Tổ chức triển lãm về biển đảo với những tư liệu, hiện vật sinh viên thu thập theo chủ đề cụ thể. Ví dụ triển lãm về bảo vệ chủ quyền trên biển, về các chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, về các loại tài nguyên của biển Việt Nam, về khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam, về các cảnh đẹp của biển Việt Nam,... Các tư liệu có thể là tranh, ảnh sinh viên thu thập được từ sách, báo, các nguồn khác nhau; các bài viết, các hình ảnh các bạn tự sáng tác ra. Chủ đề của triển lãm nên để ban tổ chức triển lãm lấy ý kiến của sinh viên và tự quyết định. Nhà trường nên giao cho một khối lớp tổ chức triển lãm, gợi ý sinh viên thành lập ban tổ chức với 8 - 10 sinh viên có trách nhiệm, năng nổ, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Tuy nhiên vẫn rất cần có giảng viên hỗ trợ sinh viên trong mọi hoạt động, song giảng viên không quyết định thay sinh viên.
Trưởng ban tổ chức điều hành chung, quán xuyến việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên, trao đổi để thống nhất chủ đề, nội dung chi tiết, thời gian triển khai (cụ thể tới từng công việc cần hoàn thành ở thời điểm nào); báo cáo với cán bộ phụ trách/giảng viên, lãnh đạo nhà trường; theo dõi, đôn đốc các thành viên và hỗ trợ khi cần thiết; tổng kết sau khi hoàn thành triển lãm.
Tiểu kết chương 2
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên là cả một quá trình, do đó cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các tất cả các lực lượng trong Nhà trường cho nhiệm vụ chính trị cấp thiết này. Để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho sinh viên cần thực hiện tốt hệ thống các giải pháp cơ bản, trong đó tập trung vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Tổ chức báo cáo chuyên đề về chủ quyền biển đảo Việt Nam; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo hoặc tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại các bảo tàng hay tổ chức triển lãm về biển đảo… Đây là những biện pháp góp phần quan trọng để giáo dục ý thức chủ quyền biển
đảo cho sinh viên từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc. Sự kết hợp của nhiều giải pháp sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp và đem lại hiệu quả trong giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên trường Đại học hiện nay.
KẾT LUẬN
Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, ông cha ta đã đổ bao công sức và máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, những thế hệ tiếp nối cần vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam trên những vùng biển, đảo được luật pháp quốc tế công nhận.
Hiện nay chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng cả về phương diện thực tại lẫn khía cạnh học thuật. Đặc biệt là các tài liệu tuyên truyền theo cách xuyên tạc sự thật lịch sử đang ngày một chiếm số lượng nhiều. Thực tế đó đòi hỏi các biện pháp giáo dục về chủ quyền biển đảo cho thế thệ trẻ Việt Nam phải được triển khai một cách mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả.
Ngoại khóa là một trong những hình thức tổ chức dạy học. Thực hành ngoại khóa nhằm tổ chức cho sinh viên được thâm nhập vào đời sống xã hội để quan sát, tiếp thu những kiến thức sinh động của cuộc sống, hình thành những phương pháp tư duy thực tế, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống xã hội. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho sinh viên mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển hứng thú và năng lực hành động của bản thân.
Trong bối cảnh quốc tế đang diễn biến phức tạp như hiện nay, vấn đề chủ quyền biển, đảo là vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm, nên việc tăng cường giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo qua cho sinh viên hoạt động ngoại khóa ở trường đại học có ý nghĩa quan trọng. Điều này giúp sinh viên hiểu được những vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh mình, qua đó sinh viên sẽ có thái độ và trách nhiệm đối với xã hội. Vì vậy, tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo là một trong những biện pháp hiệu quả để giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng cho sinh viên. Sinh viên là lực lượng trẻ đông đảo trong xã hội, có vai trò quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh đất nước, là nguồn nhân lực chủ yếu tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Do đó, để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay, cần phải đặc biệt chú trọng việc giáo dục, đào tạo, rèn luyện thế hệ trẻ ngày hôm nay, trong đó không thể không giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng - Cục chính trị Quân chủng hải quân, Biển và hải đảo Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2007.
2. Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải năm học 2018-2019.
3. Nguyễn Ngọc Cơ – Trương Văn Hiệp, Để góp phần nâng cao ý thức chủ quyền
biển đảo cho học sinh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, 2017.
4. Nguyễn Thị Côi, Bảo tàng lịch sử, cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông trung học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua
30 năm đổi mới 1986 - 2016, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
8. Nguyễn Văn Kim, Người Việt với biển, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2011.
9. Dương Quang Hiển, Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của thanh niên,
học sinh, sinh viên về biển đảo, Tạp chí Lý Luận chính trị, số 5/2013.
10. Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2013.
11. Lê Thị Thúy Hoàn (dịch), Cẩm nang bảo tàng, Bảo tàng cách mạng Việt Nam xuất bản, 2000.
12. Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2007.
13. Liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (bản dịch), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
14. Lưu Văn Lợi, Những điều cần biết biết về Đất – Biển – Trời Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2010.
15. Phạm Khánh Ngọc, Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019.
16. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 2010.
thanh niên quân đội hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, 2017.
18. Trần Công Trục (chủ biên), Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013.
19. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng,
Hà Nội, 2016.
20. https://vi.wikipedia.org
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo
qua các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học hiện nay”, các bạn vui
lòng trả lời các câu hỏi được nêu dưới đây:
* Bạn vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân: Họ và tên: ---
Khoa: --- Sinh viên năm: ---
* Bạn hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp.
Câu 1. Theo bạn kiến thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc có cần thiết đưa vào trong chương trình dạy và học cho sinh viên ở trường đại học không?
1 Rất cần thiết 2 Cần thiết 3 Ít cần thiết 4 Không cần thiết
Câu 2. Bạn thường tìm hiểu kiến thức về chủ quyền biển, đảo thông qua hình thức nào?
1 Sách, báo, tivi, internet... 2 Bài học trên lớp
3 Hoạt động ngoại khóa 4 Các hình thức khác
Câu 3. Bạn thích học những kiến thức về chủ quyền biển, đảo qua những phương pháp dạy học nào?
1 Đọc - chép
2 Thông qua các hoạt động ngoại khóa 3 Sử dụng công nghệ thông tin
4 Các phương pháp khác
Câu 4. Bạn nhận thức như thế nào về vai trò của hoạt động ngoại khóa đỗi với quá trình học tập của sinh viên ở trường đại học?
1 Rất quan trọng 2 Quan trọng 3 Ít quan trọng 4 Không quan trọng
Câu 5. Ở trường đại học, bạn có được thường xuyên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu kiến thức về chủ quyền biển, đảo không?
1 Rất thường xuyên 2 Thường xuyên 3 Thi thoảng 4 Hiếm khi
Câu 6. Bạn đã được tham gia hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo ở trường đại học chưa?
1 Tham gia nhiều lần 2 Đã từng tham gia 3 Chưa tham gia
Câu 7: Trong các hình thức ngoại khóa dưới đây bạn đã tham gia những hình thức nào?
1 Tọa đàm, Báo cáo chuyên đề
2 Tổ chức các cuộc thi về chủ đề biển đảo 3 Tham quan, học tập tại các bảo tàng 4 Tổ chức triển lãm
5 Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về biển đảo
Câu 8. Theo bạn việc tham gia các hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt
Nam có tác dụng gì?
--- --- --
--- ---Câu 9. Bạn thường gặp khó khăn gì khi tham gia các hoạt động ngoại khóa?
--- --- -- --- - Cảm ơn bạn đã giúp đỡ
PHỤ LỤC 2
CÂU HỎI KIỂM TRA SINH VIÊN VỀ KIẾN THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC
* Bạn hãy lựa chọn đáp án đúng nhất cho những câu sau:
Câu 1. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, chủ yếu do
A. Là một trong những vùng biển rộng nhất Thế giới.
B. Là đường giao thông hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới. C. Có nguồn tài nguyên phong phú nhất thế giới.
D. Có rất nhiều nước nằm ven bờ.
Câu 2: Bạn hãy cho biết biển nước ta gồm mấy phần?
A. 2 phần (Nội thủy; Lãnh hải)
B. 3 phần (Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp lãnh hải)
C. 4 phần (Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế)
D. 5 phần (Lục địa; Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế)
Câu 3. Vùng biển nước ta có diện tích khoảng
A. 0,5 triệu km2 B. 1 triệu km2 C. 3 triệu km2 D. 3,5 triệu km2
Câu 4. Nước ta có đường bờ biển dài
A. 1260 km B. 2260 km C. 3260 km D. 4260 km
Câu 5. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, diện tích khoảng 3,5 km2, được bao bọc bởi:
A. 9 nước và vũng lãnh thổ gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia,