4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Văn bản luật do cơ quan nhà nước Trung Ương ban hành
Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2018. Nghị định này quy định về quản lý cây xanh tại các đô thị trên phạm vi toàn quốc. Các
29
tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của Nghị định này.
Nghị định số 1259/PĐ-TTg Quyết định Phê duyệt quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, với những nội dung:
Phạm vi, thời hạn lập quy hoạch Tính chất và mục tiêu
Các chỉ tiêu phát triển đô thị: quy mô dân số, quy mô đất đai Định hướng tổ chức phát triển không gian
Định hướng phát triển các khu chức năng chính 2.4.2 Văn bản do UBND tỉnh ban hành
Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cầu giấy và khu vực Đống Đa Hà Nội, ủy ban thành phố đã ban hành nhiều văn bản tạo cơ sở pháp lý cho sự quản lý nhà nước đồi với lĩnh vực này . ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã dựa trên các quy đinh của luật tổ chức chính phủ năm 2001 , luật xây dựng năm 2003, luật quy hoạch đô thị năm 2009 và được xét đề nghị của bộ trưởng bộ xây dựng , nghị định số 64/2010/NĐ-CP , nghị định số 100/2018/NĐ-CP của chính phủ về quản lý cây xanh đô thị
Cơ sở pháp lý quan trọng và cơ bản trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bản Hà Nội và đặc biệt là khu vực Cầu Giấy – Đống Đa là quyết định số 05/VBHN-BXD ngày 13/09/2018 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành về quản lý cây xanh đô thị trên thành phố Hà Nội . quyết định này dã được quy định các nguyên tắc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị , trách nghiệm , thẩm quyền các sở , ban ngành và ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị . bên cạnh đó cũng có các quy định các nội dung quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
2.4.3 Một số quy chuẩn tiêu chuẩn về thiết kế quy hoạch không gian cây xanh, mặt nước xanh, mặt nước
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9257:2012, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN9257:2012 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
Loại đô thị Quy mô dân số
người
Tiêu chuẩn
m2/người
1. Đô thị đặc biệt Trên hoặc bằng 1.500.000 12 - 15
2. Đô thị loại I và loại II
Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới 1.500.000
10 - 12
30
loại IV 250.000
4. Đô thị loại V Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới
50.000
8 - 10
CHÚ THÍCH: Đối với đô thị miền núi, hải đảo khi áp dụng tiêu chuẩn này cho phép lựa chọn thấp hơn nhưng không được thấp hơn 70% quy định của giới hạn tối thiểu.
Loại đô thị Quy mô dân số
người
Tiêu chuẩn
m2/người
1. Đô thị đặc biệt Trên hoặc bằng 1.500.000 7 - 9
2. Đô thị loại I và loại II
Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới 1.500.000
6 - 7,5
3. Đô thị loại III và loại IV
Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới 250.000
5 - 7
4. Đô thị loại V Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới
50.000
4 - 6
2.5 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý không gian cây xanhh kiến trúc cảnh quan trúc cảnh quan
2.5.1 Kinh nghiệm Việt Nam
Hà Nội cũng đã chú trọng công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị và có nhiều thành tựu vượt bậc. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị thì Hà Nội đã thực hiện các giải pháp sau đây:
Một là, việc cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách quản lý nhà nước về cây xanh đô thị Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành kịp thời các văn bản có liên quan về công tác quản lý nhà nước vê cây xanh đô thị. Dựa trên các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cho phù hợp. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm dự thảo các văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời. Trong quá trình xây dựng các văn bản liên quan đến quản lý cây xanh đô thị thì Ủy ban nhân dân thành phố luôn chú trọng việc lấy ý kiến của Bộ Xây dựng đối với Dự thảo văn bản của mình, đồng thời lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia và người dân. Ủy ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu Sở Xây dựng tiếp thu những ý kiến phù hợp để bổ sung, điều chỉnh trong Dự thảo văn bản quản lý cây xanh đô thị. Đến nay Ủy ban nhân dân phành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 19/2010/QĐ-
31
UBND của UBND TP Hà Nội: Về việc ban hành “Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Trong đó các nội dung về quản lý cây xanh đô thị đã được quy định tương đối cụ thể và rõ ràng. Sở Xây dựng cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy định về quản lý cây xanh đô thị của Ủy ban nhân dân.
Hai là, về công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của nhà nước về quản lý cây xanh đô thị. Đối tượng tuyên truyền, phổ biến tập trung vào các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức, các cơ quan tổ chức đóng trên thành phố và những người dân sinh sống trên địa bàn thành phố. Nội dung tuyên truyền phổ biến tập trung vào các quy định pháp luật của Chính phủ, Bộ Xây dựng và của thành phố về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Việc tuyên truyền phổ biến đã thu hút được các phương tiện thông tin đại chúng, các trường học ,tập trung vào nhiều nội dung liên quan đến đô thị, trong đó có cây xanh đô thị. Ngoài ra Sở Xây dựng cũng đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý cây xanh đô thị, lợi ích của việc trồng cây xanh đô thị. Sở Xây dựng cũng phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền về quản lý cây xanh đô thị. Việc tuyên truyền phổ biến được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau đã giúp cho các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức và các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố hiểu biết sâu sắc về các quy định của nhà nước, từ đó hình thành ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị.
32
Ba là, về việc xã hội hóa về phát triển cây xanh đô thị Để huy động các nguồn lực vào quản lý và phát triển cây xanh đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng chú trọng công tác xã hội hóa về phát triển cây xanh đô thị. Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích các cá nhân, tổ chức sinh sống trên địa bàn tỉnh tham gia trồng cây xanh trong khuôn viên nhà cũng như khuôn viên của tổ chức. Các dự án phát triển cây xanh đô thị cũng tiến hành mời gọi xã hội hóa. Thành phố chủ động mời gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia đóng góp cũng như tham gia thực hiện các dự án về cây xanh đô thị. Đối với các dự án quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã tổ chức đấu thầu cho các công ty tư nhân tham gia xây dựng các đề án, quy hoạch,… Vì vậy chất lượng các quy hoạch, đề án về phát triển cây xanh đô thị đã được nâng lên rõ rệt.
Bốn là, về công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan thanh tra tiến hành tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra. Sở Xây dựng đã chỉ đạo Công ty cây xanh tăng cường kiểm tra việc trồng mới, chăm sóc và bảo trì cây xanh đô thị. Qua kiểm tra đã phát hiện các cây xanh hư hỏng và đề xuất phương án xử lý kịp thời nhằm hạn chế các thiệt hại về tính mạng, tài sản và sức khỏe. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan thanh tra chuyên ngành và hành chính tăng cường công tác thanh tra. Việc thanh tra, kiểm tra tập trung vào việc chấp hành các quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, các cơ quan thanh tra đã kiến nghị với các cơ quan quản lý đưa ra các biện pháp khắc phục xử lý kịp thời và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
2.5.2 Kinh nghiệm thế giới
Singapore đã trở thành một đất nước nổi tiếng trên thế giới với nhiều thành công trên nhiều phương diện - Là một đất nước có nền kinh tế rất phát triển và người dân được sống trong một môi trường sống trong lành có cuộc sống với chất lượng cao. Tầm nhìn của Singapore là: xây dựng đất nước thành một khu vườn chung của mọi người, mảng xanh là một phần trong đời sống của người dân, nhiệm vụ tạo nên môi trường sống tốt nhất với mảng xanh tuyệt hảo, các khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí tiện ích qua sự tham gia của cộng đồng. Tổng cục công viên quốc gia (National Parks) quản lý công viên và mảng xanh đô thị và ý tưởng thành phố vườn được thực hiện xuyên suốt từ những năm 60 đến nay với những chiến lược theo từng thập niên. Chiến lược được xây dựng thành phố vườn được chia thành các thời kỳ
33
Một công viên ở Singapo
* Chiến lược thành phố vườn thập niên 60: Singapore xanh và sạch, trồng cây ven đường, tạo nên những công viên và khoảng không gian mở.
* Chiến lược thành phố vườn thập niên 70: quy hoạch trồng cây ven đường ,trồng nhiều cây có màu sắc như: bông giấy, kèn hồng, đầu lân... Các dự án đặc biệt trồng cây, dây leo trên trụ đèn, tường chắn, cầu vượt... Trồng cây trong bãi đậu xe ,ban hành luật công viên cây xanh.
* Chiến lược thành phố vườn thập niên 80: Trồng cây ăn trái như xoài,chuyên biệt hoá các công trình vui chơi giải trí, cơ giới hoá và số hoá: xe tưới nước, máy cắt cỏ... Trồng cây đa màu sắc, có mùi hương, ban hành luật bảo tồn cây xanh.
* Chiến lược thành phố Vườn thập niên 1990: Xây dựng nhiều công viên vườn hoa cây xanh với những chức năng chuyên biệt: Công viên cân bằng sinh thái như công viên thiên nhiên, công viên theo chủ đề như: CV bờ biển Đông, CV đồi Telok Blangal, khu dự trữ ngập nước Sungei Byloh, vườn thực vật quốc gia Singapore. Các công viên theo vùng, các công viên vườn hoa trong từng khu nhà ở. điều rất quan trọng là làm sao huy động được cao nhất sự tham gia của cộng đồng.
- Các tuyến đường tạo hệ thống kết nối CV, hành lang xanh, có thể đi xe đạp, đi bộ dọc theo các kênh thoát nước, đường ven biển. Các công trình tiện nghi nghỉ ngơi,vui chơi giải trí, các tượng đài, khám phá thiên nhiên.
34
Hình :sự kết nối hài hòa các hệ thống trong công viên
- Cải tạo nâng cấp các công viên cũ: CV Mt Faber, CV West coast. Tạo đường đi bộ râm mát: đường Orchard.
Phát triển hạ tầng xanh: Cây xanh ven đường như xương sống của thành phố vườn; Mở rộng công viên quốc gia Singapore, xanh hóa tầng cao: sân thượng, balcon, mái nhà, vách đứng... tạo cảnh quan cây xanh dọc sông, kênh, rạch tạo đường kết nối công viên, hành lang xanh năm 2007 - 74km.
Biến Singapore thành cổng kết nối thông tin của ngành làm vườn Thế giới: Mặc dù đất đai nhỏ chỉ trên 700 km2 nhưng Singapore đã có chủ trương xây dựng trở thành một địa chỉ toàn cầu về ngành nghề liên quan tới cây xanh với các biện pháp sau:
+ Tổ chức lễ hội hoa Singapore
+ Giải thưởng cho các thiết kế cảnh quan công viên xuất sắc; lần đầu tiên trên thế giới các nhà thiết kế đạt giải tụ họp tại Singapore, với trên 200.000 khách trong vòng 10 ngày.
35
Thành tựu kì quan “ siêu cây “ của Singapore
+ Nuôi dưỡng các tài năng và ngành công nghiệp làm việc tại chỗ: Quy hoạch tổng thể công nghiệp cảnh quan tái thiết và huấn luyện kỹ năng hội đồng công nghiệp cảnh quan Singapore chứng chỉ và kỹ năng hành nghề kích hoạt và nâng cao hình ảnh ngành công nghiệp ,nâng cao sức sản xuất ,cải thiện kỹ năng hành nghề.
- Thử nghiệm các ý tưởng mới: Trung tâm quản lý đô thị và môi trường xanh khám phá các kỹ năng huấn luyện ở những lĩnh vực mới
- Cải thiện hiệu quả và năng lực kỹ thuật:
Từ thành phố vườn đến thành phố trong vườn: tiến trình có 3 cực: Phát triển hạ tầng xanh, biến Singapore thành cổng kết nối thông tin của ngành làm vườn,kích hoạt sự yêu thích sở hữu, đam mê mảng xanh của cộng đồng
Với chủ trương kết nối khối liên minh PPP: Nhà nước - Tư nhân - Cộng đồng. (public, private, people), Singapore đã có nhiều giải pháp như: Xây dựng quỹ thành phố vườn, chương trình tình nguyện xanh, xây dựng các nhóm cộng đồng, trường học, doanh nghiệp và các công ty gắn kết chặt chẽ với các Trung tâm sinh thái và mảng xanh của nhà nước
36
CHƯƠNG III:
Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ, cải tạo phục hồi và phát triển hệ thống cây xanh – mặt nước khu vực quận Cầu Giây và Đống Đa Hà Nội
3.1 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý không gian cây xanh - mặt nước khu vực nước khu vực
3.1.1 Quan điểm Không gian cây xanh Không gian cây xanh
*Quan điểm hệ thống xã hội – hệ sinh thái cây xanh đô thị
Bản chất của xã hội và sinh thái tự nhiên của rừng cây xanh đô thị là một hệ thống; trong đó các hệ thống sinh thái (hệ thống phụ thuộc lẫn nhau của các sinh vật và các đơn vị sinh học) có một mối quan hệ với các hệ thống con người (xã hội). Hệ thống xã hội- sinh thái được cấu tạo từ nhiều hệ thống con và các biến nội bộ trong những hệ thống con ở nhiều cấp độ. Khi các hệ thống xã hội và sinh thái được liên kết, nó trở nên phức tạp và có nhiều lớp, bao gồm: Hệ thống tài nguyên, đơn vị tài nguyên, người sử dụng, và hệ thống thể chế quản lý. Mô hình này cung cấp lý thuyết cơ bản cho việc ứng dụng vào các nghiên cứu thứ cấp có liên quan (Hình 3)
Trong nghiên cứu về quản lý cây xanh đô thị, cơ chế quản lý, hệ thống pháp lý, các chính sách đóng vai trò nòng cốt cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Đồng thời, ứng dụng quan điểm này ta có thể thấy mối quan hệ tương tác giữa cơ chế quản