5. Điểm mới của đề tài
2.2.1. Phổ hồng ngoại IR
Phương pháp phổ hồng ngoại được thực hiện ở vùng hồng ngoại của phổ bức xạ điện từ, ánh sáng vùng này có bước sóng dài hơn và tần số thấp hơn so với vùng ánh sáng nhìn thấy. Cũng giống như tất cả các phương pháp quang phổ khác, quang phổ hồng ngoại được sử dụng để xác định và nghiên cứu cấu trúc phân tử của chất nghiên cứu từ các tần số của vân phổ thu được.
Phổ hồng ngoại của mẫu được ghi lại bằng cách truyền chùm tia hồng ngoại qua mẫu. Kiểm tra ánh sáng truyền cho biết lượng năng lượng được hấp thụ ở mỗi bước sóng. Có thể đạt được phép đo này bằng cách sử dụng bộ đơn sắc. Toàn bộ phạm vi bước sóng được đo bằng cách sử dụng công cụ biến đổi Fourier và sau đó phổ truyền hoặc phổ hấp thụ được tạo ra bằng cách sử dụng một quy trình chuyên dụng. Phổ kế hồng ngoại hoạt động theo nguyên tắc như sau: Chùm tia hồng ngoại phát ra từ nguồn được tách ra hai phần, một phần đi qua mẫu và một phần đi qua môi trường đo (dung môi) rồi được bộ tạo đơn sắc tách thành từng bức xạ có tần số khác nhau và chuyển đến detector. Detector sẽ so sánh cường độ hai chùm tia và chuyển thành tín hiệu điện có cường độ tỉ lệ với phần bức xạ đã bị hấp thu bởi mẫu. Dòng điện này có cường độ rất nhỏ nên phải nhờ bộ khuếch đại tăng lên nhiều lần trước khi chuyển sang bộ phận tự ghi vẽ lên bản phổ hoặc đưa vào máy tính xử lý số liệu rồi in ra phổ. Sơ đồ nguyên lý của máy đo phổ IR được trình bày trên hình 2.2.
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy đo phổ hồng ngoại
Cách chuẩn bị mẫu đo:
Một lượng nhỏ chấm lượng tử được làm khô bằng máy cất quay chân không, sau đó trộn với KBr theo tỷ lệ khối lượng khoảng 1 mg mẫu/100 mg KBr và nén dưới áp suất cao để tạo thành viên mỏng khoảng 1 mm. Phổ FT- IR được đo trên thiết bị Jasco FT/IR6300. Phổ FT-IR được đo ở khoa Hoá học thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội.