể tự nhiên nó trở nên như vậy được.

- Theo Steve Jobs từng giải thích, ban đầu công ty cần tìm ra một tên gọi nào đó để nộp đơn đăng kí kinh doanh. Steve Jobs đề cao sự đơn giản, vì thế ông chọn Apple là bởi... nông trại trồng cây ông làm việc hồi trước chỉ toàn trồng táo là chính. Cái tên Apple Computer Inc ra đời, bất chấp việc có những ý tưởng nghe cool ngầu như "Matrix Electronics", hay thậm chí thời đó đã có một công ty âm nhạc mang tên gần giống là Apple Records (chịu trách nhiệm cho cả nhóm nhạc The Beatles huyền thoại).

- Ngày 9/1/2007, Steve Jobs đã tuyên bố đổi tên công ty, từ bỏ từ “Computer” và đổi từ Apple Computer Inc thành Apple Inc hay gọi tắt là Apple như hiện nay. Như vậy máy tính không còn là mối tập trung duy nhất của Apple nữa. Và đúng vào hôm đó, Steve Jobs chính thức công bố cả thế giới về Iphone, đưa tên tuổi Apple vào lĩnh vực điện thoại di động.

(Nguồn : Apple wiki)

5.2. Đổi logo thương hiệu

- Logo thương hiệu đầu tiên

+ Logo thương hiệu đầu tiên của Apple cũng là logo có kết cấu phức tạp nhất, diễn tả hình ảnh Newton đang ngồi dưới gốc táo. Được sáng tạo bởi Ronald Wayne – người đồng sáng lập ra Apple năm 1976, bày tỏ lòng ngưỡng mộ với Isaac Newton và định

luật vạn vật hấp dẫn của ông. Viền logo có chứa 1 đoạn trích từ tác phẩm của William Wordsworth: “Newton… a mind forever voyaging through strange seas of thought … alone” và 1 biểu ngữ với dòng chữ Apple Computer Co. Do màu sắc logo không được tươi sáng mà mang sự u ám và ý nghĩa của nó quá trí tuệ nên chỉ được sử dụng với Apple thế hệ 1.

- Logo năm 1977 – 1998

+ Biểu tượng “táo cắn dở” đầu tiên xuất hiện trên logo thiết kế bởi Rob Janoff, nó được giới thiệu ngay trước khi Apple ra mắt chiếc máy tính "Apple II" năm 1977. Đó cũng là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới có màn hình màu và 7 sắc cầu vồng của logo tượng trưng cho sự tiên phong về công nghệ này. Rob nói rằng các sọc trên logo giống như các thanh màu sắc trên màn hình và thứ tự màu sắc là ông lựa chọn ngẫu nhiên theo sở thích của mình chứ hoàn toàn không có ý nghĩa truyền tải nào hết. Một số thông tin cho rằng vết lõm của trái táo thể hiện cho “bite” (vết cắn), từ này đồng âm với “byte” - đơn vị rất gần gũi với 1 công ty công nghệ như Apple. Tuy nhiên, nhà thiết kế logo nói ông không nghĩ sâu xa như vậy khi cho ra đời logo này. Miếng cắn trên logo - nét đặc trưng nhất của Quả táo chỉ đơn giản là một điểm nhấn về nhận dạng.

- Logo từ năm 1998 đến nay

+ Chăm chút cho một trong những logo nổi tiếng nhất chưa bao giờ là đơn giản vì Steve Jobs là người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo. Năm 1997 khi công ty đang đối mặt với sự giảm sụt doanh số, Jobs và các cộng sự nhận ra logo là đòn bẩy cơ hội của họ. Khi Apple ra mắt chiếc iMac đầu tiên, họ đã bỏ đi logo cầu vồng sau 21 năm sử dụng. Logo quả táo lúc này chỉ là dạng đơn sắc. Sau đó, nó được thiết kế lại với vẻ óng ảnh của kim loại. Kế đến, phiên bản logo trông như “kính” của Apple bắt đầu xuất hiện trên nhiều sản phẩm khác nhau.

- Hiện tại, logo Apple quay về dạng đơn sắc, với 2 màu chủ yếu là đen và bạc. “Đơn giản đôi khi lại khó khăn hơn sự phức tạp. Bạn phải làm việc thật siêng năng, giúp tâm trí đủ thông thái để làm mọi thứ trở nên đơn giản” - Steve Jobs.

(Nguồn: Trang Elleman: Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 30: Apple athgroup.vn: Bài viết blog Những bí ẩn phía sau logo Apple

Một phần của tài liệu Các nội dung phát triển thương hiệu phân tích ví dụ thực tiễn phát triển thương hiệu (Trang 31 - 33)