Dạng câu hỏi chứng minh

Một phần của tài liệu Đề tài: Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam (Trang 33 - 38)

2.1 Yêu cầu

Dạng câu hỏi chứng minh là dạng câu hỏi thường gặp trong phần ngành kinh tế nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đây là dạng câu hỏi đòi hỏi học sinh phải biết lập luận, lấy các dẫn chứng thuyết phục được vấn đề mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên, việc lấy các dẫn chứng cần phải được sàng lọc đặc biệt các số liệu mang tính thuyết phục. Để đạt được kết quả tốt dạng câu hỏi này trong phần trồng trọt, học sinh cần thực hiện được các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, nhớ được các kiến thức cơ bản, đặc biệt các kiến thức đã học trong phần tự nhiên và dân cư để chứng minh thế mạnh hoặc hạn chế. Các dẫn chứng về số liệu khai thác trong các trang Atlat số 18, 19 và các trang khác liên quan đến trồng trọt.

- Thứ 2, trong quá trình chứng minh cần viết đúng trọng tâm cần nói, tránh việc đưa ra dẫn chứng tràn lan mà không có trọng tâm, đặc biệt khi chứng minh phải chốt được vấn đề.

- Thứ 3, đối với các câu hỏi có kèm bảng số liệu học sinh cần chú ý khai thác tối đa bảng bằng cách xử lý bảng ra nhiều vấn đề khác nhau.

Dạng chứng minh được chia thành 2 loại. Đó là loại câu hỏi chứng minh hiện trạng và loại câu hỏi chứng minh tiềm năng.

- Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng:

+ Loại câu hỏi này rất phong phú, đa dạng với yêu cầu chứng minh hiện trạng phát triển của ngành trồng trọt nói chung hoặc phân ngành trồng trọt nào đó (cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực..v…v).

+ Với câu hỏi dạng chứng minh thường không có mẫu cụ thể. Học sinh làm bài cần xác định được đúng trọng tâm để chứng minh. Quá trình chứng minh cần lưu ý một số nội dung sau: Phải đọc kĩ câu hỏi, nhận diện được vấn đề yêu cầu, và định hướng được dẫn chứng để chứng minh. Việc nhận dạng chính xác câu hỏi là tiền đề quan trọng để định hướng và lựa chọn cách giải phù hợp. Sau khi xác định được yêu cầu của câu hỏi và định hướng cho lới giải học sinh cần hệ thống hóa kiến thức, phần này cần chú ý tới số liệu trong Atlat và bảng số liệu đi kèm. Cuối cùng học sinh chứng minh theo yêu cầu câu hỏi.

- Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng: Đây là dạng câu hỏi không quá khó nhưng yêu cầu người học cần có kiến thức các phần học trước. Dạng câu hỏi này gắn với việc học sinh phải chứng minh tiềm năng phát triển của một ngành hoặc phân ngành nào đó trong trồng trọt.

+ Cách giải loại câu hỏi này có thể theo một mẫu nhất định. Các bước tiến hành với quy trình tương tự như loại câu hỏi chứng minh hiện trạng. Các bằng chứng để chứng minh tiềm năng thường được thưc hiện theo các ý cố định sau:

/ Vị trí địa lí

/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, khoáng sản);

/ Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư -lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường; đường lối,chính sách...).

Đối với loại câu hỏi này, tiềm năng thường nghiêng về thế mạnh. Các thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên và kinh tế - xã hội chính là các bằng chứng mà thí sinh cần phải đưa ra.

2.3 Câu hỏi áp dụng

Câu 1: Dựa và Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, Chứng minh rằng ngành trồng trọt của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa?

Hướng dẫn trả lời:

- Khái quát đặc trưng cơ bản của sản xuất theo hướng hàng hóa của trồng trọt. Đây chính là quá trình hình thành các vùng sản xuất tập trung, đưa công nghệ, kĩ thuật vào sản xuất, gắn các vùng sản xuất với công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng, hình thành các vùng chuyên môn hóa.

- Cơ cấu ngành trồng trọt đang chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, trong nước và xuất khẩu.

+ Giảm tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp và cây ăn quả (dẫn chứng).

+ Trong cây công nghiệp giảm tỉ trọng cây hàng năm, tăng tỉ trọng cây hàng năm. + Đẩy mạnh sản xuất một số cây trồng có giá trị hướng ra xuất khẩu.

+ Trong những năm gần đây tập trung phát triển cây ăn quả ở một số địa phương, đưa công nghệ xử lý sau thu hoạch hoa quả để hướng đến chinh phục các thị trường khó tính.

- Theo cơ cấu lãnh thổ:

+ Phát triển các vùng trồng cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả quy mô lớn như, cây lâu năm phát triển mạnh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Cây ăn quả phát triển một số địa phương có thế mạnh về tự nhiên như Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

Câu 2: Dựa và Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, Chứng minh rằng cây cà phê của nước ta phân bố theo không gian?

Hướng dẫn trả lời:

* Phân hóa cây cà phê theo vùng:

- Các vùng phát triển mạnh về cây cà phê.

+ Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất của nước ta (trên 90% diện tích và sản lượng cả nước năm 2010).

+ Đông Nam Bộ là vùng đứng thứ hai về diện tích gieo trồng cà phê (với 7,2% diện tích và 5,5% sản lượng cả nước năm 2010).

- Các vùng phát triển cây cà phê ở mức trung bình và đang trồng thử nghiệm để mở rộng diện tích: Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Các vùng không trồng cà phê: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trong từng vùng có sự phân hóa (d/c). * Phân hóa theo tỉnh.

- Các tỉnh trồng nhiều: Đắk Lắk, chiến trên 35% sản lượng và diện tích cà phê cả nước; Lâm Đồng chiến trên 35% sản lượng và diện tích cà phê cả nước; Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước đều có diện tích cà phê tương đối lớn.

- Các tỉnh có diện tích cà phê nhỏ, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên. - Giá trị sản xuất của cà phê khác nhau giữa các tỉnh: Lớn nhất là tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai.

Câu 3: Chứng minh rằng lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta. Hướng dẫn trả lời:

- Diện tích và sản lượng lúa tăng qua các năm, chiếm >80% diện tích và sản lượng cây lượng thực.

- Diện tích trồng lúa phân bố rộng. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh trên cả nước. 5/7 vùng có diện tích trồng lúa trên 60%, 2 vùng có diện tích trồng lúa nhỏ hơn 60% (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên).

- Hình thành 2 vùng trọng điểm cây lúa:

+Đồng bằng sông Cửu Long các tỉnh có diện tích trồng lúa chiếm >90% so với diện tích trổng cây lương thực.

+Đồng bằng sông Hồng > 70%

- Nước ta đã đảm bảo an ninh lương thực và là 1 trong 3 nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới.

- Cây lúa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Câu 4: Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.

Hướng dẫn trả lời:

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả sẽ:

- Làm cho tiềm năng các vùng sinh thái được khai thác để phát triển nông nghiệp, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được phát huy trong nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, hoa quả...).

3. Câu hỏi so sánh

3.1 Yêu cầu

Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó trong các đề học sinh giỏi quốc gia, đối với phần trồng trọt dạng câu hỏi so sánh thường xuất hiện không nhiều chỉ tập trung vào so sánh các điều kiện phát triển giữa các vùng với nhau. Tuy nhiên, gặp dạng câu hỏi so sánh học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau đây.

- Trước tiên học sinh phải có kiến thức nền thuộc tất cả các phần tự nhiên, dẫn cư và kinh tế. Đây chính là “bột để gột lên hồ”.

- Xác định đúng và xác định trọng tâm vấn đề so sánh, tìm kiến, sắp xếp kiến thức theo cấp độ phục vụ việc so sánh.

- Cuối cùng, tìm ra các tiêu chí so sánh phù hợp với các yêu cầu của câu hỏi. Việc tìm ra các tiêu chí so sánh giúp học sinh không bị bỏ sót ý trong quá trình làm bài.

3.2 Phân loại và cách giải

Với dạng câu hỏi so sánh nào thì quá trình giải cũng tập trung vào 3 bước sau: + Bước 1: Tìm ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh. Với câu hỏi chỉ yêu cầu so sánh cả điểm giống và khác nhau của đối tương cần so sánh thì học sinh phải tìm cụ thể cả giống và khác nhau. Tuy nhiên, có câu chỉ yêu cầu so sánh bộ phận, có câu hỏi yêu cầu so sánh chỉnh thế, học sinh cần xác định rõ yêu cầu.

+ Bước 2: Tìm ra các tiêu chí để so sánh,

+ Bước thứ hai: Xác định các tiêu chí đểso sánh, đây là bước bắt buộc phải thực hiện, bởi vì nếu không tìm được các tiêu chí so sánh thì không thể nhìn được các điểm giống và khác nhau của đối tượng được so sánh mà đề bài yêu cầu. Bên cạnh đó nếu học sinh có kiến thức để viết mà không tìm các tiêu chí thì bài làm sẽ lộn xộn đẫn đến khó đạt điểm tuyệt đôi.

+ Bước thứ ba: Thực hiện lấy kiến thức đã học để so sánh các đối tượng theo yêu cầu của câu hỏi. Lưu ý trong quá trình làm bài, học sinh tuyệt đối không trả lời phần khác nhau theo cách kẻ bảng để so sánh, cách này chỉ dùng khi học và ôn bài. Học sinh viết bài bình thường theo các tiêu chí đã đề ra.

3.3 Câu hỏi áp dụng

Câu 1: So sánh thế mạnh về mặt tự nhiên đối với ngành trồng cây công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

Hướng dẫn trả lời: * Giống nhau

- Cả hai vùng có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất và khí hậu. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là thiếu nước về mùa khô.

+ Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới nên thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, khí hậu phân hóa đa dạng nên đa dạng các sản phẩm.

* Khác nhau

- Địa hình:

+ Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng, bề mặt bằng phẳng, rộng lớn. Thích hợp xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, quy mô lớn.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ bề mặt địa hình bị cắt xẻ tương đối mạnh, ảnh hưởng đến mức độ tập trung hóa và quy mô các vùng chuyên canh.

- Đất trồng:

+ Tây Nguyên có đất đỏ ba dan, diện tích khá lớn, đất có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm nhất là các cây cà phê, cao su, hồ tiêu, điều.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là đất feralit trên đá phiến và đá vôi thích hợp với các cây chè, chẩu, sở.

- Khí hậu:

+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm phân thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt, khí hậu phân hóa theo độ cao nên trồng các cây nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh lại có sự phân hóa theo độ cao nên thế mạnh đặc biệt phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Hướng dẫn trả lời: * Giống nhau

- Về vai trò: Đây là hai loại cây công nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu của nước ta, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến……góp phần giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường.

- Về điều kiện phát triển: Cả hai loại cây công nghiệp được phát triển trong khu vực khí hậu cận xích đạo gió mùa, tài nguyên đất phong phú, người dân có kinh nghiệm, chính sách nhà nước phát triển.

- Hiện trạng phát triển: Cả hai loại cây đều dẫn đầu về diện tích và sản lượng trong các loại cây công nghiệp của nước ta.

* Khác nhau:

- Điều kiện phát triển:

+ Cây cao su phát triển tốt trên đất xám phù sa cổ.

+ Cây cà phê phát triển tốt trên đất đỏ ba dan, giàu dinh dưỡng. - Hiện trạng phát triển.

+ Về diện tích: Cây cao su diện tích lớn hơn cây cà phê, năm 2016 diện tích cây cao su 973,5 nghìn ha cây cà phê 650,6 nghìn ha. Mở rộng diện tích của cây cao su nhanh hơn cây cà phê, cây cao su gia tăng liên tục cây cà phê biến động qua thời kỳ từ 1995 – 2016.

+ Về sản lượng: Cây cà phê sản lượng lớn nhất trong các cây công nghiệp lâu năm năm 2016 sản lượng đạt 1.460,8 nghìn tấn, cây cao su đạt 1.035,3 nghìn tấn.

+ Về năng suất: Cây cà phê đạt 22,4 tạ/ha (năm 2016), cây cao su đạt 10,6 tạ mủ tươi/ha. Cây cao su năng suất lớn hơn cây cà phê.

+ Về giá trị xuất khẩu: Cây cao su đạt 1,26 triệu tấn với kim ngạch 1,67 tỉ USD (năm 2016) xuất khẩu sang trên 40 quốc gia; cây cà phê đạt 1,78 triệu tấn kim ngạch đạt 3,34 tỷ USD xuất khẩu sang trên 70 quốc gia.

- Về phân bố:

+ Cà phê tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Đề tài: Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w