Định hướng phát triển ngành trồng trọt Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài: Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam (Trang 25)

- Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt khoảng 2,5 – 3%/năm bằng các giải pháp tăng năng suất và chất lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu phù hợp

với xu thế biến đổi nhu cầu tiêu dùng theo mức tăng thu nhập của người dân. Duy trì quy mô sản xuất lương thực hợp lí, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho mức dân số ổn định trong tương lai. Tập trung phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế và nhu cầu tăng cao về thị trường.

- Phát triển mặt hàng lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực.

- Nghiên cứu và mở rộng diện tích các cây công nghiệp chủ lực, các cây hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng triệt để tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, sản phẩm đầu ra đảm bảo về số lượng và chất lượng của các bạn hàng ngoài nước.

- Tăng cường hệ thống giám sát các quá trình sản xuất, dần đưa hệ thống giám sát sản xuất đến với người tiêu dùng.

CHƯƠNG II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Phương tiện dạy học

Phương tiện thường được sử dụng để dạy và học trong chuyên đề địa lí ngành trồng trọt là các bản đồ (atlat, bản đồ giáo khoa, bản đồ treo tường), tranh ảnh, video, bảng số liệu, biểu đồ…Sau đây là một số phương tiện chính thường được sử dụng.

1.1 Atlat địa lí Việt Nam

Atlat địa lí Việt Nam là một phương tiện dạy và học không thể thiếu của môn địa lí trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là trong thi học sinh giỏi quốc gia. Có rất nhiều dạng bài tập liên quan đến Atlat Địa lí Việt Nam. Khi dạy chuyên đề ngành trồng trọt có thể sử dụng trực tiếp bản đồ Nông nghiệp trang 18 và bản đồ lúa, bản đồ cây công nghiệp trang số 19 Atlat. Đây là các trang bản đồ chính giúp học sinh khai thác được hiện trạng phát triển và phân bố của ngành trồng trọt.

a. Bản đồ nông nghệp chung trang 18. Trong bản đồ trang 18, học sinh khai thác để có cái nhìn tổng thể sự phân bố các loại cây trồng của nước ta trong từng vùng nông nghiệp. Bên cạnh đó còn khai thác được hiện trạng sử dụng đất thông gắn với mỗi loại cây trồng nhất định.

b) Bản đồ Lúa và bản đồ cây công nghiệp trang 19 (năm 2007)

Hình 2: Bản đồ lúa và cây công nghiệp của nước ta năm 2007

Đây là hai bản đồ chính trong phần trồng trọt với các loại cây trồng chính đó là lúa, công công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm. Từ hai bản đồ này học sinh dễ dàng khai thác được các nội dung về hiện trạng phát triển và phân bố các cây trồng trên. Ví dụ, từ biểu đồ tròn từ trang cây lúa học sinh khai thác được cơ cấu giá trị sản xuất của cây lúa trong ngành trồng trọt, sự chuyển dịch về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Hoặc từ biểu đồ cột nhóm trong trang cây công nghiệp, học sinh khai thác được diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, tính cơ cấu diện tích cây công nghiệp trong giai đoạn trên.

Ngoài ba bản đồ trên học sinh kết hợp khai thác các bản đồ phần địa lí tự nhiên như bản đồ khí hậu, bản đồ đất, bản đồ sinh vật, bản đồ sông ngòi….. để khai thác các thế mạnh phát triển của từng loại cây hay giải thích sự phân bố các loại cây trồng.

2. Phương pháp dạy học

2.1. Phương pháp dạy học

Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang được đặt ra với tất cả các cấp học nhằm hướng người học đến khả năng tự đọc và tự học để chiếm lĩnh tri thức giải quyết các vấn đề học tập và liên quan. Đối với học sinh giỏi môn Địa lí cần thay đổi cách học một cách hiệu quả để đạt kết quả cao, đó chính là đổi mới về phương pháp.

Hiện nay các phương pháp truyền thống vẫn đang được thực hiện khá phổ biến, tuy nhiên trong chuyên đề ngành trồng trọt Việt Nam chúng tôi đưa vào một số phương pháp mới nhằm kích thích sự sáng tạo trong bộ môn và hơn thế hình thành năng lực chuyên biệt cho các em.

a. Phương pháp đàm thoại gợi mở

Đây là phương pháp được thực hiện như sau: Giáo viên soạn câu hỏi dưới dạng câu hỏi có nhiều ý nhỏ, các ý nhỏ có mối liên hệ với nhau yêu cầu học sinh trả lời liên tục dưới dạng đàm thoại để tổng hợp các ý kiến và chốt lại vấn đề cần giải quyết ở câu hỏi lớn. Đây là phương pháp sử dụng hiệu quả vì khi học sinh học phần địa lí ngành trông trọt giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày điều kiện, vai trò phát triển một loại cây trồng nào đo, hoặc thế mạnh nổi bật của giống cây đó tại địa phương.

Ví dụ: Khi giảng về vai trò cây công nghiệp giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi mở để gợi mở cho học sinh.

Bước 1: Giáo viên đưa ra câu hỏi “em hãy cho biết vai trò của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm”.

Bước 2: Giáo viên đưa ra gợi ý. Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa như thế nào(kinh tế, xã hội, môi trường)? Giáo viên gợi mở và cùng học sinh lấy từng ví dụ cụ thể.

Bước 3: Học sinh trả lời các câu hỏi gợi mở trên, giáo viên chốt kiến thức.

b. Phương pháp thảo luận nhóm

Đây là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập, thảo luận theo nhóm học sinh. Áp dụng phương pháp này nhằm mục đích khuyến khích học sinh hợp tác để tìm ra vấn đề trên cơ sở trao đổi thông tin, kinh nghiệm học tập. Tuy nhiên, để thực hiện thành công phương án này giáo viên phải định hướng, giao nhiệm vụ rõ ràng và cần có đủ thời gian để các nhóm thảo luận và trình bày.

Ở phần địa lí ngành trồng trọt, khi dạy các nội dung hiện trạng phát triển và phân bố các loại cây trồng giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh nghiên cứu từng loại cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu và cây ăn quả, theo các tiêu chí: Vai trò, hiện trạng phát triển và phân bố.

c. Phương pháp đóng vai

Đây là phương pháp tạo ra sự hứng thú và kích thích tư duy cho học sinh, học sinh được đặt mình vào vị trí của những người khác nhau trong xã hội để giải quyết các tình huống thực tế. Trong phần trồng trọt học sinh sẽ đóng vai các nhà quản lý ngành nông nghiệp để đưa ra chiến lược phát triển cho ngành trên các điều kiện về tự nhiên.

Ví dụ: Nếu em là Bộ trưởng bổ Nông nghiệp, em sẽ làm gì để ngành trồng cây ăn quả nước ta phát triển.

Đây là phương pháp giáo viên sử dụng trong phần tổng kết nội dung, từ ví dụ trên cho ta thấy học sinh sẽ khái quát được các thế mạnh của cây ăn quả và khắc sâu được nội dung kiến thức đó. Tuy nhiên, giáo viên cần thống nhất các nội dung thuyết trình ngay từ đầu để các nhóm còn tranh luận.

d. Phương pháp động não

Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều loại vấn đề khác nhau, giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Các thực hiện phương pháp: giáo viên đưa ra nội dung cần tìm, kích thích học sinh tìm ra các ý để trả lời câu hỏi. Giáo viên là người

tổng hợp các ý học sinh đã tìm ra và chốt lại các ý cần phải trả lời trong câu hỏi. Phương pháp này có thể sử dụng ở hầu hết các nội dung trong phần địa trồng trọt.

Ví dụ:

Khi ôn tập về thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta:

- B1: GV có thể đưa ra câu hỏi: “Trong thời gian 1 phút em hãy đưa ra những thế mạnh nổi bật trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta”?

- B2: GV gọi HS trả lời nhanh, mỗi HS đưa ra một đáp án, GV ghi lại tất cả các đáp án đúng, đáp án sai.

- B3: Khi thời gian kết thúc, GV tổng kết kiến thức, đưa ra đáp án câu hỏi.

e. Phương pháp sơ đồ tư duy

Đây là phương pháp được hầu hết các em học sinh sử dụng nhằm hệ thống các kiến thức theo một logic của từng học sinh và giảm bớt thời gian ôn bài mà học sinh nhớ đủ các ý theo cấp độ từ khái quát đến chi tiết. Việc xây dựng sơ đồ tư duy thường theo một công thức chung nhưng với mỗi học sinh lại có các học khác nhau nên khó có một công thức cụ thể để các em áp dụng. Việc hướng dẫn học sinh mang tính khái quát nhất để các em vận dụng nó một cách đơn giản nhưng hiệu quả với chính từng học sinh. Để thực hiện được phương pháp này học sinh có thể làm theo các bước sau:

Thứ nhất, thiết lập được nội dung của bài sau đó xác định các nội dung chính. Trong bước này cần chú ý đến các nội dung của sách giáo khoa và tài liệu liên quan, sắp xếp các ý theo cấp độ, nội dung chính (từ khóa) trung tâm và các nội dung liên quan đến nội dung chính.

Thứ hai, vẽ nội dung chính trên nền giấy các em lựa chọn, có thể A3, hoặc A4 bắt đầu từ nội dung chính đã xác định.

Thứ ba, vẽ các ý phụ theo nội dung chính, đảm bảo sự liền mạch cho các nội dung. Điến bước này cần đảm bảo bố cục các nhánh được trải đền trên trang giấy chính. Sau đó học sinh hoàn thiện sơ đồ trên cơ sở bổ sung hình ảnh, bảng số liệu, để minh họa cho các nội dung vừa thực hiện.

f. Phương pháp phân tích bảng số liệu

Để thực hiện phương pháp này, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Không được bỏ sót các dữ liệu:

- Phân tích kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối. Trong trường hợp số liệu tuyệt đối cần xử lí tính toán số liệu trước khi phân tích.

- Tính toán số liệu theo hai hướng chính: theo cột dọc và theo hàng ngang. - Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể:

- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng, giữa các cột, các hàng. - Phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHẦN ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT

1. Dạng câu hỏi trình bày hoặc phân tích

1.1. Yêu cầu

Dạng phân tích và trình bày (hay nói đơn giản là dạng câu hỏi thuộc bài) là dạng dễ nhất trong số các dạng câu hỏi lí thuyết và ít khi gặp trong đề thi học sinh giỏi quốc gia nhưng không đồng nghĩa với việc thí sinh có thể đạt điểm tối đa nếu rơi vào kiến thức phần trồng trọt. Đối với dạng này, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:

- Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK Địa lí 12. Đây là yêu cầu tối thiểu bởi một lí do đơn giản không học bài, không nắm được kiến thức cơ bản thì không nên tốn thời gian và cả công sức, tiền bạc vào việc thi cử.

- Tái hiện, sắp xếp (đôi khi cả chọn lọc) kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu câu hỏi. Điều này nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và thêm mạch lạc.

1.2. Phân loại và cách giải

Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung. Khi cần kiểm tra kiến thức cơ bản của thí sinh, người ta có thể đưa ra câu hỏi ở bất cứ nội dung nào trong bài đại lí ngành trồng trọt trong SGK Địa lí 12. Do vậy, ở đây không đặt vấn đề phân loại câu hỏi, có chăng chỉ là phân loại câu hỏi theo nội dung SGK, hoặc nội dung thể hiện trong Atlat.

Có thể nhận biết dạng câu hỏi trình bày qua các từ hoặc cụm từ như "trình bày", "phân tích","nêu" hoặc "như thế nào?", "thế nào?","gì?"...

Trả lời các câu hỏi thuộc dạng trình bày không theo một mẫu nhất định nào cả. Dù là dễ vì chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng không được chủ quan và nhất là không để mất điểm ở các câu hỏi thuộc bài. Việc giải các câu hỏi này, về nguyên tắc,cần được thực hiện theo các bước sau đây:

- Nhận dạng câu hỏi là bước đầu tiên cần phải làm. Việc nhận dạng ở đây khá dễ dàng và cơ sở của nó chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở trên.

- Bước tiếp theo là tái hiện kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu câu hỏi.

1.3. Câu hỏi áp dụng

Câu 1: Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây công nghiệp ở nước ta.

Hướng dẫn trả lời: * Thuận lợi:

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn….

+ Có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở miền núi, đất phù sa ở đồng bằng.

+ Điều kiện KT - XH

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm. + Ngành công nghiệp chế biến ngày càng phát triển. + Nhu cầu thị trường lớn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.

- Khó khăn:

+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt… + Thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.

Câu 2: Trình bày tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm gần đây.

Hướng dẫn trả lời:

Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm gần đây: - Giá trị sản xuất của ngành (d/c)

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh (d/c).

- Năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân (d/c).

- Sản lượng lúa tăng mạnh (d/c).

- Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới (d/c).

- Bình quân lương thực có hạt trên đầu người hơn 470 kg/năm (d/c).

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm là trên 1000 kg/năm. Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

* Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp thể hiện rõ nhất trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ.

* Đa dạng hóa tạo ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, môi trường. - Về kinh tế:

+ Đa dạng hóa nông nghiệp, góp phần đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt, phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

+ Đa dạng hóa nông nghiệp sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn. Tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp.

+ Khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi, giảm bớt sự bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Về xã hội: Cho phép sử dụng tốt hơn nguồn lao động, khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động. Góp phần phân bố lại dân cư lao động trong phạm vi cả nước.

- Về môi trường: Cho phép khai thác tốt hơn sự đa dạng, phong phú của TNTN, góp phần bảo vệ môi trường => cơ sở để phát triển bền vững.

Câu 4: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất

Một phần của tài liệu Đề tài: Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w