5. Điểm mới của đề tài
3.2.2. Phổ phát xạ huỳnh quang PL
Để xem xét khả năng phát xạ ánh sáng của các chấm lượng tử thu được, tôi tiến hành đo phổ phát xạ huỳnh quang PL. Phổ phát xạ huỳnh quang của các CQDs tổng hợp được, được phân tích ở các bước sóng kích thích khác nhau từ 260 – 440 nm.
27
Hình 3.5. Phổ phát xạ huỳnh quang PL của CQDs tổng hợp từ đường.
a) Bằng thủy nhiệt. b) Bằng thủy nhiệt có mặt H3PO4. c) Bằng lò vi sóng. d) Bằng lò vi sóng có mặt H3PO4
Trên hình 3.5 là phổ phát xạ huỳnh quang của CQDs tổng hợp từ đường bằng hai phương pháp khác nhau khi có và không có mặt của H3PO4. Ta thấy phổ phát xạ huỳnh quang PL của các CQDs tổng hợp từ đường, cường độ phát xạ PL đầu tiên tăng dần sau đó giảm khi bước sóng kích thích tăng. Cường độ phát xạ cao nhất quan sát được khi kích thích ở bước sóng 355 nm. Các CQDs phát xạ huỳnh quang mạnh ở khoảng bước sóng 503 nm và ở 405 nm đối với CQDs tổng hợp từ đường bằng thủy nhiệt có xúc tác H3PO4 (hình 3.5b).
28
Để so sánh ảnh hưởng của H3PO4 acid đến khả năng phát xạ huỳnh quang của CQDs tổng hợp từ đường saccharose bằng phương pháp thủy nhiệt khi có và không có mặt H3PO4, tôi đã chồng phổ phát xạ huỳnh quang của CQDs tại bước sóng kích thích 355 nm. Trên hình ta thấy khi có mặt của H3PO4 acid, đỉnh phát xạ của CQDs có xu hướng chuyển dịch về phía ánh sáng đỏ. Tuy nhiên, khoảng chuyển dịch là tương đối nhỏ (khoảng 7 nm).
.
Hình 3.6. So sánh phổ phát xạ huỳnh quang của CQDs tổng hợp từ đường
bằng phương pháp thủy nhiệt tại bước sóng kích thích 355 nm. a) Khi không có mặt H3PO4, b) Khi có mặt H3PO4
Phổ phát xạ huỳnh quang của CQDs tổng hợp bằng thủy nhiệt hay nhiệt vi sóng từ các nguồn nguyên liệu khác nhau là tương tự nhau. Vì vậy, ở đây tôi chỉ đề cập đến phổ phát xạ huỳnh quang PL của CQDs tổng hợp từ đường bằng thủy nhiệt và nhiệt vi sóng, còn phổ PL của CQDs tổng hợp từ đỗ xanh (phụ lục 1) và của sữa (phụ lục 2) tôi không đề cập đến.
Các CQDs có phổ PL dạng đám trải rộng từ 370 nm đến 650 nm. Dưới ánh sáng kích thích của đèn UV, các CQDs tổng hợp được bằng hai phương
29
pháp khác nhau khi có xúc tác và không có xúc tác H3PO4 đều cho ánh sáng phát xạ màu xanh (blue). Khi có mặt của H3PO4 thì đỉnh phát xạ của các CQDs có xu hướng chuyển dịch về phía ánh sáng đỏ. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của H3PO4 đến phổ phát xạ huỳnh quang không thực sự rõ ràng.