Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu SKKN THPT: Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (Trang 36 - 37)

IV. Tiến trình bài học

3.Kết quả thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá kết quả của công tác huấn luyện cũng như quá trình thực nghiệm sư phạm tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh trước và sau thực nghiệm với các test đã đưa ra ở mục 4. Chương 2 kết quả thể hiện thành tích của các vận động viên được nâng lên rõ rệt sau thực nghiệm.

Bảng 6. Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm

ST

T Nội dung test

Nữ Nam

Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

1 Nằm sắp chống đẩy (lần) 18 32 30 53

2 Đi vịt 20m (s) 20’’05 17’’45 17’’38 16’’05

3 Bật xa tại chỗ (m) 1,95 2,24 2,25 2,66

4 Bật cóc 20m(s) 10’’55 9’’23 8’’65 7’’09

5 Giữ gậy treo tạ 5kg ngồi di chuyển 20m (s)

16’’87 14’’26 14’’69 13’’17

Quan sát bằng mắt thường chúng ta cũng thấy được thành tích trung bình của các em tăng lên đáng kể so với trước thưc nghiệm sư phạm. Điều này khẳng

định hệ thống bài tập và các phương pháp huấn luyện của chúng tôi đã giúp học sinh nâng cao thể lực phát triển các tố chất và thành tích thể thao.

7.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến.

Qua việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã đưa ra được các giải

pháp cho quá trình tuyển chọn vận động viên như: tuyên truyền; tổ chức thi tuyển; trực tiếp tuyển chọn; kiểm tra sư phạm trong tuyển chọn vận động viên. Các giải pháp này đã giúp tôi tuyển chọn được các vận động viên có các điều kiện và tố chất về sức khỏe, thể lực, tâm lý, ... cần thiết đáp ứng tốt cho quá trình huấn luyện. Do đó các huấn luyện viên TDTT cũng có thể tham khảo các giải pháp này làm cơ sở hay làm mẫu cho quá trình tuyển chọn vận động viên ở các môn thể thao khác.

Với việc đưa ra các bài tập phù hợp, tiến trình huấn luyện, giáo án và nhật ký huấn luyện hợp lý cũng như các giải pháp về thời gian luyện tập và việc tận dụng những điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho tập luyện, cùng với lòng yêu nghề và say chuyên môn cũng như việc hiểu và nắm bắt được tâm lý học sinh cũng giúp tôi rất nhiều trong quá trình huấn luyện để mang lại những thành công bước đầu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX. Tôi tin rằng, sáng kiến kinh nghiệm của mình cũng sẽ là một tài liệu hữu ích cho các huấn luyện viên, giáo viên khác trong nghiên cứu khoa học, trong huấn luyện TDTT và đặc biệt là trong tuyển chọn và huấn luyện môn Đẩy gậy.

Một phần của tài liệu SKKN THPT: Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (Trang 36 - 37)