Chế độ dinh dưỡng hợp lý (Khẩu phần ăn đa dạng, nhiều thực phẩm giàu sắt,
cho trẻ ăn bổ sung đúng tháng tuổi… là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống TMDTS).
Kết quả tìm hiểu về thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ được chúng tôi trình
24
Bảng 3.6: Thực hành dinh dưỡng của các BMNCN (n=60)
Nội dung Tần số Tỷ lệ
(%)
Thực phẩm thường sử dụng khi mang thai để cung cấp sắt Các loại thịt có màu đỏ Gan, tim, bầu dục Các thực phẩm tăng cường sắt (nước mắm, xì dầu, sữa …) 57 32 29 95,00 53,33 48,33 Thực phẩm thường sử dụng khi mang thai để tăng sự hấp thu sắt
Trái cây họ cam, quýt, ...
Các loại rau màu xanh sẫm (rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, ...)
39 43
65,00 71,66
Tuổi trẻ bắt đầu ăn bổ sung Trước 4 tháng tuổi 4,5 tháng tuổi Tròn 6 tháng tuổi 29 22 9 48,33 36,66 15,00 Thực phẩm thường dùng cho trẻ trong những tháng đầu ăn bổ sung Gan, tim, cật Thịt lợn, trứng Cam, quýt… 19 58 3 31,66 96,66 5,00 Bảng 3.6 cho thấy:
- Về thực phẩm thường sử dụng khi mang thai để cung cấp sắt: có 95% các bà mẹ trả lời thường sử dụng thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt lợn,...); 53,33% các bà mẹ có sử dụng gan, tim, bầu dục trong chếđộ ăn (tuy vậy khi hỏi sâu hơn chúng tôi được biết phần lớn các bà mẹ này sử dụng tim và bầu dục, chỉ có 2 bà mẹ dùng gan); 29/60 bà mẹ 48,33% có dùng thực phẩm tăng cường sắt (nước mắm, xì dầu, sữa…)
Thực tế không bà mẹ nào hiểu đúng về thực phẩm tăng cường sắt, chúng
tôi đã phải giải thích và cho thí dụ về loại thực phẩm này. Tất cả các bà mẹ chọn có dùng thực phẩm tăng cường sắt là những bà mẹ đã uống sữa dùng cho bà bầu,
25
không có bà mẹ nào dùng các sản phẩm tăng cường sắt khác (nước mắm, bột mì, gạo… ).
Kết quả này của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thu Trang năm 2017 trên phụ nữ nuôi con nhỏ tại xã Minh Khai,
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình [13]. Tác giả Hoàng Thu Trang cho biết các bà mẹ tham gia khảo sát không hiểu đúng về thực phẩm tăng cường sắt đồng thời
cũng không sử dụng loại thực phẩm tăng cường sắt nào ngoài sữa dùng cho bà bầu. Việc bổ sung sắt vào thực phẩm với mục đích phòng chống TMDTS trong cộng đồng sẽ không đạt hiệu quả nếu người dân không biết về các sản phẩm này. Cần tăng cường truyền thông về vấn đề này.
- Về thực phẩm thường sử dụng khi mang thai để tăng sự hấp thu sắt: Có
65% các bà mẹ thường sử dụng các trái cây họ cam, quýt…; 71,66% các bà mẹ thường sử dụng các loại rau có màu xanh sẫm (rau muống, rau cải, súp lơ
xanh...).
- Trẻ ăn bổ sung sớm tăng nguy cơ thiếu sắt (trẻ giảm bú sữa mẹ vì vậy nhận được ít các vi chất dinh dưỡng từ sữa trong đó có sắt, mặt khác trẻ dễ bị tiêu chảy dẫn đến giảm tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng,…). Kết quả khảo sát cho
thấy phần lớn các bà mẹ chotrẻ ăn dặm sớm hơn khuyến cáo của WHO (nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi tròn 6 tháng tuổi [5]): 29/60 trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi; 22/60 trẻ ăn bổ sung giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi; 15 trẻ ăn dặm khi
tròn 6 tháng tuổi.
Một số nghiên cứu khác cũng cho biết phần lớn các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung sớm. Theo nghiên cứu của Lê Thị Hải Anh năm 2013 tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: có 36,0% trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi; 29,6% trẻ ăn bổ sung giai đoạn 4-6 tháng tuổi [1]; nghiên cứu của Nguyễn Lân, Trịnh Bảo Ngọc tại Phổ Yên, Thái Nguyên năm 2014: 90% trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi [7]
Có thể thấy ở Việt Nam thực trạng cho trẻ ăn bổ sung sớm là phổ biến hiện nay ở các địa phương. Qua phỏng vấn chúng tôi nhận thấy các bà mẹ mặc dù biết thông tin nên cho trẻ ăn bổ sung khi tròn 6 tháng tuổi, nhưng vẫn cho trẻ
26
ăn sớm vì cho rằng nếu ăn muộn như khuyến cáo trẻ sẽ bị thiếu chất, không cứng cáp. Rõ ràng kiến thức và thực hành muốn đi đôi với nhau còn cần có niềm tin. Hoạt động dinh dưỡng cộng đồng cần quan tâm hơn đến vấn đề này.
- Về thực phẩm thường dùng cho trẻ trong những tháng đầu ăn bổ sung:
96,66% các bà mẹ trong những tháng đầu trẻ ăn bổ sung thường sử dụng thực phẩm là thịt lợn, trứng. Chỉ có 19/60 bà mẹ 31,66% có sử dụng gan, tim, cật làm thực phẩm cho trẻ.
Chỉ có 3/60 bà mẹ 5,00% dùng cam, quýt trong bữa phụ của trẻ, nhưng cũng tương tự như các bà mẹ khi mang thai đó là: sữa là sản phẩmtăng cường sắt duy nhất các bà mẹ dùng cho trẻ, không bà mẹ nào dùng nước mắm, ngũ cốc,… tăng cường sắt.
Khi phỏng vấn thêm chúng tôi được biết: lí do mà 96,66% các bà mẹ sử
dụng thịt lợn, trứng làm thực phẩm chính trong những tháng đầu cho trẻ ăn bổ
sung của trẻ vì thịt lợn, trứng rất mềm và dễ xay nhuyễn khi chế biến và sử
dụng. Gan, tim, cật các mẹ ít sử dụng hơn vì là đồ nội tạng nên độc khi cho trẻ ăn vì vậy họ chỉ thỉnh thoảng cải thiện trong các bữa ăn cho trẻ. Cũng theo các
mẹ dùng cam, quýt chua trẻ dễ bị tiêu chảy nên đây sẽ không phải là thực phẩm
để các mẹ lựa chọn cho trẻ trong những tháng đầu ăn bổ sung.
Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến TMDTS là do lượng sắt cung cấp từ ăn uống không đủ nhu cầu hằng ngày, vì vậy việc bổ sung chất sắt qua nguồn
dinh dưỡng, cải thiện chếđộ ăn để cung cấp chất sắt là vô cùng quan trọng. Thực phẩm có nguồn gốc động vật như nội tạng (gan, tim, bầu dục), thịt đỏ... không những chứa nhiều sắt và sắt có chất lượng cao mà còn dễ được cơ thể hấp thu, sử
dụng. Một số loại rau quả nhiều vitamin C (cam, quýt, bưởi…) tuy không bổ sung chất sắt trực tiếp nhưng có tác dụng hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn.