Một số ứng dụng trong tương lai

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hạt nano từ và ứng dụng của nó trong đời sống, y học (Trang 43 - 47)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.5.Một số ứng dụng trong tương lai

Ứng dụng đánh dấu vị trí khối u bằng phương pháp quang học: ngoài phương pháp chụp cộng hưởng từ đã nói tới ở trên thì việc chế tạo được các hạt nhỏ nano và các chấm lượng tử có khả năng phát quang cho phép phát hiện và chữa trị các khối u ác tính ở giai đoạn đầu. Phương pháp này có thể thực hiện được dựa trên ý tưởng: Các hạt lạ sau khi đi vào cơ thể thường di trú tại các vùng dị thường do tính chất dị thường về đặc điểm sinh lý. Nếu trên các hạt này được phủ một lớp vật liệu quang thì thay bằng việc chụp cộng hưởng thì ta chỉ cần chiếu ánh sáng laze vào để đón nhận và so sánh cường độ phát

36

quang của các vùng khác nhau. Từ đây ta có thể chuẩn đoán được bệnh. Nêu phương pháp này thực hiện thành công thi công tác sàng lọc và chuẩn đoán ung thư giai đoạn đầu sẽ dễ dàng thực hiện trên diện rộng và đỡ tốn kém chi phí cho trang thiết bị y tế.

Thay thế các bộ phận cơ thể: cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào một ngày không xa có thể sử dụng các hạt nano từ tính để sửa chữa một số bộ phận trên cơ thể bằng cách thay thế nhân tạo hoặc bộ phận giả. Thực tế thì người ta đã đề xuất việc tổng hợp silicon dựa trên chất lỏng từ để sử dụng phẫu thuật mắt. Tình trạng tách rời võng mạc là nguyên nhân chủ yếu làm giảm thị lực ở người lớn. Điều này xảy ra khi võng mạc tách khỏi màng mạch, làm cho võng mạc bị chết hoặc mất khả năng nhìn. Để khắc phục điều này, có thể tạo lớp đệm bên trong làm bằng chất lỏng silicon chứa các hạt kim loại từ tính kích thước vào khoảng 4 – 10nm được từ hóa để giúp ngăn kết các màng nhân tạo.

37

KẾT LUẬN

1. Đề tài đã tìm hiểu tổng quan về tính chất từ của vật rắn đặc biệt là vật liệu sắt từ, từ đó có thể đưa ra cách phân loại vật liệu sắt từ.

2. Tìm hiểu tổng quan về công nghệ nano và cách phân loại vật liệu nano từ đó đưa ra một số ứng dụng điển hình của một số hạt nano như:

Làm chất khử trùng, kháng khuẩn, khử mùi trong các dụng cụ chứa thực phẩm (bình sữa), đồ may mặc, các thiết bị điện tử và y tế (thuốc và thiết bị y tế)

Ứng dụng trong việc làm đẹp và dẫn truyền thuốc

3. Đề tài đã đưa ra một số phương pháp được dùng để chế tạo ra hạt nano như các phương pháp

Phương pháp nghiền bi Phương pháp đồng kết tủa Phương pháp phun nung Phương pháp laze...

4. Đề tài đã đi vào tìm hiểu ứng dụng của hạt nano sắt từ Fe3O4 trong đời sống cũng như trong y, sinh học.

Trong đời sống nó được ứng dụng nhiều trong việc giảm ma sát và bôi trơn để tăng tuổi thọ, làm bóng bề mặt, làm giảm nhiệt độ trong loa điện động... Trong y, sinh học nó là một thành phần không thể thiếu để có thể dẫn truyền thuốc vào cơ thể, làm tăng độ tương phản trong cộng hưởng từ hạt nhân, đặc biệt nó đưa công nghê y học vươn xa hơn trong việc xạ trị ung thư và trong tương lại có thể chế tạo các vật liệu từ tổng hợp để có thể thay thế và sửa chữa một số bộ phận trong cơ thể.

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lữ Hà Anh (2008), Nghiên cứu chế tạo và các đặc trưng từ của hạt nano Fe3O4 chế tạo bằng phương pháp đồng kết tủa với các tỉ lệ Fe3+:Fe2+ khác nhau, luận văn thạc sỹ Vật lý chất rắn, ĐHSP Hà Nội 2.

[2] Vũ Đình Cự (1996), Từ học, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

[3]. Nguyễn Năng Định, Phan Ngọc Minh, Nguyễn Đức Nghĩa, Trần Mậu Danh (2008), Thực hành một số phương pháp chế tạo vật liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4]. Nguyễn Hữu Đức (2003), Vật liệu từ liên kim loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5]. Thân Đức Hiền, Lưu Tuấn Tài, Từ học và vật liệu từ, NXB Bách Khoa Hà Nội.

[6]. Nguyễn Ngọc Long (2007), Vật lý chất rắn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7]. Nguyễn Hữu Mình (1998), Vật lý chất rắn, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[8]. Nguyễn Phú Thùy (2003), Vật lý các hiện tượng từ. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội).

9. Vũ Thị Thư (2016), Lí thuyết về một số hiệu ứng của chất sắt từ và ứng dụng, luận văn tốt nghiệp Vật lý chất rắn, ĐHSP Hà Nội 2.

[10]. B. D. Cullity (1972), Introduction to Magnetic Material, Addison – Wesley Puslishing Company, pp. 181.

[11]. H-T. Jeng and G. Y. Guo (2002), “First-principles investigations of the electronic structure and magnetocrystalline anisotropy in strained magnetite Fe3O4, Phys. Rev. B, 65, 094429

[12]. J. L. Dormann and D. Fiorani (1992), editors, “Studies of magnetic Properties of Fine Particles and their Relevance to Materials Science,

39

[13]. R. M. Cornell and U.Schwertmann (1996). The iron Oxides. Wiley [14]. Medal B S, Shaley W, Gilchrist R. K, Barker W, Hanselman R (1959), Am. Med. ASSOS. ARCH. SURG, 79, pp. 427-431

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hạt nano từ và ứng dụng của nó trong đời sống, y học (Trang 43 - 47)