Thực hành phòng chống nhiễm kí sinh trùng

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thực hành phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã thành công, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 34 - 46)

Nhiễm kí sinh trùng đường tiêu hóa là 1 trong những nguyên nhân thường gặp gây TMDTS. Thực hành tốt phòng chống nhiễm kí sinh trùng là một biện pháp phòng ngừa TMDTS có hiệu quả.

27

Bảng 3.7. Thực hành phòng chống nhiễm kí sinh trùng (n=60)

Nội dung Tần số Tỷ lệ

(%)

Rửa tay với xà phòng trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Thường xuyên Không đều Không 41 15 2 68,33 25,00 3,33

Thực hiện tẩy giun

Định kì 1 năm 2 lần Không đều Không 57 3 0 95,00 5,00 0

Loại nhà tiêu gia đình sử dụng Một ngăn Hai ngăn Tự hoại 0 0 60 0 0 100 Xử lí chất thải chăn nuôi

Xử lí chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas

Xử lí chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học Xử lí chất thải bằng ủ phân hữu 10 3 5 55,55 16,66 27,77 Bảng 3.7 cho thấy:

- Có 41/60 bà mẹ 68,33% cùng các thành viên trong gia đình thường xuyên rửa tay với xà phòng trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vẫn còn 2/60 bà mẹ 3,33% không thực hiện rửa tay với xà phòng trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- 95% các bà mẹ và thành viên trong gia đình thực hành tẩy giun định

kì 1 năm 2 lần; 3/60 bà mẹ chiếm 5% thực hành tẩy giun không đều.

- 100% gia đình các bà mẹ tham gia khảo sát sử dụng loại nhà tiêu tự

28

- Các gia đình có chăn nuôi đều sử dụng các biện pháp xử lí chất thải

chăn nuôi hợp vệ sinh.

Gia đình của các bà mẹ tham gia khảo sát đã có 1 số thực hành phòng chống nhiễm kí sinh trùng tốt: thực hiện tẩy giun định kì 95%; dùng nhà tiêu

đảm bảo vệ sinh 100%...; tuy vậy còn thực hành tỷ lệ thực hiện chưa cao:

thường xuyên rửa tay với xà phòng trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh... Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi cũng đã tìm hiểu về thực trạng hoạt động phòng chống TMDTS tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh

Hưng Yên và nhận thấy ở thời điểm hiện nay tại địa phương hoạt động này còn bất cập. Cụ thể: hoạt động tuyên truyền phòng chống TMDTS ở mức thấp (trên

địa bàn xã, tại trạm y tế xã không có 1 pano, áp phích, tờ rơi nào tuyên truyền về vấn đề này, qua tìm hiểu chúng tôi được biết thai phụ được tuyên truyền về

phòng chống TMDTS chủ yếu qua tư vấn của chuyên môn khi đến trạm xá

khám thai và tiêm phòng nhưng cũng không thường xuyên); hiện nay tại địa

phương có một hoạt động duy nhất góp phần phòng chống TMDTS là thực hiện tẩy giun miễn phí cho trẻ em tiểu học (thuộc chương trình quốc gia). Tuy nhiên tuyên truyền về hoạt động này không sâu rộng, số phụ huynh có hiểu biết về mối liên quan giữa bệnh giun sán và thiếu máu không cao. Tìm hiểu sâu hơn chúng tôi được biết nguyên nhân chính của thực trạng này là do đội ngũ nhân viên y tế địa phương còn mỏng, kinh phí cho các hoạt động phòng chống TMDTS còn hạn hẹp.

29

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Kiến thức phòng chống bệnh TMDTS của các bà mẹ nuôi con nhỏ ở xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chưa đầy đủ. Phần lớn các bà mẹ chỉ biết các kiến thức phổ biến, chưa biết một số kiến thức quan trọng, cần thiết cho thay đổi hành vi, thái độ.

- Về thực hành phòng chống bệnh TMDTS của các bà mẹ nuôi con nhỏở

xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên :

+ Thực hành sử dụng sắt dược phẩm: các BMNCN thực hành sử dụng viên sắt tương đối tốt. Số bà mẹ sử dụng viên sắt đều khi mang thai đạt 80%; phần lớn các bà mẹ dùng loại nước thích hợp để uống sắt, xử lí đúng khi gặp tác dụng phụ….

+ Thực hành dinh dưỡng phòng chống TMDTS: chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tương đối tốt (95% số bà mẹ thường dùng thịt có màu đỏ, 71,66% các bà mẹ thường dùng rau có màu xanh sẫm); chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ trong mấy tháng đầu ăn bổ sung chưa tốt do quan niệm sai lầm về tác hại của một số loại thức ăn đối với trẻ.

+ Thực hành phòng chống kí sinh trùng: các hộ gia đình đã có 1 số thực hành phòng chống nhiễm kí sinh trùng tốt: thực hiện tẩy giun định kì (95%);

dùng nhà tiêu đảm bảo vệ sinh (100%)...; tuy vậy còn thực hành tỷ lệ thực hiện

chưa cao: thường xuyên rửa tay với xà phòng trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ

sinh...

2. Đề nghị

- Tăng cường sự quan tâm và chung tay của chính quyền xã, các ban

ngành, đoàn thể trong phòng chống TMDTS tại địa phương.

- Xây dựng đội ngũ công tác viên y tế thôn xã để khắc phục tình trạng đội

ngũ nhân viên y tế xã còn mỏng, huy động đội ngũ giáo viên mầm non với kiến thức và đặc thù nghề nghiệp có thể đảm nhiệm vai trò là các tuyên truyền viên tích cực.

30

- Đa dạng các hình thức (dùng khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi, đài truyền thanh xã, thông qua các hội thi, buổi họp….), mở rộng đối tượng tuyên truyền phòng chống TMDTS (ngoài phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con nhỏ cần tuyên truyền tới học sinh các cấp,…); tập trung tuyên truyền các nội dung kiến thức và thực hành chưa đầy đủ, chưa tốt mà chúng tôi đã nêu ở trên.

31

TÀI LIU THAM KHO

[1]. Lê Thị Hải Anh (2013), Khảo sát tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và tìm hiểu một số yếu tốliên quan đến tinh trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

[2]. Bộ Y tế (2001), Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010, Hà Nội: Nxb Y học, tr. 21-27.

[3]. Nguyễn Văn Hòa và cộng sự (2014), Kiến thức về phòng chống thiếu máu ở phụ nữ có thai và cho con bú tại thành phố Huế. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Y

Dược Huế

[4]. Lê Thị Mai Hoa, 2013. Bệnh học trẻem, Nxb Đại học Sư Phạm

[5]. Hà Huy Khôi và cộng sự, 2004. Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm,

Nxb Y học

[6]. Nguyễn Công Khẩn và cộng sự, 2008. Dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nxb Giáo Dục

[7]. Nguyễn Lân, Trịnh Bảo Ngọc (2014), Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành bổsung, tình hình nuôi dưỡng và bệnh tật của trẻ 5-6 tháng tuổi tại huyện Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên, tạp chí Y học Thực hành, số 4-2014

[8]. Hồ Thu Mai và cộng sự (2010), Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp. Luận án Tiến sĩ. Viện Dinh dưỡng

[9]. Hồ Thu Mai, Lê Thị Hợp, Lê Bạch Mai (2011), Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 3 xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, Tạp chí Y học Thực hành-Hà Nội, số11 (792), p 92-95

[10]. Hồ Thu Mai, Lê Thị Hợp, Lê Bạch Mai (2012), Hiệu quả của bổ sung sắt folic lên tình trạng thiếu máu và dự trữ sắt của phụ nữ 25-30 tuổi tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, Tạp chí Y học Thực hành-Hà Nội, số 1 (804), p 62-66

32

[11]. Hồ Thu Mai (2013), Hiệu qủa của truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt/Folic đối với tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

[12]. Huỳnh Nam Phương, Trần Thị Giáng Hương (2013), Thực trạng kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và phòng chống thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ

có thai dân tộc Mường ở Hòa Bình. Tạp chí DD & TP tập 9 - số 1 - Tháng 4

năm 2013/ Vol.9.No.1 - April 2013

[13]. Hoàng Thu Trang (2017), Kiến thức và thực hành phòng chống bênh thiếu máu do thiếu sắt của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

[14]. UBND xã Thành Công, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã Thành Công năm 2017.

[15]. Viện Dinh dưỡng (2014), Số liệu Điều tra về Thiếu máu năm 2012 – 2013, Hà Nội

[16]. Viện dinh dưỡng quốc gia, Điều tra quốc gia về Vi chất dinh dưỡng năm

2014, 2015

33

PHIẾU KHẢO SÁT

Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt của các bà mẹ nuôi con nhỏ

Chúng tôi đang tìm hiểu về kiến thức và khảnăng áp dụng phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt của các bà mẹ nuôi con nhỏ. Cô (Chị) vui lòng đưa ra ý kiến của mình bằng cách điền vào dấu (...) hoặc khoanh tròn đáp án chị cho là đúng (có thể khoanh nhiều đáp án trong một câu). Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của cô (chị). Xin chân thành cảm ơn!

I. PHN THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên……… 2. Tuổi:……… 3. Trình độ văn hóa A: Tiểu học B: Trung học cơ sở C: Trung học phổ thông D: Khác 3. Nghề nghiệp A: Nông dân B: Công nhân C: Viên chức D: Khác (...) 4. Điều kiện kinh tế A: Hộ nghèo B: Hộ cận nghèo C: Hộ có mức sống trung bình D: Khác

5. Sốcon trong gia đình

34 B: 2

C: 3 D: Khác

II. PHẦN KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

A.Phn kiến thc

1. Theo cô (chị) các đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt là:

A: Trẻ nhỏ

B: Trẻ vị thành niên (đặc biệt là trẻ gái)

C: Phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ D: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

E: Không biết

2. Theo cô (Chị), nguyên nhân của thiếu máu do thiếu sắt là:

A: Chếđộăn nghèo nàn

B: Không uống bổ sung sắt khi mang thai

C: Không đảm bảo khoảng thời gian >=2 năm những lần mang thai kế tiếp D: Mất máu nhiều trong chu kì

E: Do giun sán đường tiêu hóa

3. Theo cô ( Chị), các biểu hiện của bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ nhỏ là:

A: Mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ B: Biếng ăn, chậm tăng cân, gầy ốm, da xanh

C: Chậm biết ngồi , biết đứng, biết đi, bắp thịt nhão

4. Theo cô (chị), các biểu hiện của bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là:

A: Mệt mỏi, khó tập trung

35

5. Theo cô (chị), ảnh hưởng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt đối với thai sản và trẻ nhỏ là:

A: Tăng nguy cơ sảy thai, bong nhau, đẻ non, dễ bịbăng huyết khi sinh

B: Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kì hậu sản C: Sức đề kháng kém, dễ nhiễm khuẩn

6. Theo cô (Chị) có thế dùng những biện pháp nào để phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt?

A: Uống bổ sung viên sắt cho đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt B: Khẩu phần ăn hợp lý

C: Tẩy giun, điều trị triệt để các bệnh mất máu mãn tính D: Không biết

7. Theo cô (chị) khẩu phần ăn hợp lý phòng chống thiếu máu do thiếu sắt là:

A: Khẩu phần ăn đa dạng, chứa thực phẩm giàu chất sắt (thịt bò, gan, tim…)

B: Khẩu phần nhiều chất hỗ trợ hấp thu sắt (vitamin C…)

C: Khẩu phần ít các chất cản trở hấp thụ sắt D: Không biết

8. Theo cô (chị), thực phẩm nào sau đây là thực phẩm giàu sắt?

A: Thịt nạc B: Ngũ cốc

C: Gan, tim D: Rau xanh

9. Theo chị, thực phẩm nào sau đây chứa nhiều chất cản trở hấp thu sắt?

A: Rau dền, me, khế, khoai lang,... ( chứa oxalat) B: Cafe, trà (chứa tanin)

C: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt (chứa nhiều chất xơ, phytat,...)

D: Không biết

10. Đề nghị cô (chị) kể tên các loại thực phẩm được tăng cường sắt? ………..

36

B.PHN THC HÀNH

1. Cô (chị) dùng viên sắt như thế nào trong thời kì mang thai?

A: Đều đặn

B: Không thường xuyên C: Không dùng

2. Lý do cô (chị) không dùng viên sắt hoặc dùng không đều?

A: Quên

B: Thấy không cần thiết C: Do giá cả

D: Do có tác dụng phụ

3. Viên sắt cô (chị) dùng có axit folic không? A: Có

B: Không C: Không nhớ

2. Thời điểm nào cô (chị) bắt đầu uống viên sắt?

A: Khi có ý định mang thai B: Khi phát hiện mang thai

C: au khi mang thai được một thời gian

4. Cô (chị) uống viên sắt vào thời gian nào?

A: Uống trước hoặc sau bữa ăn 1-2h B: Uống khi ăn no

C: Uống không theo giờ giấc

5. Cô (chị) thường uống viên sắt với nước gì?

A: Nước lọc

B: Nước chè C: Sữa

D: Nước hoa quả(nước cam, chanh…)

6. Cô (chị) có gặp tác dụng phụ gì khi uống viên sắt?

37 B: Buồn nôn

C: Không có

7. Khi uống viên sắt bị táo bón, cô (chị) xửlí như thế nào?

A: Ăn nhiều rau, hoa quả, uống nhiều nước B: Dừng uống viên sắt

C: Dùng viên sắt không gây táo bón

8. Khi uống viên sắt bị buồn nôn, cô (chị) xử lí như thế nào?

A: Uống bổ sung viên sắt cùng một chút thức ăn

B: Dừng uống viên sắt C: Không xửlí để tự nhiên

9. Các thực phẩm cô (chị) thường sử dụng trong thời gian mang thai để cung cấp sắt?

A. Thịt có màu đỏ

B. Gan, tim, bầu dục

C. Các thực phẩm tăng cường sắt (nước mắm, xì dầu, sữa,...)

10. Cô (chị) hãy kể tên những thực phẩm chịthường sử dụng khi mang thai để tăng sự hấp thu sắt:

A: Trái cây họ cam, quýt,,,

B: Các loại rau màu xanh thẫm (rau muống, cải xanh, súp lơ xanh,...)

11. Thời gian cô (chị) bắt đầu cho trẻăn bổ sung vào khi nào?

A: Trước 4 tháng tuổi B: Trẻ 4, 5 tháng tuổi C: Trẻ tròn 6 tháng tuổi D: Khác

12. Thực phẩm cô (chị) thường dùng trong những tháng đầu cho trẻăn bổ sung:

A: Gan, tim, cật B: Thịt lợn, trứng C: Cam, quýt

38

13. Loại hốxí gia đình cô (chị) đang sử dụng?

B: Một ngăn C: Hai ngăn

D: Tự hoại/bán tự hoại

E: Khác(….)

14. Cô (chị) và người thân trong gia đình có thường rửa tay với xà phòng trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh hay không?

A: Thường xuyên B: Không đều C: Không

15. Cô (chị) và người thân trong gia đình có thường tẩy giun hay không?

A: Định kì 1 năm 2 lần B: Không đều

C: Không

16. Gia đình cô (chị) xử lí chất thải sinh hoạt, chăn nuôi bằng cách nào?

B: Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas C: Xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học D: Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thực hành phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã thành công, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)