Tổ chức cho sinh viên tham quan, học tập tại các bảo tàng

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa tại trường (Trang 28 - 31)

Bảo tàng nơi bảo tồn, lưu giữ những tài liệu, hiện vật, hình ảnh về quá trình đấu tranh dựng nước của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Những hiện vật là những tài liệu gốc hay đồ phục chế trong bảo tàng có tác dụng tích cực trong việc bồi dưỡng nhận thức, quan điểm duy vật lịch sử, giáo dục ý thức, tư tưởng, phát triển óc quan sát và quan điểm thẩm mỹ cho sinh viên, là nơi “trao truyền các giá trị văn hóa trong quá khứ và

hiện tại cho các thế hệ tương lai nhằm nâng cao nhận thức về các nền văn hóa khác cùng với nền văn hóa cộng đồng sở tại. Do đó, nhiệm vụ chính của công tác giáo dục trong bảo tàng là nâng cao những kỹ năng cơ bản, kiến thức cơ bảo, nhận thức cơ bảo và sự hiểu biết cơ bản” [11; 409].

Khác với nhà trường là nơi học tập chính thức, bảo tàng tạo thêm nhiều cơ hội khác nhau để sinh viên trải nghiệm, khẳng định lại những gì đã học và học thêm những kiến thức mà nhà trường không cung cấp hoặc không có. John Dewey (1859-1952), người được coi là nhà triết gia giáo dục nổi tiếng nhất của Mỹ đã từng nhấn mạnh: Giáo dục bắt đầu bằng trải nghiệm. Bảo tàng có thể thu hút các em bằng nhiều hình thức giáo dục đa dạng qua các buổi thuyết trình liên quan đến chủ đề trưng bày, các buổi chiếu phim, các buổi trình diễn, hoạt động của Phòng khám phá... Ngoài ra, chúng ta còn có thể mang bảo tàng đến với sinh viên, đến với cộng đồng (mô hình bảo tàng lưu động, bảo tàng vali, nói chuyện chuyên đề...)

Được tham quan bảo tàng, trực tiếp nghe và nhìn thấy các tư liệu, hiện vật về biển, đảo, đặc biệt là được nghe thuyết minh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam; hiểu rõ ý nghĩa của các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng, giúp sinh viên thấy hứng thú, tự hào và nâng tầm hiểu biết nhiều về biển, đảo của đất nước mình. Qua đó, giúp sinh viên ý thức được rằng, thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, do đó cần phải hiểu rõ về lịch sử của dân tộc, nhất là chủ quyền biển, đảo quê hương, từ đó nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tham quan tại bảo tàng là hình thức được sử dụng phổ biến hiện nay, vì nó dễ thực hiện, nhằm minh hoạ và cụ thể hoá những kiến thức đã học. Đối với sinh viên tham quan học tập tại bảo tàng không chỉ giúp ôn tập, củng cố kiến thức đã được học, mà còn giúp sinh viên tiếp thu bài học tốt hơn. “Đây là dịp các em có điều kiện trực tiếp

thức, tạo được biểu tượng lịch sử chân thực, chính xác” [4; 132].

Mặc dù tư liệu đó đã được chọn lọc và sắp xếp khoa học theo tiến trình phát triển của lịch sử nhưng chúng ta không thể sử dụng tất cả vào bài học. Muốn đạt được hiệu quả cao đòi hỏi người thực hiện phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Xác định mục đích tham quan

Nội dung chủ yếu của buổi tham quan học tập tại bảo tàng là nhằm củng cố kiến thức đã học, hoặc là chuẩn bị cho bài học mới. Do đó để đạt hiệu quả trong buổi tham quan thì giảng viên phải xác định được mục đích chính của buổi tham quan, giảng viên cần tập trung vào những tài liệu, hiện vật liên quan đến chương trình giảng dạy.

- Xây dựng kế hoạch

Lập kế hoạch tham quan: kế hoạch phải được lập từ đầu năm học, dự định được thời gian tham quan (thời gian bắt đầu và kết thúc, thời gian khoảng 4 tiết học) dự kiến công việc của từng sinh viên, từng nhóm. Trước buổi tham quan, giảng viên cần nêu rõ mục đích của buổi tham quan, những nội dung lịch sử cần tìm hiểu kỹ. Nội dung tham quan phải được chuẩn bị trước, và phù hợp với bài học.

- Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị của giảng viên

Giảng viên phải chuẩn bị cho buổi tham quan chu đáo, liên hệ với ban quản lý của bảo tàng. Và tìm hiểu và nắm vững nội dung trưng bày các tư liệu, hiện vật ở bảo tàng. Trình bày rõ mục đích đích, yêu cầu, chương trình chi tiết của buổi tham quan để ban quản lý bảo tàng tạo điều kiện giúp đỡ hoặc có sự chuẩn bị chu đáo cho đoàn tham quan (như phân công hướng dẫn viên, cử nhân viên bảo tàng, bố trí phòng nói chuyện…).

Giảng viên chủ động đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường, lập kế hoạch tổ chức cho sinh viên đi tham quan. Kế hoạch của buổi tham quan phải xác định rõ mục đích tổ chức, thời gian thực hiện, kinh phí, phương tiện đi lại,...

Sau khi chương trình, kế hoạch đề xuất được Ban giám hiệu nhà trường duyệt, giảng viên tích cực triển khai cho hoạt động trên.

Giảng viên đóng vai trò là người lập kế hoạch, phải tìm hiểu trước những tài liệu, hiện vật trưng bày ở bảo tàng, di tích liên quan đến nội dung, lịch trình tham quan của sinh viên để xây dựng câu hỏi, bài tập.

Trước buổi tham quan, giảng viên phổ biến cho sinh viên biết rõ nội quy, lịch trình chuyến đi, bài tập thu hoạch sau tham quan (bằng văn bản) để các em về nhà nghiên cứu, thực hiện. Công việc này sẽ giảm bớt sự vất vả của giảng viên trong khâu quản lí sinh viên khi tham quan tại bảo tàng.

Công tác chuẩn bị của sinh viên:

Ôn lại những kiến thức cơ bản của môn học trước khi đi tham quan tại bảo tàng. Chuẩn bị giấy, sổ ghi chép cá nhân và máy ghi âm, máy ảnh (nếu có) Tìm hiểu trước một số thông tin liên quan đến bảo tàng.

Chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân cần thiết - Tổ chức thực hiện

Sinh viên chủ động phương tiện đi lại và có mặt tại bảo tàng theo thời gian quy định. Đến bảo tàng, giảng viên tập trung sinh viên trước tiền sảnh, kiểm tra quân số, phổ biến lại mục đích và dặn dò các em nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của bảo tàng. Trong thời gian giảng viên quản lí sinh viên, Ban cán sự các lớp đến gặp Ban quản lí bảo tàng để làm thủ tục chuẩn bị cho các em tham quan (mua vé, nhờ hướng dẫn viên)…

Trong quá trình sinh viên tham quan tự do, giảng viên thường xuyên theo dõi, đôn đốc các em lưu ý thực hiện nội quy, thời gian, hoặc giải đáp thắc mắc sinh viên chưa rõ.

Hết thời gian tham quan, giảng viên và sinh viên trở về trường. - Kiểm tra, đánh giá sau tham quan

Sau buổi tham quan, giảng viên cần tổ chức cho các em thảo luận, làm bài kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, hoặc viết bài thu hoạch về một vấn đề chủ yếu của buổi tham quan dưới dạng các bài tập nhận thức nhằm nâng cao nhận thức của các em.

Tùy đối tượng học mà giảng viên có thể ra bài tập sao cho phù hợp, nhưng ít nhất có 2 câu: một câu hỏi liên quan đến kiến thức thu hoạch được của sinh viên, một câu yêu cầu các em phát biểu cảm nghĩ về buổi tham quan, kèm theo đề xuất, góp ý cho giảng viên, ban tổ chức.

- Rút kinh nghiệm

quan vừa qua, những gì đạt được và chưa đạt để kịp thời sửa chữa bổ sung.

Tóm lại, tham quan học tập tại bảo tàng có tác dụng củng cố và bồi dưỡng mở rộng kiến thức cho sinh viên vừa có tác dụng bồi dưỡng tư tưởng đạo đức cho sinh viên. Vì vậy nhà trường nên tổ chức thường xuyên cho sinh viên tham quan học tập tại bảo tàng, nhằm phát huy những lợi thế của các tư liệu trong bảo tàng đối với việc giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa tại trường (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)