Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ học sinh

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Khương Đình (Trang 36 - 38)

b. Thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh trường tiểu học Khương

2.3.6.Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ học sinh

* Nội dung biện pháp

Nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo, triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên ở tất cả các khâu, từ nội dung của hoạt động đến biện pháp thực hiện. Kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau, đánh giá linh hoạt các đối tượng.

Nội dung kiểm tra, đánh giá GDĐĐ tập trung vào việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ; việc thực hiện các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; các văn bản cho các hoạt động giáo dục; các hoạt động chỉ đạo của cán bộ quản lý cấp trường đối với các lớp học sinh; kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ đối với việc nâng cao nhận thức, hình thành, củng cố kĩ năng thói quen hành vi đạo đức của học sinh; đánh giá sự phối hợp, cũng như tinh thần thái độ, trách nhiệm của các lực lượng trong nhà trường.

Qua kết quả kiểm tra, đánh giá, xác định lại độ chính xác, hiệu quả của các biện pháp và các kết quả quản lý; từ đó có sự điều chỉnh, khắc phục tồn tại, sai sót, phát huy thế mạnh trong GDĐĐ cho học sinh.

* Cách thức tiến hành biện pháp

Nhà trường phải lên kế hoạch cho công tác kiểm tra đánh giá ngay từ đầu năm học. Phối hợp với các bộ phận, cá nhân có chức năng và khả năng, xây

dựng các tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc cụ thể về các mặt hoạt động của công tác GDĐĐ cho học sinh.

Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá, phải biểu dương những điển hình trong công tác GDĐĐ, đồng thời phê bình, nhắc nhở xử lý những trường hợp làm chưa tốt. Để kiểm tra, đánh giá các nội dung trên phải lựa chọn và phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Ban đức dục và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh dựa vào Điều lệ trường tiểu học, quy chế đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học của Bộ giáo dục và Đào tạo, dựa vào tình hình thực tế và điều kiện của nhà trường; xây dựng các tiêu chí thi đua của cán bộ, giáo viên trong đó quy định rõ về khen thưởng và kỷ luật đối với công tác GDĐĐ.

BGH kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ việc thực hiện các hoạt động GDĐĐ của cả giáo viên, học sinh cũng như các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

Yêu cầu giáo viên, học sinh tự kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ hàng tháng, hàng tuần, theo học kỳ và theo năm học. Tạo cơ hội để giáo viên kiểm tra, đánh giá chéo giáo viên, học sinh kiểm tra, đánh giá chéo học sinh.

Tổ chức sơ kết các cuộc vận động, các phong trào thi đua nhân các ngày lễ lớn trong năm, trong đó có khen thưởng, kỷ luật công bằng, nghiêm túc, kịp thời. Tạo điều kiện tốt nhất về tài chính, cơ sở vật chất để khen thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt thành tích cao. Kiểm tra việc khen thưởng và kỷ luật để đảm bảo việc thực thi quyết định khen thưởng, kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.

Phải dựa vào kế hoạch để xây dựng những chỉ tiêu xác đáng cho việc kiểm tra đánh giá. Phải có sự phù hợp dựa vào các tiêu chuẩn của các yếu tố định tính và định lượng trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân.

Với cán bộ quản lý giáo dục: nắm bắt tình hình GDĐĐ trong nhà trường đúng thực tế, kiểm tra lại mục tiêu ban đầu có đạt được hay không, từ đó đề ra các phương án điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Thông qua kiểm tra, đánh giá xây dựng được chế độ khen thưởng hợp lý kích thích đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hoạt động có hiệu quả trên cơ sở lợi ích kinh tế hợp lý với đặc thù công việc và thành quả công việc đạt được. Mặt khác, xây dựng được những quy định nhằm hạn chế những hành vi xấu, những tiêu cực làm ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ và quản lý GDĐĐ trong nhà trường.

Với giáo viên: Làm rõ những ưu điểm, những thành tích cần phát huy, đồng thời tìm hiểu những khuyết điểm, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác GDĐĐ do giáo viên nhà trường phụ trách.

Với học sinh: Làm rõ việc tiếp thu các bài giảng GDĐĐ, nâng cao ý thức trách nhiệm, tu dưỡng đạo đức trong quá trình GDĐĐ của học sinh. Từ đó giúp học sinh nhận thức được các mặt còn thiếu sót của mình để tiếp tục cố gắng.

* Mối quan hệ các biện pháp

Trên đây là các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh tiểu học. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp quản lý có những ưu điểm, những hạn chế nhất định và có tác động khác nhau đến đối tượng quản lý. Các chủ thể quản lý cần phải vận dụng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Hay nói cách khác là chúng ta phải chú ý đến mối quan hệ của các biện pháp và biết phối hợp linh hoạt, đồng bộ nhiều biện pháp trong giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Khương Đình (Trang 36 - 38)