Hoàn thành Xuất sắc công tác từ thiên, Kế hoạch nhỏ…

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức (Trang 28 - 32)

PHẦN 3 : KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ

I.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Từ trước đến nay phần lớn mọi người đều cho rằng môn Toán, tiếng Việt là môn chính các môn còn lại là môn phụ trong đó có môn Đạo đức. Chính vì vậy mới dẫn đến thực trạng như hiện nay đó là sự yếu kém đáng báo động về cách ứng xử trong giao tiếp, ý thức và nhận thức về xã hội .Theo tôi, ngay từ khi làm quen với môn Đạo đức chúng ta cần giáo dục cho học sinh hiểu rõ vai trò ý nghĩa của môn học này, đồng thời hướng dẫn cho các em cách học phù hợp, có như vậy mới giúp các em yêu thích và hứng thú để học tốt môn Đạo đức lớp 4 cũng như các năm tiếp theo.

Khi quyết định tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi nhận thấy rằng không phải là học sinh của tôi không thích học Đạo đức mà chủ yếu là do quan niệm từ lâu này của các bậc phụ huynh, chỉ muốn con học giỏi Toán và Tiếng Việt và sự sơ sài, chủ quan, không chịu đầu tư vào tiết dạy của một bộ phận giáo viên cũng chỉ tập trung vào Toán và Tiếng Việt. Mỗi khi lên tiết dạy Đạo đức, tôi thường tìm hiểu kĩ nội dung, sau đó tìm tài liệu ( bao gồm tranh ảnh, clip và tư liệu mở rộng thêm ) để phục vụ cho tiết học và điều làm tôi thực sự vui mừng, phấn khởi là khi tôi giảng bài một cách hăng say về những gì mà tôi tìm kiếm được thì học sinh của tôi cũng rất hứng thú học. Mỗi giờ học Đạo đức giờ đây là một sự mong chờ của các em, bởi sự bất ngờ từ kiến thức và những điều thú vị mà tôi đã chuẩn bị cho các em. Các em đều rất hăng hái tham gia các hoạt động và nhiệt tình bày tỏ ý kiến.

Trên tất cả, tôi mong rằng không phải tôi áp dụng đề tài vào các giờ học Đạo đức để nâng cao chất lượng dạy học của bản thân lớp tôi chủ nhiệm hay đạt được những kết quả cao trong các kì thi giáo viên giỏi mà cao hơn nữa đó là đưa đến với tất cả những người giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng những suy nghĩ tâm huyết của một người giáo viên, luôn mong muốn thế hệ trẻ của Việt Nam sau này cũng sẽ là những con người có lối sống lành mạnh, văn minh, lịch sự. Chúng ta đi đến đâu sẽ luôn tự hào là người Việt Nam.

II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Theo tôi muốn đạt được kết quả tốt trong giảng dạy, giáo viên phải có kĩ năng phân tích chương trình, sách giáo khoa, xác định đúng mục đích yêu cầu,

nội dung của từng bài học và tìm ra phương pháp phù hợp, dễ dàng chạm đến trái tim của các em.

Khi sử dụng sách giáo viên cũng như các tài liệu tham khảo chứ không phải là áp dụng một cách cứng nhắc. Cần lựa chọn các phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm vùng miền. Các hình thức dạy học cũng cần linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhiệm vụ học tập và tình hình thực tế. Luôn cập nhật những thông tin mới nhất.

Bản thân người giáo viên cần hiểu rõ và thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” . Luôn luôn trau dồi kiến thức cho bản thân, học hỏi các bạn bè đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Không tự kiêu, tự mãn.

Trong công tác chủ nhiệm, việc đầu tiên của năm học mới là cần nắm rõ hoàn cảnh của mỗi học sinh. Nắm bắt được càng sớm càng tốt để không những chỉ là trong giờ học Đạo đức mà cần phải quan tâm, rèn dũa các em mọi lúc có thể. Việc phối hợp chặt chẽ với các cha mẹ học sinh là không thể thiếu.

Trong các năm học tới đây, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các phương pháp khác để áp dụng hiệu quả hơn trong quá trình dạy học Đạo đức bởi vì bản thân tôi nhận thấy rằng sáng kiến này của tôi tuy góp phần giúp cho học sinh có thái độ tích cực hơn trong cuộc sống chưa hẳn đã là tốt nhất với tất cả các em học sinh.

Trên đây là những sáng kiến mà tôi tâm đắc đã được tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót, bản thân tôi cũng sẽ cố gắng hoàn thiện để nó mang lại hiệu quả cao hơn nữa.

III. ĐỀ XUẤT

Tôi muốn đề xuất với các cấp lãnh đạo ngoài việc cung cấp tài liệu hướng dẫn giảng dạy như hiện nay, ngành nên biên soạn thêm tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức đạo đức phù hợp với từng bài để giáo viên có thêm tư liệu cho học sinh.

Phòng giáo dục nên tổ chức thêm chuyên đề về môn Đạo đức, cụ thể về cách dạy từng dạng bài, hướng dẫn cách đánh giá, kiểm tra phù hợp với thực trạng môn Đạo đức lớp 4 hiện nay.

Về phía nhà trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ mỗi giáo viên cần nêu ra những vướng mắc khó khăn trong giảng dạy môn Đạo đức để thảo luận tìm phương án phù hợp nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm“ Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức”tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong năm học 2018-2019. Đây là những cách làm mà tôi đã thực hiện và thực sự có hiệu quả.Tuy nhiên khi viết thành đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin cam đoan đây là đề tài sáng kiến tôi tự nghiên cứu và áp dụng, không sao chép của ai.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ( NXB Giáo dục, Hà Nội ) 2. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học ( NXB Giáo dục, Hà Nội ) 3. Giáo dục học ( NXB Giáo dục, Hà Nội )

4. Luật giáo dục ( NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội )

5. Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại ( NXB Giáo dục, Hà Nội )

6. Giáo trình đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học , NXB Đại học sư phạm ,Hà Nội, Nguyễn Hữu Hợp ( 2013)

7. Sách giáo viên môn đạo đức

8. Sách học sinh môn đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5

9. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới ( NXB Giáo dục, Hà Nội 10. Thiết kế bài giảng Đạo đức lớp 4 – Nhà xuất bản Hà Nội

11. Hướng dẫn viết SKKN của phòng giáo dục và đào tạo Quận Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức (Trang 28 - 32)