Hệ toạ độ hoàng đạo

Một phần của tài liệu Ứng dụng lượng giác cầu trong tính toán xác định vị trí của các thiên thể và giải bài tập thiên văn (Trang 27 - 28)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.3. Hệ toạ độ hoàng đạo

Hệ toạ độ Hoàng đạo sử dụng vòng gốc là vòng tròn Hoàng Ðạo (Zodiac) và các mốc khác là các Hoàng Cực (2 điểm gần thiên cực nhất - cao nhất và thấp nhất- của đƣờng Hoàng đạo) và điểm xuân phân.

Hệ toạ độ này sử dụng 2 chỉ số toạ độ là Hoàng vĩ (celestial latitude) và Hoàng kinh (celestial Longitude):

+ Hoàng vĩ (B) là khoảng cách góc từ thiên thể S đến Hoàng Đạo TT'. Trong hình vẽ này, giá trị của Hoàng vĩ là giá trị của cung SS’. Giá trị của Hoàng vĩ là từ 0o

đến âm 90o nếu thiên thể nằm phía Nam Hoàng Đạo và từ 0o đến dƣơng 90o

nếu thiên thể nằm phía Bắc Hoàng Đạo.

+ Hoàng kinh (L) là khoảng cách từ điểm xuân phân X đến hình chiếu của thiên thể trên Hoàng Đạo (tính theo chiều ngƣợc với chiều nhật động), tức

21

Hình 2.5: Tam giác cầu

là giá trị góc của cung trong hình vẽ. Giá trị của Hoàng kinh là từ 0 đến 360o.

Hệ toạ độ này có độ chính xác cao và không có tính tƣơng đối khi thay đổi vị trí và thời điểm quan sát. Nó đƣợc sử dụng rộng rãi nhất khi xác định vị trí các thiên thể trong hệ Mặt Trời. Ngoài ra nó có mặt trong các danh mục, bản đồ sao cổ để xác định vị trí các ngôi sao trên thiên cầu.

Ngoài các hệ toạ độ trên, có một hệ toạ độ đôi khi đƣợc sử dụng khi nghiên cứu thiên hà ở qui mô lớn là Hệ Toạ Độ Thiên Hà sử dụng 2 chỉ số là Galatic Latitude (độ vĩ Thiên Hà) và Galatic Longitude (độ kinh Thiên Hà) trong đó độ vĩ là khoảng cách từ thiên thể đến xích đạo thiên hà (hình chiếu của mặt phẳng chính thiên hà lên thiên cầu) còn độ kinh là góc tính từ giao điểm của xích đạo thiên hà với xích đạo trời tới thiên thể. Hệ toạ độ này đƣợc sử dụng trong việc xác định bản đồ các sao trong thiên hà. Tuy nhiên không đƣợc thông dụng lắm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng lượng giác cầu trong tính toán xác định vị trí của các thiên thể và giải bài tập thiên văn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)