Hệ toạ độ xích đạo

Một phần của tài liệu Ứng dụng lượng giác cầu trong tính toán xác định vị trí của các thiên thể và giải bài tập thiên văn (Trang 25 - 27)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.2. Hệ toạ độ xích đạo

Hệ toạ độ này sử dụng vòng xích đạo trời làm gốc và 2 cực là thiên cực Bắc và thiên cực Nam. Có 2 hệ toạ độ xích đạo cơ bản thƣờng đƣợc sử dụng là hệ toạ độ góc giờ và hệ toạ độ xích kinh.

- Hệ tọa độ góc giờ:

+ Vòng cơ bản là xích đạo trời và kinh tuyến trời. Hệ gồm hai tọa độ: xích vĩ ( ) và góc giờ (t).

Để xác định các tọa độ xích đạo của một ngôi sao S, ta vẽ các vòng giờ đi qua sao S (hình 2.2) cắt xích đạo trời tại S’

+ Xích vĩ ( ) của một thiên thể là khoảng cách góc từ thiên thể đó tới xích đạo trời.

Hình 3.2 H? t?a đ? chân tr?i

A O S S’ N B Z P Hình 2.2: Hệ tọa độ góc giờ

19

+ Xích vĩ của sao S = cung SS’ = góc SOS’. Có giá trị: từ 0 đến +900

hoặc -900. Dấu (+) ứng thiên thể ở nửa thiên cầu Bắc, dấu (-) ứng với thiên thể ở nửa thiên cầu Nam.

+ Góc giờ (t) là góc giữa vòng giờ đi qua kinh tuyến trên và vòng giờ đi qua sao S lấy theo chiều nhật động.

t = cung X’S’, có giá trị từ 0 đến 24h. - Hệ tọa độ xích kinh:

+ Trong hệ tọa độ này đƣờng cơ bản là xích đạo trời còn điểm cơ bản là điểm xuân phân ( ). Hệ gồm 2 tọa độ: xích vĩ ( ) và xích kinh ( ).

+ Điểm xuân phân : đó là giao điểm giữa hoàng đạo (quỹ đạo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu) với xích đạo trời

khi Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ nửa Nam thiên cầu đến nửa Bắc thiên cầu.

Để xác định tọa độ xích đạo 2 của một ngôi sao S, ta vẽ vòng giờ đi qua sao đó (hình 2.3) và cắt xích đạo trời tại S’

+ Xích vĩ ( ) là khoảng cách góc từ thiên thể đến xích đạo trời HH', trong hình vẽ minh hoạ, đó là cung SS’ (với I là vị trí của thiên thể) Xích vĩ có giá trị từ âm đến dƣơng 90 độ. DEC mang giá trị âm nếu thiên thể nằm dƣói xích đạo trời (Nam) và mang giá trị dƣơng nếu thiên thể nằm trên xích đạo trời (Bắc)

+ Xích kinh ( ) là khoảng cách góc từ điểm xuân phân đến hình chiếu của thiên thể lên xích đạo trời (tính theo chiều ngƣợc với chiều nhật động). Trong hình vẽ, nó chính là cung XA. Giá trị của chỉ số toạ độ này là từ 0 đến

X’ ’ X S’ α A S H ’ δ O γ H Hình 2.3: Hệ tọa độ xích kinh

20

360 độ. Tuy nhiên thƣờng đƣợc sử dụng hơn là lấy các giá trị giờ, phút, giây chia từ 0 đến 24 giờ.

Hiện nay hệ toạ độ này đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong thiên văn học quan sát và vật lí thiên thể hiện đại. Ƣu điểm lớn nhất của nó là chính xác với mọi vị trí và thời gian, không phụ thuộc vị trí của ngƣời quan sát và thời điểm quan sát. Hệ toạ độ này đƣợc sử dụng nhièu trong việc xác định chính xác vị trí các ngôi sao trên thiền ccầu, từ đó lập ra một bản đồ chi tiết về bầu trời trong đó có sự có mặt của các ngôi sao, các chòm sao và các thiên hà ... với độ chính xác tƣơng đối rất cao. Ngoài ra, ngƣời ta cũng dùng hệ toạ độ này để xác định và tính toán vị trí chuyển động của các thiên thể trong hệ mặt Trời cũng nhƣ các vệ tinh nhân tạo của Trái đất.

Một phần của tài liệu Ứng dụng lượng giác cầu trong tính toán xác định vị trí của các thiên thể và giải bài tập thiên văn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)