KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Đề án kinh doanh quốc tế trà xanh (Trang 36)

Vốn hiện tại của công ty với số tiền là 2 tỷ VNĐ

Chi phí đầu tư cơ sở vật chất (ĐVT: VNĐ)

Cơ sở Việt Nam:

STT Tên Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Dây chuyền sản xuất

chè 5 60,000,000 300,000,000 2 Máy đóng gói hút chân không 3 20,000,000 60,000,000 3 Máy đóng gói thùng 3 10,000,000 30,000,000 1 thùng đựng 12 túi trà (60x40x40) 4 Xe đẩy 6 1,000,000 6,000,000

5 Máy điều hòa 2 12,000,000 24,000,000

6 Máy photocopy 2 25,000,000 50,000,000 7 Điện thoại 8 300,000 2,400,000 8 Máy in (cá nhân) 4 6,000,000 2,400,000 9 Máy tính 10 10,000,000 100,000,000 10 Cục phát wifi 2 700,000 1,400,000 11 Chi phí lắp đặt khác 30,000,000 Tổng cộng: 606,200,000 VNĐCơ sở Nhật Bản:

STT Tên Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Xe đẩy 3 1,000,000 3,000,000

2 Máy photocopy 1 25,000,000 25,000,000

4 Điện thoại 2 450,000 900,000

5 Máy điều hòa 1 12,000,000 12,000,000

6 Modem wifi 1 1,000,000 1,000,000

7 Chi phí lắp đặt khác 10,000,000

Tổng cộng: 78,900,000 VNĐ

Tổng đầu tư : 685,100,000 VNĐ

2. Lương nhân viên theo tháng tại 2 cơ sở (ĐVT: VNĐ)

STT Chức vụ Số lượng Mức lương/nhân viên Thành tiền

1 Giám đốc 1 40,000,000 40,000,000 2 Quản lý 5 20,000,000 100,000,000 3 Nhân viên 22 7,000,000 154,000,000 4 Bảo vệ 4 5,000,000 20,000,000 5 Lao công 3 5,000,000 15,000,000 Tổng cộng: 304,000,000 VNĐ

3. Nguồn đầu vào của sản phẩm (ĐVT: VNĐ)

STT Tên Số lượng Đơn

vj

Đơn

giá Thành tiền Ghi chú

1 Nguyên liệu (Chè xanh

tươi) 9,600 kg 40,000 384,000,000

2 Bao bì (PE tráng bạc +

túi giấy) 9,600 cái 2,000 19,200,000

3 Thùng giấy 800 cái 10,000 8,000,000 12

4 In ấn bao bì (Thuê) 9,600 cái 1,000 9,600,000

Tổng cộng:420,200,000 VNĐ

4. Các loại chi phí khác/ tháng (ĐVT: VNĐ)

Cơ sở Việt Nam:

STT Tên Thành tiền

1 Điện 50,000,000

2 Nước 8,000,000

3 Internet 4,000,000

4 Vệ sinh 2,000,000

5 Marketing quảng cáo 20,000,000

6 Vận chuyển 50,000,000 7 Mặt bằng diện tích 400m2 (gồm bàn ghế) 90,000,000 8 Khác 8,000,000 Tổng cộng:232,000,000 VNĐCơ sở Nhật Bản STT Tên Thành tiền 1 Điện 30,000,000 2 Nước 5,000,000 3 Điện thoại 8,000,000 4 Internet 3,000,000 5 Vệ sinh 2,000,000 6 Vận chuyển 40,000,000 7 Mặt bằng diện tích 100m2 (gồm bàn ghế) 55,000,000

8 Khác 8,000,000

Tổng cộng:151,000,000 VNĐ 5. Thuế, phí (ĐVT: VNĐ)

STT Tên Giá thành Thời gian Ghi chú

1 Phí môn bài 2,000,000 1 năm

2 Thuế giá trị gia tăng 190,170,816 1 quý 11%

3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 124,325,120 1 quý 20%

4 Chiết khấu cho siêu thị

(400 thùng) 190,170,816 1 tháng 22%

Bảng chi phí hàng tháng của công ty (ĐVT:VNĐ)

STT Tên Giá thành Ghi chú

1 Lương nhân viên 304,000,000 Mục 2

2 Nguồn đầu vào của sản phẩm 420,200,000 Mục 3

3 Chi phí khác 383,000,000 Mục 4

4 Phí môn bài 166,667 Mục 5

5 Thuế giá trị gia tăng 63,390,272 Mục 5

6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 41,441,707 Mục 5

7 Chiết khấu cho siêu thị 190,170,816 Mục 5

Tổng cộng: 1,402,369,462 VNĐ VIII. KẾ HOẠCH RỦI RO

Sản lượng chè xanh thế giới dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn 7,5%/ năm và chạm mức 3,6 triệu tấn vào năm 2027, chủ yếu nhờ tăng sản lượng của Trung

Quốc, và nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Việt Nam cũng được dự báo sẽ tang sản lượng chè xanh với tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm đạt 6,8%/năm. Bên cạnh đó số lượng tiêu dùng chè cũng đang tăng nhanh bởi các sản phẩm chất lượng cao có tác dụng tốt tới sức khỏe của người tiêu dùng (https://gappingworld.com/fao-canh-bao-rui-ro- bien-doi-khi-hau-bat-chap-san-luong-che-tang/). Mặc dù ngành chè được xem là có triển vọng phát triển tốt, nhưng bên cạnh đó thì sẽ luôn có những tác nhân từ các yếu tố khác nhau sẽ gây cản trở đến sự phát triển của công ty. Nếu không có sự đối phó kịp thời thì sẽ dẫn đến những hậu quả rất khó lường cho công ty như ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty đối với khách hàng và đối tác, trì trệ hoạt động kinh doanh của công ty,… Từ đó, chúng tôi đã liệt kê ra một số những vấn đề rủi ro có khả năng xảy ra và những biện pháp xử lý trong quá trình hoạt động kinh doanh trong tương lai.

1. Rủi ro cháy nổ

- Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị trong việt phóng cháy chữa cháy như đủ bình chữa cháy, chuông báo cháy, hệ thống vòi phun nước, ở khắp văn phòng và xưởng sản xuất.

- Khi nhân viên chính thức vào làm, luôn có một lớp tập huấn về an toàn cháy nổ, cách sử dụng bình chữa cháy, cách bước báo cháy theo quy trình, …

2. Nhu cầu thị trường không lớn như dự kiến

Tiến hành đánh giá và xem xét lại về chiến lược của công ty, cùng khả năng sẵn sàng hoạt động của nó trong thị trường mới đối với sản phẩm chè xanh sấy khô của công ty. Bên cạnh đó phải nghiên cứu thị trường Nhật Bản một cách tỉ mỉ và khả năng phát triển những hiểu biết cốt lõi để điều hướng đúng kế hoạch xâm nhập thị trường sao cho phù hợp với tiêu chí của công ty và sự mua sắm của khách hàng.

3. Sản phẩm cạnh tranh, thay thế

Lên kế hoạch quảng cáo nhấn mạnh điểm mạnh đây là chè có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất từ 100% chè xanh tại Việt Nam và luôn có sự mệnh góp phần bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, để loại trừ các đối thủ từ Nhật Bản hay các nước khác, thỏa thuận với phía siêu thị để có những kệ cho dùng thử trà ở trong siêu thị.

Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh về vấn đề chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị để dễ dàng đến được tay của khách hàng.

Chủ động ra sức tham gia vào các hoạt động triển lãm về những phẩm uy tín chất lượng cao tại thị trường Nhật Bản để cũng cố lòng tin đối với khách hàng.

4. Không đảm bảo cam kết đặt ra

Có ghi trước trong hợp đồng với bên nhật là nếu họ không bán hết số hàng như đã thỏa thuận thì sẽ đền bù tiền, ngược lại mình cũng vậy (số tiền có thể nhỏ hơn với giá thực tế một chút)

5. Nguồn cung trà gặp khó khăn

- Tìm trước những nguồn cung dự phòng ở vùng lân cận nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng phải tương đương với sản phẩm của Công ty.

- Giảm lại số lượng sản xuất một phần sản phẩm chè của công ty. Vì chúng tôi luôn muốn những sản phẩm tốt nhất đến khách hàng, luôn nhận được những sự tin tưởng từ chính khách hàng.

C. ĐÁNH GIÁ

I. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

- Giá vốn hàng bán (P) = 180,086 VNĐ /sản phẩm

- Chi phí cố định (C)

= Cơ sở vật chất + Lương nhân viên (không tính nhân viên SX) + Chi phí khác = 1,218,266,667 VNĐ

- Chi phí biến đổi (V)

= [Nguồn đầu vào (1 tháng) + Thuế, phí (1 tháng) + lương nhân viên SX] / 9600 sản phẩm 90,541.96 VNĐ/ sản phẩm

 Sản lượng hòa vốn, kí hiệu là QHV, được tính theo công thức sau:

Vậy: Sản lượng hòa vốn của phương án kinh doanh của Multi-tea là 13,606 sản phẩm. Hay nói cách khác, phương án này sẽ hòa vốn khi đạt doanh thu là 2,450,250,116 VNĐ.

Vậy: Thời gian hòa vốn của phương án kinh doanh trà xanh sấy khô của Multi-tea là 1.4173 tháng tương ứng với 1 tháng 13 ngày

II. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHẢ THI1. Tính khả thi của sản phẩm 1. Tính khả thi của sản phẩm

Người tiêu dùng hiện nay đang có nhu cầu sử dụng các loại trà như một đồ uống có lợi cho sức khỏe và dòng sản phẩm trà thực phẩm chức năng tiếp tục trở thành mặt hàng được ưa thích nhất trên thị trường, đó cũng chính là những xu hướng tiêu dùng chè trong năm những năm tới.

Về nhu cầu chè trong thập kỷ tới, FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ) dự báo sẽ có những “khách hàng mới” cho đồ uống chè. Người tiêu dùng trẻ tuổi ở thành thị tại những nước sản xuất chè lớn như Trung Quốc hay Ấn Độ đang đóng góp vào phân khúc tăng trưởng nhu cầu mạnh nhất, đó là trà sữa. Những người thuộc tầng lớp

trung lưu cũng đang hứng thú với những thực phẩm “thời trang” phù hợp với lối sống của họ. Họ thường xuyên tới các quán trà hơn để thưởng thức các loại đồ uống từ trà. Và mọi lứa tuổi sẽ ngày càng chuộng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe, mà nguyên liệu có thành phần là trà (https://www.vietdata.vn/toan-canh-thi-truong-che-the-gioi-nam-2018-va-trien-vong- 10-nam-toi).

Song sự bùng nổ của văn hoá cà phê tại các trung tâm đô thị phương Tây đã lan rộng đến châu Á, khiến ngành chè phải cạnh tranh để phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với xu hướng. Dự kiến tiêu thụ chè sẽ tăng nhanh hơn cà phê cho tới năm 2021 với mức tăng trưởng dự kiến của chè là 15% so với 11,3% của cà phê. Nhưng hiện tại, ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tiêu thụ cà phê hiện vẫn còn thấp hơn chè và thấp hơn nhiều so với mức tiêu thụ của phương Tây (http://doisongtieudung.vn/xu-huong-tieu-dung- tra-tren-the-gioi-nam-2019).

茶 Chúng tôi muốn phát triển dòng sản phẩm chè xanh sấy khô, hay nói cách khác là đưa Multi-tea ngày càng trở nên phát triển và đựa đón nhận từ phí người tiêu dùng.

2. Tính khả thi về thị trường mục tiêu/ngành

2.1. Sự hấp dẫn về ngành

Chè là một trong những mặt hàng nông nghiệp chủ lực có giá trị và chất lượng rất cao ở Việt Nam. Chính phủ và Nhà nước cũng có nhiều chính sách quan tâm đặc biệt tới phát triển và quản lý ngành chè tại Việt Nam theo hướng quy mô hóa những vùng trồng chè trọng tâm, nâng cao chất lượng sản phẩm chè và tăng sản lượng xuất khẩu chè hàng năm. Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu chè có vị thế trên thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 7-8% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan trong mục 4.2 mặt hàng chè của Việt Nam đã xuất khẩu rộng khắp trên các thị trường lớn, cụ thể xuất khẩu trên 118 quốc gia.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2014, xuất khẩu chè đạt hơn 130 nghìn tấn, với kim ngạch đạt 228.5 triệu USD, giảm 0.4 % về giá trị so với năm trước. Tổng diện tích đất trồng chè của nước ta hiện nay khoảng 125,000 ha. Trong đó, diện tích chè đang cho thu hoạch là 113,000 ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/1ha. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một con số chưa thể đáp ứng với kỳ vọng và tiềm năng phát triển của ngành chè nước ta.

2.2. Sự hấp dẫn về thị trường mục tiêu

2.2.1. Các yếu tố thị trường

Quy mô: Thị trường Nhật Bản có số lượng khách hàng lớn với sức mua cao cung cấp nhiều khả năng tăng doanh số (mục đích chiến lược chính của nhiều công ty). . Cộng

đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay có khoảng 300,000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản, trong đó có khoảng 25,000 – 30,000 lưu học sinh, sinh viên và khoảng 160,000 – 170,000 tu nghiệp sinh và con số này có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Chúng cũng cho khả năng đạt được tính kinh tế theo qui mô với sản phẩm và marketing sau đó là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Giai đoạn trong quá trình phát triển của lĩnh vực kinh doanh trà xanh: Theo thống kê của Worldstopexports.com, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ 8 trên thế giới trong năm 2018. Trị giá nhập khẩu chè của Nhật Bản chiếm 2,8% tổng trị giá nhập khẩu chè thế giới. Tiêu thụ chè bình quân đầu người tại Nhật Bản là khoảng 0,97kg/người/năm.

2.2.2. Các yếu tố kinh tế và công nghệ

Hầu hết các sản phẩm chè của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước, trong đó có thị trường Nhật Bản, được tiêu thụ chủ yếu dưới hình thức các bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của nước nhập khẩu hoặc các nhãn hiệu khác có uy tín. Chè xanh chủ yếu dưới dạng chè thô, rời, chưa chế biến và được gia công, đóng gói nhãn mác tại Nhật Bản và bán dưới nhãn chè Nhật Bản hoặc công ty Nhật Bản nhập khẩu chè đã chế biến nhưng đóng gói và bán lẻ tại Nhật Bản.

2.2.3. Các yếu tố cạnh tranh

Mật độ cạnh tranh: Các nước xuất khẩu chè chủ yếu sang Nhật Bản là Trung Quốc (chiếm 49,1%), Sri Lanka (24,6%); ấn Độ (12,1%); Anh (4,4%); Đài Loan (3,4%); Kenya (2,2%); Indonesia (1,3%)...

Chất lượng cạnh tranh: sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia trong đó có Nhật, trong đó thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Kenya.

2.3. Sự hợp thời của thị trường

Hiện nay, Nhật Bản cũng như các nước ngày càng thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hàng hoá nhập khẩu. Các mặt hàng khi đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn nắp. Người Nhật nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng

đảm bảo yếu tố chất lượng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn. Theo đó, các sản phẩm khi sang thị trường Nhật phải đảm bảo chất lượng đồng loạt tương đương nhau.

Nhật Bản hướng mạnh vào các nền kinh tế mới nổi như Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (BRIC) và 1 số các quốc gia ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia…) đầu tư vào các ngành thân thiện với môi trường, sản xuất vật liệu mới, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Thị trường Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Nhật Bản đang hướng tới các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á, mở rộng môi trường kinh doanh theo hướng “Trung Quốc +1”, trong đó có thể là Ấn Độ hoặc Việt Nam.

3. Tính khả thi về mặt tổ chức

Công ty có cơ cấu tổ chức bô máy theo kiểu trực tuyến chức năng, và nó cũng thể hiện sự phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Với cơ cấu này, công ty đã tận dụng được mọi tính ưu việt của việc hướng dẫn công tác qua các chuyên gia kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ chuyên môn ở các phòng ban chức năng.

Ưu điểm của kiểu công tác quản lý này là công tác quản lý được chuyên môn hoá cao: Mỗi bộ phận, mỗi phòng ban đảm nhiệm một phần công việc nhất định, vận dụng được khả năng, trình độ chuyên sâu của cán bộ quản lý, giảm được gánh nặng cho Giám đốc. Công ty cũng đang tiến hành những biện pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nhiệm vụ của từng người trong các phòng ban để đáp ứng được yêu cầu của công việc và phối hợp giữa các bộ phận được nhịp nhàng.

4. Tính khả thi về mặt tài chính

Tổng số vốn đầu tư ban đầu: 1,184,251,500 đồng (thấp hơn số vốn sẵn có là 2 tỷ đồng). Mặc dù sử dụng vốn đầu tư nhỏ nhưng mang lại doanh thu cao, bên cạnh đó giúp cho Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Sự hấp dẫn về mặt tài chính của kế hoạch kinh doanh này:

 Thời gian hòa vốn nhanh: chỉ mất hơn 1 tháng.

 Có tính toán kĩ lưỡng về chi phí, doanh thu, lợi nhuận,… hạn chế được rủi ro, những khoản lãng phí không cần thiết.

 Nhiều khách hàng tiềm năng: người Nhật có văn hóa uống trà lâu đời và có gu thưởng thức trà rất tinh tế.

 Chất lượng sản phẩm được đảm bảo, hương vị trà độc đáo, không bị lẫn lộn giữa hàng loạt các đối thủ khác.

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cô Trần Thị Lan Nhung. Trong thời gian

Một phần của tài liệu Đề án kinh doanh quốc tế trà xanh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w