Thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà đối với yêu cầu về bồi thường thiệt hại vê sức khỏe, tính mạng

Một phần của tài liệu pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận sơn trà (Trang 28 - 32)

13 Ngô Huyền(2020) Sơn trà phải tăng cường công tác quản lí môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Cổng thông tin điện tử thành phố Đà nẵng.

2.4.Thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà đối với yêu cầu về bồi thường thiệt hại vê sức khỏe, tính mạng

bồi thường thiệt hại vê sức khỏe, tính mạng

Trong một vụ án, để xác định mức bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hợp lý nhất, Tòa án sẽ dựa trên chứng cứ mà người bị thiệt hại cung cấp, yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, lỗi của các bên trong quá trình xảy ra vụ án. Từ đó đưa ra quyết định công bằng và đúng đắn nhất.

Khi sức khỏe bị xâm phạm gây ra thiệt hại theo đúng với tính chất, nội dung phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì người bị hại có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc:

Thứ nhất, Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại với vên gây thiệt hại. Khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Dựa trên các chi phí về bồi thường như trên, hai bên có thể thương lượng với nhau về vấn đề bồi thường trước. Việc thỏa thuận này sẽ giúp các bên tiết kiệm thời gian và các chi phí phát sinh khác.

Thứ hai, khởi kiện yêu cầu bồi thường. Việc khởi kiện yêu cầu bồi thường này chỉ nên thực hiện sau khi hai bên không thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường thiệt hại. Khi khởi kiện cần phải chuẩn bị các giấy tờ tố tụng như:

- Đơn khởi kiện;

- Giấy tờ chứng minh bị đơn là người xâm phạm đến sức khỏe của mình;

- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại sức khỏe bị xâm phạm;

Ví dụ: Vụ án của ông Nguyễn Quốc Dũng đang ngồi nhậu, thấy ông Linh là người có xích mích với ông Dũng, Khi uống rượu say ông Dũng đã cầm thanh gỗ đuổi theo. Ông Linh trốn thoát kịp nhưng vì trong cơn say nên ông Dũng đã trút giận đánh người đang ở gần đó là ông Huỳnh Chính. Ông Dũng đã dùng thanh gỗ xông đến đánh liên tiếp vào người ông Chính. Khiến ông Chính bị gãy 1/3 giữa xương trụ, gãy xương bàn

tay trái, tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên là 27%( theo giấy chứng nhận của Trung tâm giám định pháp y).

Ông Chính phải vào viện điều trị trong thời gian 15 ngày với mức viện phí là 10.000.000 đồng. Chi phí chăm sóc phục hồi sức khỏe của ông Chính trong vòng hơn hai tháng hết 5.000.000 đồng. Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận là 7.000.000 đồng. Ông Chính có thu nhập 6.000.000 đồng/ tháng.

Vụ việc trên có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì có: thiệt hại xảy ra là tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên là 27%. Hành vi vi phạm pháp luật của ông Dũng là hành vi dùng thanh gỗ xông đến đánh liên tiếp vào người của ông Chính. Lỗi của ông Dũng được xác định là lỗi cố ý gây thiệt hại cho người khác. Thiệt hại về sức khỏe của ông Chính là hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của ông Dũng đã gây ra. Vì vậy, Tòa án căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được buộc ông Dũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ông Chính theo điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Mức bồi thường thiệt hại gồm:

- Chi phí điều trị trong vòng 15 ngày : 10.000.000 đồng

- Chi phí chăm sóc phục hồi sức khỏe: 5.000.000 đồng

- Thu nhập thực tế bị mất: 6.000.000 đồng x 2,5 tháng = 15.000.000 đồng

- Tổn thất về tinh thần: 7.000.000 đồng

Trên đây là những chi phí hợp lý cho việc điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, thu nhập bị mất của anh Chinh khi bị xâm phạm về sức khỏe. Vì vậy, tổng số tiền mà ông Dũng phải bồi thường cho ông Chính là 37.000.000 đồng.

Tòa án sẽ giải quyết việc bồi thường khi có yêu cầu của người bị thiệt hại. Thường thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất dựa trên các chi phí hợp lý thực tế mà người bị thiệt hại phải chi trả trong quá trình điều trị đều có hóa đơn, chứng từ đầy đủ. Nhưng thực tế, có một số trường hợp, người bị thiệt hại lợi dụng sơ hở và “lòng tham” của họ nên việc yêu cần bên bi hại bồi thường cho mình một khoản tiền lớn hơn nhiều so với với mức độ thiệt hại. Như vậy đòi hỏi quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh phải thật nghiêm ngặt, tuân thủ theo quy định pháp luật tránh gây bất lợi cho cả hai bên.

Đối với các vụ án tại Tòa án nhân dân quận Sơn Trà đã qua tố tụng tiến hành hòa giải, chia sẻ những nỗi đau, nỗi mất mát của người bị thiệt hại và hai bên đều tự nguyện thỏa thuận cùng nhau về vấn đề bồi thường thì việc giải quyết bản án được xem là khá dễ dàng. Sự thỏa thuận ở đây dựa trên cơ sở hai bên đều đồng ý, bồi thường những chi phí hợp lí, đảm bảo thời gian bồi thường đúng theo thỏa thuận để bên người bị hại sử dụng chi phí khắc phục thiệt hại một cách kịp thời. Lúc này, Tòa án sẽ ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự. Tòa án sẽ quyết định mức bồi thường khi có đương sự yêu cầu khi sự thỏa thuận là không thành. Đối với các vụ việc bồi bồi thường tổn thất về tinh thần thì Tòa án quận Sơn Trà thường sẽ tạo điều

bồi thường thiệt hại, nó vừa quyền lợi cũng vừa là trách nhiệm của đương sự phần nào chia sẻ những mất mát mình gây ra, thể hiện sự cảm thông và thể hiện tính đạo đức của con người.

Phần trách nhiệm dân sự trong một số vụ án bị kháng cáo khi người bị thiệt hại không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại. Nhận thấy mức bồi thường không thỏa đáng với những tổn thất phải gánh chịu.

Ví dụ: Ông Dương Văn A và ông Nguyễn Ngọc B cùng trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có xích mích với nhau từ trước. Khi biết được ông Dương Văn A sẽ đến nhà ông Nguyễn Phương C ăn đám giỗ. Ông Nguyễn Ngọc B đã trực sẵn và bất ngờ cầm gậy dánh ông A gây thương tích. Ông A phải điều trị tại bệnh viện tỉnh H, mất 8 ngày điều trị với chi phí phải đóng là 9.700.000 đồng. Sau đó ông A yêu cầu ông B phải bồi thường cho ông 89.700.000 đồng bao gồm các chi phí: cấp cứu, điều trị, giám định, thực tế khi ông A trong quá trình điều trị không thể đi làm và chi phí của người chăm sóc trong thời gian 8 ngày tại bệnh viện và 3 tháng điều trị được xuất viện. Theo ý kiến của ông B không chấp nhận mức bồi thường mà ông A đưa ra là 89.700.000 đồng. Tòa án đã xử chấp nhận một phần yêu cầu của ông A, buộc ông B phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho A với mức bồi thường 6.806.214 đồng. Tòa án căn cứ vào kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây ra thực tế là 0% đưa ra mức bồi thường bao gồm các chi phí:

- Chi phí điều trị 08 ngày với số tiền 836.214 đồng;

- Chi phí điều trị giám định 1.530.000 đồng;

- Thu nhập thực tế bị mất :08 x 250.000 = 2.000.000 đồng;

- Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc: 08 x 180.000 =1.440.000 đồng; Và các chi phí liên quan đến quá trình điều trị khác: 1.000.000 đồng;

Ông A lại không chấp nhận phán quyết của tòa án và đã làm đơn kháng cáo, nhưng hội đồng xét xử thấy rằng các chi phí mà tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét là hợp lý, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường do xâm phạm đến sức khỏe, do đó không có căn cứ để hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu đơn kháng cáo.

Có nhiều bản án khi xét xử các thấm phán đã không nêu rõ từng chi tiết những yêu cầu của người bị hại hay người thân của người bị hại yêu cầu, chỉ nêu lên những yêu cầu được chấp thuận mà không nêu rõ ra các yêu cầu không được chấp thuận và nêu rõ lí do mà chỉ đưa ra tổng cộng số tiền được bồi thường. Như vậy, người gây thiệt hại. người bị thiệt hại sẽ không nắm rõ được các khoản phải bồi thường và nhận bồi thường.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm phải bồi thường “một khoản tiền để bồi đắp về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị

thiệt hại, nếu không có những người này thì là người mà người bị hại trực tiếp nuôi dưỡng hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại”14. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng của Tòa án đôi lúc còn chưa được rõ ràng.

Ví dụ như vụ án của Trần Minh Tiến. Vào lúc 15h ngày 19/09/2019, anh Tiến vào nhà chị Hoàng Thị Bé để trộm cắp tài sản. Tiến hay quan sát theo dõi nhà chị Bé một thời gian thì bắt đầu thực hiện hành vi trộm cắp lúc chị Bé vắng nhà. anh Tiến lẻn vô nhà chị Bé và đang cố gắng mở khóa xe để dắt ra ngoài thì đúng lúc chị Bé đi làm về. Không kịp trốn thoát anh Tiến bị chị Bé phát hiện, sau đó chị bé liền hét lên. Anh Tiến hoảng loạn liền cầm con dao đã cầm sẵn chạy tới đâm chị Bé. Sau đó anh lấy trộm g chiếc xe máy bỏ trốn. Sau đó, chị Bé được hàng xóm phát hiện và đưa đi cấp cứu, nhưng do mất máu quá nhiều nên chị Bé tử vong sau đó. Mẹ của chị HuỳnhThị Bé là bà Đào thì Sen là người đại diện hợp pháp của người bị hại yêu cầu anh Tiến bồi thường về tinh thần một khoản tiền là 65.000.000 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, Tòa án ra nhận thấy rằng yêu cầu của người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại là phù hợp với quy định của pháp luật nên buộc anh Trần Minh Tiến bồi thường về tinh thần cho gia đình chị Huỳnh Thị Bé do bà Đào Thị Sen là người đại diện hợp pháp tổng số tiền là 65.000.000 đồng. Theo như bản án thì người được hưởng số tiền bồi thường thiệt hại là gia đình của chị Bé. Cách diễn đạt của bản án là chưa đúng lắm với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, theo khoản 2 điều 591 Bộ luật dân sự 2015 thì người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng người khác bị xâm phạm pahir bồi thường thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp một phần tổ thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Nhưng theo như lý lịch của chị Bé thì gia đình chị gồm ba, mẹ đẻ của chị và một người em gái là Huỳnh Thị Lan. Như vậy, người được hưởng số tiền trên theo như pháp luật quy định sẽ là cha, mẹ đẻ của chị Bé. Bé Lan tuy là người nhà của chị Bé nhưng sẽ không thuộc đối tượng được nhận khoản tiền bù đắp về tinh thần của chị Bé. Việc Tòa án ra quyết định như vậy là chưa được cụ thể với quy định của pháp luật và có thể dễ gây nhầm lẫn đối với người khác.

Ngoài ra tòa án nhân dân quận Sơn Trà xét xử nhiều vụ án theo đúng trình tự của pháp luật mà giảm mức bồi thường thiệt hại hay không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng qua công tác điều tra, thu thập chứng cứ để đảm bảo sự công bằng và đúng pháp luật cho cả hai bên.

Ví dụ như vụ án: Anh Trương Công Tuấn, Anh Tuấn đang ngồi ở nhà uống rượu một mình thì gặp anh Lương Chí Hùng đi ngang qua. Do đã mâu thuẫn trong cuộc sống từ trước nên khi thấy anh Hùng, anh Tuấn cầm gậy dí đuổi theo anh Hùng đòi đánh anh Hùng. Anh Tuấn cầm gậy đánh trúng người anh Hùng. anh Hùng bỏ chạy đến cuối hẻm. Không còn lối nào trốn thoát được, anh Tuấn xông vào đánh anh Hùng 14 Theo khoản 2 điều 591 Bộ luật dân sự 2015

không ngừng,anh Hùng đẩy anh Tuấn ra sau và bỏ chạy tiếp tục. Bị Hùng đẩy, anh Tuấn ngã ra đằng sau khiến người va vào tường và bị chấn thương vùng tay.

Tòa án xét thấy việc hành vi của anh Hùng đẩy anh Tuấn là phòng vệ chính đáng. Anh Hùng chỉ đang Thực hiện hành vi bảo vệ bản thân ngăn không cho anh Tuấn xâm phạm đến mình. Vì vậy, dù cho anh Tuấn bị thương tích, bị những tổn thất về cả tinh thần và sức khỏe nhưng anh Hùng không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với anh Tuấn.

Một phần của tài liệu pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận sơn trà (Trang 28 - 32)