Nhận xét việc áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân quận Sơn Trà

Một phần của tài liệu pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận sơn trà (Trang 32 - 37)

13 Ngô Huyền(2020) Sơn trà phải tăng cường công tác quản lí môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Cổng thông tin điện tử thành phố Đà nẵng.

2.5.Nhận xét việc áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân quận Sơn Trà

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân nói chung thì:

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Tòa án nhân dân quận Sơn Trà có quyền hạn, nghĩa vụ được quy định tại Điều 44 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 là: Giải quyết sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật, giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Qua tìm hiểu về thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Sơn Trà về yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xâm phạm sức khỏe, tính mạng trên địa bàn quận Sơn trà, có thể thấy qua số liệu thống kê từ năm 2016 đến 2019 và một số vụ án cụ thể tình hình diễn biết các vụ án tăng theo từng năm với nhiều mức độ khác nhau gây thiệt hại đến sức khỏe tính mạng, đòi hỏi quá trình xét xử phải tuân theo đầy đủ quy định của pháp luật. Nhận thấy Tòa án nhân dân quận Sơn Trà đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, làm đúng với quy định pháp luật, trình tự xét xử để đưa ra phán quyết công bằng nhất cho cả hai bên kể cả người bị hại và người bị hại, giải quyết kịp thời toàn bộ thiệt hại xảy ra khắc phục tốt nhất hậu quả. Tiếp đãi với các đương sự rất chu đáo, nghiêm túc và lịch sự. Nhưng bên cạnh đó còn một vài nhược điểm cần khắc phục là vì số lượng đội ngũ làm việc trong Tòa án không nhiều, số lượng vụ án cần giải quyết thì ngày một tăng cao nên Tòa án xử lý vụ việc vẫn còn mất thêm ít thời gian. Em mong muốn Tòa án sẽ nhanh chóng bổ xung lực lượng làm việc kịp thời để có thể giải quyết các vụ án một cách nhanh nhất.

Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE VÀ TÍNH MẠNG BỊ XÂM HẠI

Bồi thường thiệt ngoài hợp đồng là chế định có nội dung phức tạp, nhằm quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người nói riêng. Đối với đời sống xã hội ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc phát sinh nhiều mới quan hệ trong xã hội chính vì vậy không thể tránh khỏi những hành vi vi phạm pháp luật để đạt được mục đích, vì lợi ích cá nhân hay ý thức của con người trong xã hội mà nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra khi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng người khác. Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xâm phạm sức khỏe tính mạng con người đã quy định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác, hợp lí để áp dụng vào thực tế khắc phục hậu quả xảy ra một cách kịp thời và toàn bộ. Trách nhiệm bồi thường do xâm phạm sức khỏe tính mạng ở đây bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất theo pháp luật hiện hành.

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe tính mạng nhằm khắc phục những tổn thất về tài sản và tinh thần cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Vậy để giải quyết bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng em xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp.

3.1. Kiến nghị

Thứ nhất, Theo như quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi một người bị xâm phạm về sức khỏe thi họ sẽ nhận được bồi thường từ người gây thiệt hại. Còn trong trường hợp, người đó bị xâm phạm đến tính mạng thì khoản đền bù tổn thất về tinh thần sẽ do những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại sẽ được thừa hưởng. Trong trường hợp xác định không có những người này, thì những người trực tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng người bị hại sẽ được hưởng khoản tiền trên. Thực tế, có nhiều bất cập xảy ra đối với quy định này. Theo pháp luật hiện hành, khi một người bị xâm hại đến tính mạng thì người gây ra hành vi xâm phạm đến tính mạng của người đó phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra thiệt hại về tinh thần bằng một khỏa tiền cho người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại đó. Nhưng những người được hưởng khoản tiền bồi thường thuộc hàng thừa kế thứ nhất đó không có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người bị hại đó mà lại giao cho một người khác nuôi dưỡng, chăm sóc. Cho nên, việc mà những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhận khoản bồi thường đó có thỏa đáng. Vì vậy, pháp luật cần có những quy định rõ hơn trường hợp nhận được khoản bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, Hiện nay về điều kiện kinh tế cũng như đời sống của nước ta còn thấp, không phải tất cả mọi người đều có thu nhập ổn định. Vì vậy việc bồi thường dựa vào mức lương tối thiểu còn nhiều hạn chế. Vì pháp luật không quy định mức bồi thường tối thiểu mà chỉ quy định mức bồi thường tối đa. Do vậy, có thể sẽ xảy ra sự chênh

lệch trong quá trình áp dụng pháp luật của Tòa án. Cần có một quy định cụ thể hơn về mức bồi thường tối thiểu để bù đắp thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm hại.

Thứ ba, Trong một số trường hợp việc xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe cao hơn hẳn việc xác định bồi thường sức khỏe do tính mạng bị xâm phạm. Chi phí nuôi sống, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, nuôi người bị thiệt hại khi họ bị mất khả năng lao động vĩnh viễn sẽ tốn kém hơn nhiều nếu so với chi phí cấp cứu, mai táng đối với người bị chết trong tai nạn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nhiều người lái xe vì sự ích kỉ cá nhân, vì lợi ích trước mắt của bản thân, không biết quý trọng đến tính mạng của người khác. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, người gây ra thiệt hại cố tình khiến cho nạn nhân chết khi để mặc nạn nhân không đưa vào bệnh viện hoặc cán cho nạn nhân chết ngay lúc đó vì với suy nghĩ của họ lúc này là khi để nạn nhân còn sống mà bị mất khả năng lao động vĩnh viễn thì mức bồi thường chi phí phát sinh ra sẽ nhiều hơn khi nạn nhân chết. Do đó, pháp luật cần có những điều luật quy định về mức bồi thường gây thiệt hại về tính mạng phải lớn hơn gây thiệt hại về sức khỏe. Vì mạng sống của con người là vô cùng quan trọng nên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xem xét lại quy định về vấn đề bồi thường, có các biện pháp răn đe, giáo dục pháp luật biết quý trọng mạng sống con người cũng như tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp được Nhà nước bảo vệ, thể hiện được tính nhân văn, công bằng của xã hội.

3.2. Giải pháp

Trong cuộc sống thường nhật, ở đâu đó vẫn tồn tại những nguy hiểm xung quanh cuộc sống chúng ta mà không thể lường trước được gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng, dù là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dù là lỗi cố ý hay vô ý thì hậu quả gây ra là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người mà tính mạng con người là vô giá không có gì có thể bù bắp được tất cả những tổn thất gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng là chế định được đặt ra để phần nào khắc phục hậu quả xảy ra một cách tốt nhất bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị thiệt hại. Không thể phủ nhận hiệu quả của những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công tác khắc phục thiệt hại xảy ra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của con người. Để làm tốt được điều đó thì cần sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành khác nhau cũng như đề cao trách nhiệm,ý thức của con người. Một số giải pháp được đặt ra để ngày càng hoàn thiện và đẩy lùi hành vi xâm phạm sức khỏe tính mạng con người.

Thứ nhất, cần ban hành những nghị định hướng dẫn các quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng, cần quan tâm tháo gỡ các vướng mắc như mức độ, trách nhiệm cụ thể. Cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục đánh giá hiệu quả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thường xuyên rà soát, tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật của các địa phương trên cả nước. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật cần rà soát, xem xét tính thống nhất khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ đó sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật. Từ đó có thể nhanh chóng

và kịp thời đưa ra các cách giải quyết đúng đắn thống nhất các quy định của pháp luật giúp nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án các cấp và hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp cho xã hội ngày càng công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ hai, Qua tìm hiểu thực tiễn xét xử các vụ án bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người có thể thấy một số hạn chế trong việc áp dụng các quy định của bộ luật Dân sự. Đó là một số quy định của bộ luật Dân sự chưa được hướng dẫn cụ thể nên việc nhận thức và áp dụng các quy định của pháp luật ở các cấp Tòa án còn nhiều điểm chưa thống nhất. Vậy nên cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể các vấn đề còn nhiều quan điểm, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình vận dụng pháp luật vào thực tiễn.

Thứ ba, cần tăng cường xây dựng, đào tạo, đầu tư, nghiên cứu các biện pháp điều trị triệt để và bền vững để những vụ án oan sai, bồi thường không thỏa đáng có thể được giảm xuống. Để làm được điều này thì phải có những biện pháp tác động toàn diện tới chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng: nâng cao trình độ năng lực làm việc, trách nhiệm pháp lý đối với cụ án được phân công, đổi mới chính sách hợp lý về lương bổng, đãi ngộ; gắn liền với hình thức khan thưởng và kỷ luật dối với đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp; bồi dưỡng lực lượng cán bộ, công chức ngày càng lớn mạnh, dồi dào để có thể đáp ứng kịp thời về nhu cầu xét xử nhiều vụ án và nâng cao chất lượng xét xử. Ngoài ra cần phải tiếp thu ý kiến phản hồi từ các cá nhân, tập thể liên quan trong xã hội để kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn phát sinh vướng mắc của Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ tư, không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đến mọi người. Đưa pháp luật vào đời sống thông qua hình thức quảng cáo trên thông tin đại chúng, Thành lập các câu lạc bộ để tuyên truyền, giáo dục, phổ biết các quy định của pháp luật. Đặc biệt cần đưa pháp luật vào các chương trình học giúp cho học sinh, sinh viên ý thức được phải chấp hành và tuân thủ pháp luật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi đã vi phạm thì phải phạt ở mức cần thiết đủ sức răn đe. Nếu chị quan tâm giáo dục trẻ em mà người lớn cứ màm sai thì trẻ em sẽ bắt trước làm theo vì trong nhận thức của trẻ sẽ nhìn theo tấm gương phản diện của người lớn mà bắt chước theo những hành động đó, cho nên giáo dục đến mấy cũng không có hiệu quả. Từ đó mọi người có thể nâng cao ý thức, biết tôn trọng và bảo vệ sức khỏe tính mạng của người khác, đồng thời hạn chế những hành vi vi phạm đến sức khỏe, tính mạng của con người, giảm bớt đau thương, mất mát đáng lẽ không xảy ra.

KẾT LUẬN

Đề tài tập trung phân tích những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người và áp dụng những quy định pháp luật hiện hành vào thực tiễn xét xử ở tòa án nhân dân quận Sơn Trà. Thực chất trách nhiệm bồi thường do xâm hại đến sức khỏe tính mạng con người là một loại của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi nó mang đầy đủ những đặc trưng của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng về nhiều mặt chỉ có một vài đặc điểm khác để phù hợp với tính chất và nội dung đối với hành vi xâm phạm sức khỏe tính mạng con người. Trách nhiệm do xâm phạm sức khỏe tính mạng ở đây được xác định là cả những thiệt hại về cả vật chất lẫn tinh thần với mức quy định bồi thường khác nhau tùy thuộc vào thiệt hại thực tế xảy ra. Ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người để lại hậu quả nghiêm trọng, vậy mối quan hệ nhân quả ở đây là hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là hậu quả, nếu không xác định được mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của hành vi đó thì sẽ không xác định dược trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra và không thể áp dụng những biện pháp khắc phục thiệt hại theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, lỗi hầu như từ những hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng người khác, ta có thẻ quy về ý thức của con người, nhận thức về pháp luật chưa sâu rộng, chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của bản thân và một số yếu tố xã hội đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra mà đau lòng nhất là cướp đi tính mạng của những công dân vô tội. Vì vậy trách nhiệm bồi thường do xâm phạm sức khỏe, tính mạng đặt ra không chỉ bồi thường những tổn thất gây ra về tinh thần và vật chất cho người bị hại mà còn mang tính chất răn đe, giáo dục ý thức tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, tuân thủ pháp luật, sống và làm việc đúng với chuẩn mực xã hội.

Từ quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường do xâm phạm sức khỏe, tính mạng áp dụng vào thực tiễn xét xử Tòa án nhân dân các cấp về cơ bản đã thực hiện tốt hoạt động áp dụng pháp luật của mình; tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại trong việc áp dụng các quy định pháp luật vào từng vụ án cụ thể. Báo cáo đã đề xuất một số kiến nghị nhằm chỉ ra một vài bất cập, tồn tại và tiếp tục hoàn thiệt pháp luật và các văn bản hướng dẫn cụ thế, kịp thời giúp quá trình xét xử mang tính chất chính xác, công bằng nhất.

Để tăng cường hiệu quả công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì cần phải áp dụng các biện pháp: tuyên truyền pháp luật, phổ biến pháp luật; hoàn thiện các chế định pháp luật; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp để ngăn ngừa những sai phạm trong thi hành công vụ, nhằm hạn chế tối đa gây ra thiệt hại cho tổ chức, cá nhân; đồng thời có trách nhiệm giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy

Một phần của tài liệu pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận sơn trà (Trang 32 - 37)