hóm hỉnh. Cách nói ẩn ý, ngược nghĩa, ngôn từ mộc mạc tự nhiên mà ý vị.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cần đạt được các ý sau:
+ Giảng giải, làm sáng tỏ các ý kiến cũng như cơ sở và mối quan hệ đối lập của các ý kiến đó.
+ Đưa ra được ý kiến của bản thân: Đồng ý với các ý kiến trên/ đồng ý một phần; và đưa ra được nhận xét, đánh giá thể hiện suy nghĩ của bản thân về quan niệm sống"Nhàn" mà tác giả gửi gắm
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
B4. Đánh giá kết quả
- GV nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu : Vận dụng kiến thức vào thực tế
B1. GV nêu câu hỏi:
Từ quan niệm sống của tác giả bài thơ hãy liên hệ đến quan niệm sống"nhàn"của giới trẻ ngày nay?
trong bài thơ.
- Từ Nguyễn Trãi cho đến Nguyễn Bỉnh Khiêm đều tìm về cuộc sống thanh đạm, hoà hợp vói tự nhiên nhưng nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Tuy gắn bó, hoà mình với cuộc sống nơi thôn dã nhưng xét đến cùng ông vẫn đầy trăn trở trong lòng về thời cuộc rối ren, về việc con người dễ sa ngã vào vòng danh lợi. Nhàn là lối sống tích cực, là thái độ của giới trí thức thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với thời cuộc để cố gắng giữ mình trong sạch, không bị cuốn vào vòng đấu giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến.Triết lý “nhàn dật” của Nguyễn Bỉnh Khiêm với hạt nhân “vô sự” chưa phải là giải pháp tối ưu để định hướng cho xã hội phát triển và đó cũng không phải là lối thoát của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI. Tuy nhiên, triết lý ấy đã thể hiện được nỗ lực cứu vãn xã hội của tầng lớp trí thức đương thời. Đó là điều đáng trân trọng.
-Liên hệ với quan niệm về lối sống "Nhàn" của giới trẻ ngày nay: Chạy theo vật chất, có những suy nghĩ lệch lạc
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
B3. Báo cáo kết quả thảo luận
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
B4. Đánh giá kết quả
- GV nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
Hoạt động 5: Mở rộng
- Mục tiêu : Mở rộng kiến thức từ bài học
B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Gv nêu câu hỏi: theo em lối sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn phù hợp với thời đại ngày nay?
-Tìm đọc một số bài thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi”của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
B3. Báo cáo kết quả thảo luận
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
B4. Nhận xét, đánh giá kết quả
cho rằng sống "Nhàn" là không phải lao động, suy nghĩ; chỉ việc hưởng thụ cuộc sống sung túc, ăn chơi thoái mái không phải lo nghĩ về tiền bạc, không có trách nhiệm với ai, không phải lo lắng điều gì...
-Phê phán những biểu hiện lệch lạc, những cách hiểu lệch lạc về lối sống "Nhàn" dung tục, tầm thường, vị kỉ trong giới trẻ để từ đó khẳng định ý nghĩa của vấn đề cũng như rút ra bài học cho bản thân:
+Cần phải rèn luyện học tập và tu dưỡng để có thể tạo ra cho mình một lối sống "Nhàn" phù hợp với thời đại.
Hs có thể đưa ra các ý kiến khác nhau Gợi ý: Trong bối cảnh thời đại đang nhức nhối với vấn đề ô nhiễm môi trường, con người hủy hoại tự nhiên, vấn đề thực phẩm bẩn, con người vì cái lợi trước mắt của mình mà đầu độc lẫn nhau, vì đồng tiền mà bị vướng vào vòng lao lý, bị trừng trị bởi pháp luật.... + Lối sống hòa hợp, gần gũi với tự nhiên, giữ nhân cách cao đẹp và tâm hồn thanh thản là mục tiêu cao đẹp của cuộc
Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
sống, làm nên giá trị bền vững trong cuộc sống của con người mà chúng ta cần hướng đến.
1. Dại khôn
Làm người có dại mới nên khôn, Chớ dại ngây si, chớ quá khôn. Khôn được ích mình, đừng rẽ dại, Dại thì giữ phận chớ tranh khôn. Khôn mà hiểm độc là khôn dại, Dại vốn hiền lành ấy dại khôn. Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại, Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.
2. Khuyên đời
Mảng chê người ngắn, cậy ta dài; Hơn kém dù ai cũng mặc ai. Mùi nọ có bùi không có ngọt; Màu kia chày thấm lại chày phai. Đã hay phận định đành an phận; Dẫu có tài hơn chớ cậy tài.
Quân tử ngẫm xem cơ xuất xứ; Ắt là khôn hết cả hoà hai.