5. Điểm mới của đề tài
2.2.3. Phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Atomic Absorption Spectrometer)
Là phương pháp dựa trên nguyên lý hấp thụ của hơi nguyên tử. Người ta cho chiếu vào đám hơi nguyên tử một năng lượng bức xạ đặc trưng của nguyên tử đó. Sau đó đo cường độ còn lại của bức xạ này sau khi đã bị đám hơi nguyên tử hấp thụ, sẽ tính ra được nồng độ nguyên tố có trong mẫu đem phân tích. Trong quá trình tổng hợp CQDs pha tạp kim loại và quá trình làm sạch CQDs ta cần phải kiểm tra sự thay đổi hàm lượng ion kim loại phục vụ nghiên cứu cấu trúc của CQDs. Vì thế phương pháp hấp thụ kim loại được sử dụng trong đề tài này.
21
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống máy phổ hấp thụ nguyên tử AAS
Trong sơ đồ này, nguồn phát tia bức xạ cộng hưởng của nguyên tố cần phân tích thường là đèn cathod rỗng HCL (Hollow Cathode Lamp) hoặc đèn phóng điện không cực EDL (Electronic Discharge Lamp). Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích, có hai loại kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu: kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa, sử dụng khí C2H2 và không khí nén hoặc oxit nitơ (N2O), gọi là Flame AAS và kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa, sử dụng lò đố điện, gọi là ETA-AAS (Electron-Thermal-AtomizationAAS).
Bộ đơn sắc có nhiệm vụ thu nhận, phân ly và ghi tính hiệu bức xạ đặc trưng sau khi được hấp thụ. Hệ điện tử hoặc máy tính để điều khiển và xử lý số liệu. Máy AAS có thể phân tích các chỉ tiêu trong mẫu có nồng độ từ ppb - ppm. Mẫu phải được vô cơ hóa thành dung dịch rồi phun vào hệ thống nguyên tử hóa mẫu của máy AAS. Khi cần phân tích nguyên tố nào thì ta gắn đèn cathode lõm của nguyên tố đó. Một dãy dung dịch chuẩn của nguyên tố cần đo đã biết chính xác nồng độ được đo song song. Từ các số liệu đo được ta sẽ tính được nồng độ của nguyên tố cần đo có trong dung dịch mẫu đem phân tích. Trong
Mẫu Chất oxh Nhiên liệu Chất thải Ống nhân quang Bộ đơn sắc Đèn catot rỗng Buồng phun Ngọn lửa
22
phép đo này, sự phụ thuộc giữa cường độ dòng sáng của nguyên tố bị hấp thụ vào nồng độ của nguyên tố đó tuân theo định luật Bougour- Lambert- Beer:
A=𝜀.l.C hay A=log(Io/I)
Trong đó 𝜀 là hệ số hấp thụ phân tử đặc trưng cho từng nguyên tố, l là bề dày dung dịch, A là độ hấp thụ, Io là cường độ dòng ánh sáng đi vào, I là cường độ dòng ánh sáng đi ra khỏi dung dịch.
Việc đo này được thực hiện ở khoa Hóa học Trường Đại học Khoa học tự nhiên.
23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN