Web (hoặc WWW) là cách gọi tắt của World Wide Web - mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy cập (đọc và viết) thông tin qua các thiết bị kết nối với mạng Internet; một hệ thống thông tin trên Internet cho phép các tài liệu được kết nối với các tài liệu khác bằng các liên kết siêu văn bản, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách di chuyển từ tài liệu này sang tài liệu khác.
Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, ngoài Web ra còn các dịch vụ khác như thư điện tử hoặc FTP.
1.3.6.2 Công nghệ nền tảng Web – Web-based technology
Web-based technology hay công nghệ dựa trên nền tảng web là một thuật ngữ dùng để chỉ những những ứng dụng (application) hay phần mềm được sử dụng dựa trên nền tảng web. Tức là những ứng dụng hay phần mềm có thể truy cập thông qua trình duyệt trên hệ thống mạng như internet hay intranet. Những ứng dụng web chính là những phần mềm máy tính được mã hóa thông qua những ngôn ngữ được trình duyệt hỗ trợ như là HTML, JavaScript...
Những ứng dụng dựa trên nền tảng web hay ứng dụng web (web application) ngày càng trở lên rất phổ biến vì những ưu điểm vượt trội của nó, mà đặc biệt là ưu điểm to lớn đối với người sử dụng (hay người sử dụng cuối cùng) trên các máy trạm (clients).
Ưu điểm đối với phần máy trạm ở chỗ sử dụng những ứng dụng (application) hay phần mềm (chẳng hạn gmail, những điểm bán lẻ, ...) mà không cần phải cài đặt chương trình gì mà chỉ cần chạy thông qua web. Hơn nữa việc update và duy trì hệ thống cũng không cần cài đặt gì tại máy trạm.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về máy trạm, những ứng dụng web còn rất nhiều ưu điểm khác như: Tự động update chương trình thông qua việc update tại máy chủ, việc dùng trình duyệt làm việc có thể kết hợp với các ứng dụng web khác như mail, tìm kiếm. Người sử dụng có thể chạy chương trình trên mọi hệ điều hành như windows,
Nhóm 2 – Toán Tin K61 31
Linux, Mac… bởi chúng ta chỉ cần có mỗi trình duyệt để làm việc. Ngoài ra, máy tính của chúng ta cũng ko cần đòi hỏi quá cao về cấu hình, đĩa trống….
1.3.6.3 Cấu trúc tổng quát của hệ hỗ trợ quyết định trên nền tảng Web
Hệ hỗ trợ quyết định trên nền tảng Web (Web-based DSS) là một ứng dụng sử dụng nền tảng Web, giúp cung cấp thông tin hoặc công cụ hỗ trợ ra quyết định để người quản lý hay chuyên gia phân tích kinh doanh đưa ra quyết định, qua việc sử dụng các trình duyệt Web để truy cập Internet toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Máy chủ chứa ứng dụng DSS sẽ kết nối với máy tính người dung thông qua mạng với giao thức TCP/IP.
Hệ hỗ trợ quyết định truyền thống không cung cấp khả năng truy cập linh hoạt vào các thành phần của DSS khi đang trong môi trường doanh nghiệp lớn. Khi công nghệ chuyển từ nền tảng LAN hoặc nền tảng máy chủ-máy trạm, sang công nghệ nền tảng Internet; ý tưởng về ứng dụng nền tảng Web xuất hiện trong hệ hỗ trợ quyết định. Các công cụ được phát triển nhờ công nghệ khả-truy cập Web với nguồn tri thức dựng lên nhờ hệ quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ.
Ngày nay, đa số các tổ chức lớn đều dựng các kho dữ liệu mà có thể truy cập bởi mạng cục bộ hoặc bên ngoài qua sử dụng công nghệ Internet. Mục đích chính của DSS nền tảng Web là trích rút lượng lớn các thông tin có cấu trúc nhờ sử dụng công nghệ nền tảng Web. Cách tiếp cận thường thấy là xây dưng một DSS bằng sử dụng hệ quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ - relational database management system (RDBMS) đã có để lưu trữ dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ quen thuộc để chuyển dữ liệu thanh dạng phù hợp cho máy trạm hiện sử dụng giao thức HTTP.
Hệ hỗ trợ quyết định trên nền tảng Web có thể là hướng truyền thông, hướng dữ liệu, hướng tài liệu, hướng tri thức, hướng mô hình, hoặc kết hợp (theo Nandalal và Simonovic).
Nhóm 2 – Toán Tin K61 32
1.3.6.4 Công nghệ cơ sở sử dụng trong DSS nền tảng Web
Người dùng yêu cầu thông tin thông qua một trình duyệt Web sử dụng giao thức HTTP đến máy chủ Web (theo hình trên). Quá trình yêu cầu trên được thực hiện trên máy chủ Web sử dụng chương trình soạn thảo kịch bản. Các kịch bản này tạo kết nối tới cơ sở dữ liệu và thực hiện yêu cầu. Sau đó kết quả được gửi lại cho trình duyệt Web. Các yêu cầu thường là các câu truy vấn hoặc lệnh cập nhật cơ sở dữ liệu. Đôi khi kết quả trả về được đẩy sang một hệ thống khác để xử lý thêm nhằm có được cấu trúc thông tin mong muốn cho việc ra quyết định. Một nhóm phân phối người dùng trên Internet có thể chạy cơ sở dữ liệu để sinh ra loại dữ liệu mới. Dữ liệu này sẽ đẩy cho hệ thống dạng phần mềm mô phỏng, hệ thống công cụ động, hoặc hệ thống tự học nhân tạo (như mạng nơ-ron nhân tạo – ANN). Các chương trình ứng dụng thường được đặt ở một máy chủ từ xa, và giao diện người dùng sử dụng là trình duyệt Web. Công cụ sử dụng cho DSS nền tảng Web thường là HTML, XML, kịch bản giao diện cổng chung - CGI script, giao diện lập trình ứng dụng máy chủ Web – Web server API, và nhiều cái khác nữa.
Nhóm 2 – Toán Tin K61 33
1.3.6.5 Tư tưởng phát triển: Ứng dụng của trình phần mềm thông minh trong xây dựng DSS nền tảng Web
Hệ thống chuyên gia trực tuyến nền tảng Web ngày càng được triển khai nhiều hơn cho các hệ thống động trên khắp thế giới. Vì vậy, việc cung cấp các dịch vụ sẽ đáp ứng được các nhu cầu biến thiên của khách hàng, và trở thành chương trình điều khiển phát triển tất yếu đối với nhiều hệ thống nền tảng Web trong doanh nghiệp và chính phủ.
Một hướng tiếp cận mới tới DSS nền tảng Web là cung cấp các tác vụ di động và công nghệ phân phối đối tượng trong xây dựng DSS nền tảng Web thông minh. Cụ thể:
Tác vụ di động
Thường là chương trình máy tính không độc lập, di chuyển khắp nơi trên mạng, đóng vai trò đại diện cho người dùng hoặc thực thể khác.
Là một thực thể phần mềm mà có thể di chuyển qua nhiều máy chủ để truy cập các nguồn lưu trữ thông tin tại mỗi máy chủ đã đi qua. Ngoài ra chúng còn tương tác với các tác vụ khác.
Không bị hạn chế bởi hệ thống mà nó bắt đầu thực hiện xử lý. Phân phối DSS
Có thể hoạt động trong môi trường không đồng nhất nhờ sự giúp đỡ của các tác vụ di động.
Nhóm 2 – Toán Tin K61 34
Thường xuyên yêu cầu xử lý từ xa từ các mô hình quyết định và cần truy cập vào nguồn dữ liệu ở các máy chủ từ xa.
Như đã dự tính trước, thiết kế của DSS nền tảng Web tốt hơn thiết kế của DSS truyền thống. Một khuôn khổ mới với tên máy sinh DSS nền tảng Web linh hoạt – FWDSSG, sử dụng các tác vụ phần mềm để tăng cường khả năng làm việc của DSS, đã được đề xuất (Samaras, Pitoura, và Evripidou, 1999). Nhiều tác vụ đã được sử dụng trong khuôn khổ để nới rộng tính linh động của máy sinh DSS nền tảng Web. Các tác vụ đó là:
1. Tác vụ giao diện người dùng để thực hiện trình bày một cách có hệ thống. 2. Tác vụ người dùng (tĩnh và thông minh) để đại diện cho người dùng ở máy
trạm để đồng nhất với bên quản lý tác vụ ở máy chủ. Người dùng yêu cầu bên quản lý tác vụ xử lý các thao tác và lấy ra kết quả từ bên quản lý tác vụ. 3. Tác vụ DSS thành phần (tĩnh và tương tác) để trình bày các nguồn thành phần
được nằm ở các trang Web.
4. Tác vụ trỏ DSS thành phần (di động và thông minh) để làm việc với các tác vụ DSS thành phần nhằm hoàn thành các thao tác được giao. Bên quản lý tác vụ thuộc máy chủ tạo ra các thao tác để xử lý các tác vụ ngay sau khi nhận được yêu cầu từ người dùng.
5. Tác vụ DSS ngữ cảnh (tĩnh và tương tác) để đại diện cho các tình huống có thể xảy ra ở phía người dùng.
Các tác vụ chủ yếu được sử dụng để thu thập thông tin thông qua trao đổi thông tin với các tác vụ khác (hình dưới). Đối với trao đổi thông tin giữa các tác vụ với nhau, một giao thức với tên ngôn ngữ trao đổi thông tin tác vụ - ACL được áp dụng. Dữ liệu có thể truyền đi lại dưới dạng XML.
Nhóm 2 – Toán Tin K61 35
1.3.6.6 Các vấn đề của DSS nền tảng Web
Trao đổi thông tin là khâu cuối quan trọng trong việc triển khai DSS trên môi trường Internet. Đa số các nước đang phát triển trên thế giới, các máy trạm thường kết nối với Internet thông qua trao đổi cấp thấp và/hoặc đường dây điện thoại với tốc độ truyền thấp. Vì vậy, thời gian cần để thực hiện tính toán bên phía máy chủ có thể rất lâu. Những đầu tư thiết yếu từ phía chính phủ và các cơ quan quốc tế là rất quan trọng để nâng cao cơ sở hạ tầng.
Một vấn đề khác liên quan tới DSS nền tảng Web là sự kết hợp giữa mô hình khả thi và mô hình thân thiện người dùng. Sự triển khai DSS trên Internet sinh ra những yêu cầu bắt buộc và những giới hạn của người phát triển. Rất nhiều các mô hình đang có, đã được xác minh, và thân thiện người dùng không thể kết hợp trực tiếp được với xây dựng DSS nền tảng Web. Cần thêm những nỗ lực và hỗ trợ lập trình để có thể vượt qua vấn đề này.
Sự thiếu thông tin cũng là một mối quan ngại đáng để tâm để phát triển DSS nền tảng Web tại các nước đang phát triển. Mặc dù nhiều tiến trình đang được thực thi giai đoạn gần đây, với những nỗ lực thu thập, lưu trữ, và sử dụng dữ liệu qua nhiều hình thức, tính đáng tin và dữ liệu không đổi vẫn còn rất khó.
Nhóm 2 – Toán Tin K61 36
KẾT LUẬN
Ra quyết định là một quá trình lựa chọn giữa hai hoặc nhiều khóa hành động thay thế cho mục đích đạt được một hoặc nhiều mục tiêu. Việc ra quyết định quản lý đồng nghĩa với xem xét toàn bộ quy trình quản lý. Người quản lý đặt mục tiêu, hoặc kế hoạch; do đó, lập kế hoạch ngụ ý ra quyết định. Các chức năng quản lý khác, như tổ chức và kiểm soát, cũng liên quan đến việc ra quyết định.
Hệ thống thông tin là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu như các yếu tố vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố ra, bao gồm 5 tài nguyên cơ bản: con người, phần cứng, phần mềm, nguồn dữ liệu và thủ tục. Vòng đời của hệ thống trải qua quy trình 6 bước: Khảo sát, phân tích, thiết kế, thực hiện, kiểm thử, triển khai và bảo trì.
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng trong quy trình xây dựng phần mềm và đưa ra quyết định nhằm tránh được những sai lầm trong thiết kế, cài đặt và những sai sót ở phần ý niệm/quan niệm.
Vai trò của máy tính và quá trình ra quyết định trong khoa học máy tính và các ngành liên quan như trí tuệ nhân tạo là vô cùng to lớn. Mục đích của nó là để tạo ra các hệ thống thông minh, các mô hình hay các chương trình máy tính có thể tự đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định, hay gọi tắt là hệ hỗ trợ quyết định, được sinh ra nhẳm cải thiện chất lượng của các quyết định truyền thống, cũng như rút ngắn thời gian ra quyết định của người quản lý hoặc chuyên gia phân tích. Không những thế, người ra quyết định còn được mở rộng hơn về mặt thông tin, tri thức, qua đó giúp người ra quyết định trở nên linh hoạt hơn trong môi trường kinh doanh.
Hệ hỗ trợ quyết định trên nền tảng Web là một ứng dụng rất hiệu quả để hỗ trợ quyết định của người quản lý hoặc các chuyên gia phân tích trong thời kỳ công nghệ Internet, đặc biệt là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. Tuy nhiên vấn đề đồng bộ hoá vẫn là một vật cản lớn đối với sự phát triển của hệ hỗ trợ này, và càng khó khăn hơn khi thông tin đang ngày một đa dạng.
Nhóm 2 – Toán Tin K61 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sprague R (1998), “Decision Support Systems”, Ed. Prentice Hall.
[2] Hoàng Xuân Huấn (2009), Hệ thống trợ giúp quyết định, bài giảng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
[3] E. Turban, Decision support and expert systems, Prentice Hall,1995
[4] R.H. Sprague, H.J. Watson, Decision support systems – Putting theory into practice, Prentice Hall, 1986