3.4.1.1. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và cung cấp thêm các dịch vụ mới
Các dịch vụ hiện có của công ty mới tập trung vào dịch vụ nhà hàng và phân phối thực phẩm. Những dịch vụ chỉ mới là một phần nhỏ trong hoạt động của chuỗi dịch vụ. Để phát triển mạnh hơn trong tương lai, trở thành một trong những công ty hàng đầu về dịch vụ, công tycần phải nâng cao chất lượng và mở rộng thêm các dịch vụ của mình.
Dịch vụ vận tải, giao nhận và phân phối hàng hóa
Quản lý việc vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động dịch vụ, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hóa đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng. Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanh dịch vụ: Chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng. Người kinh doanh dịch vụ phải giải quyết các vấn đề này bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng: Chi phí vận tải, tốc độ vận chuyển, tính linh hoạt, khối lượng/trọng lượng giới hạn, khả năng tiếp cận, tính linh hoạt
34
Tất cả dịch vụ đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung ứng gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao nhận, xếp dỡ, lưu kho... Nếu để hàng hóa phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này bằng những biện pháp khác nhau: Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ, chọn vị trí kho hàng, thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm logistics, quản lý quá trình vận chuyển...
Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đối với một số mặt hàng nhất định, và đã đạt được lợi nhuận cao. Các hoạt động mua hàng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, cùng với những phế thải phát sinh trong quá trình diễn ra các hoạt động trên sẽ gây tác động xấu ở mức độ khác nhau đến môi trường. Điều này yêu cầu phải có sự kiểm tra trong việc lựa chọn nguyên liệu, sự phù hợp trong khâu mua hàng, tính hiệu quả trong việc giao hàng và xử lý rác thải theo tinh thần: “Tái sử dụng, cắt giảm và tái chế”.
Hướng phát triển các dịch vụ khác
Bên cạnh đó, công ty cần có chiến lược đầu tư phát triển các dịch vụ nội địa; liên doanh, liên kết với các công ty dịch vụ nước ngoài. Thực hiện chiến lược này với mục tiêu là dựa vào khách hàng của công ty nước ngoài, cung cấp toàn bộ dịch nội địa; tiếp thu công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý dịch vụ, kinh nghiệm,… khi đủ lớn mạnh về thế và lực có thể vươn ra cung cấp dịch vụ ở nhiều nước.
Chiến lược thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Liên doanh, liên kết với các công ty dịch vụ nước ngoài để chuyển giao công nghệ, tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn.
Giai đoạn 2: Phát triển các dịch vụ của mình một cách độc lập. Bên cạnh đó, xây dựng các trung tâm phân phối hàng hóa hiện đại cũng là một hướng phát triển tốt. Trung tâm phân phối này bao gồm các nhiệm vụ sau:
35
• Xây dựng các trung tâm phân phối của riêng công ty, hoặc những trung tâm phân phối, kho đa năng hiện đại để kinh doanh cho thuê.
• Hướng tới việc xây dựng các trung tâm phân phối tại thị trường nước ngoài. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào, nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công. Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp quốc doanh của đầu thập niên 90, đến nay hàng nghìn công ty được thành lập và hoạt động trên cả nước. Để phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của mình, công ty cần tập trung cho việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đáp ứng được sự phát triển của dịch vụ cũng như yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Việc đầu tiên công ty có thể làm ngay là cử nhân viên tham gia các trương trình đào tạo. Bên cạnh đó, công ty có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước.
3.4.1.2 Tăng cường hoạt đông Marketing nâng cao công tác dịch vụ khách hàng
Trước hết, để có một dịch vụ tốt thì công ty cần nâng cao công tác dịch vụ khách hàng. Công tác dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết các yêu cầu của khách hàng. Mục đích của hoạt động dịch vụ khách hàng là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và đạt được kết quả của quá trình này là làm tăng giá trị sản phẩm trao đổi. Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng là: tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng. Xây dựng chiến lược khách hàng nhằm gia tăng thị phần của công ty trên thị trường. Nhằm tạo xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để có điều kiện thuận lợi trong
36
việc đảm bảo chất lượng và giảm chi phí cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho công ty
Bước 1: Lựa chọn khách hàng mục tiêu. Không chỉ tập trung vào những khách hàng lớn,..mà còn chọn lọc một số khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể khai thác tối đa năng lực cung cấp dịch vụ của công ty.
Bước 2: Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa công ty và khách hàng. Phát triển dịch vụ Chăm sóc khách hàng. Chăm sóc khách hàng luôn luôn là một yêu cầu cần thiết trong công việc kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng. Không chỉ vậy, đối với khách hàng, họ còn đánh giá một dịch vụ tốt theo cách đối xử của nhân viên bởi cung cách phục vụ của nhân viên sẽ phản ánh một phần chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
Bước 3: Thiết kế hoạt động dịch vụ phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng/ nhóm khách hàng riêng biệt.
3.4.1.3. Liên kết với doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước
Liên kết giữa công ty và các doanh nghiệp trong nước lỏng lẻo còn liên kết, nối mạng với các công ty dịch vụ toàn cầu cũng không có. Đây thực sự là một mối nguy hiểm cho không chỉ công ty mà còn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào sân chơi toàn cầu. Bởi nếu chỉ hoạt động một độc lập, thiếu sự liên kết với các mạng lưới dịch vụ khác thì khả năng chắc chắn một điều các doanh nghiệp Việt Nam chỉ hoạt động như một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dịch vụ cấp 2, cấp 3, cấp 4 đối với dịch vụ toàn cầu mà thôi. Thậm chí còn thua ngay trên chính “sân nhà” của mình. Vì vậy việc liên kết chặt chẽ sẽ giúp công ty đứng vững trên thị trường hội nhập hiện nay.