5. Điểm mới của đề tài
2.2.2. Phổ kích thích huỳnh quang
Hiện tượng phát quang được biết đến từ rất sớm, khoảng giữa những năm 50 thế kỷ XX, các nhà khoa học đã phát triển kỹ thuật: Phổ quang phát quang (PL – Photoluminescence). Quang phổ quang phát quang (PL) là sự phát xạ tự phát ánh sáng từ một vật liệu theo kích thích quang học. Quang phổ PL được sử dụng để xác định bề mặt, mức độ tạp chất và để đánh giá hợp kim và độ nhám bề mặt,…
Khi một chất hấp thụ photon thì các electron có thể bị kích thích về trạng thái năng lượng cao hơn và sau đó là trở lại trạng thái năng lượng thấp hơn cùng với sự phát xạ của một photon. Đây là một trong nhiều hình thức phát quang (ánh sáng phát xạ).
Hình 2.2. Sơ đồ về nguyên lí hệ đo phổ phát xạ huỳnh quang PL
Đèn Xenon Hệ đơn sắc Laser kích thích Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ Mẫu Tín hiệu photon đã phát xạ Thấu kính Hệ đơn sắc
20
Nguyên lý hoạt động: nguồn sáng từ đèn Xenon đi qua một hệ cách tử để chọn bước sóng kích thích. Sau đó ánh sáng đơn sắc này được đưa vào buồng mẫu và hội tụ trên mẫu đo. Ở mẫu phát ra tín hiệu huỳnh quang được hội tụ lên lối vào của máy hệ cách tử thứ hai và thu nhận ở lối ra bằng đầu thu quang điện. Một phần ánh sáng kích thích được trích ra đưa vào đầu thu quang điện thứ hai để đồng bộ với tín hiệu thu. Sau đó bước sóng và cường độ của tia đơn sắc sẽ được xử lý và kết quả là phổ phát xạ của mẫu tương ứng với bước sóng kích thích ban đầu đã lựa chọn. Máy tính kết nối với hệ cho phép ta lựa chọn bước sóng kích thích, khe hẹp lựa chọn tia đơn sắc cho nguồn kích thích và phần phân tích, tốc độ quét bước sóng.
Trong phép đo này, dung dịch CQDs được đo phổ phát xạ huỳnh quang tại bước sóng kích thích 365nm, mẫu được được trong cuvet thạch anh có 4 mặt trong suốt và được thực hiện tại Viện Khoa học vật liệu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.