Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Đề án kinh doanh quốc tế trà xanh (Trang 25 - 28)

IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THÂM NHẬP

2. Môi trường vi mô

Từ xưa đến nay Nhật Bản nổi tiếng là quôc gia có văn hóa trà đạo, người dân nơi đây ưu chuộng hương vị chè và thường sử dụng chè làm nguyên liệu trong việc chế biến ra các sản phẩm khác. Tận dụng thế mạnh đó, Nhật Bản chính là thị trường tiêu thụ hoàn hảo cho công ty Multi-tea.

2.1. Đối thủ cạnh tranh

Trong nước:

Việt Nam được xem là cái nôi của cây chè thế giới. Chúng ta đã sản xuất chè từ thời xa xưa, nhưng chè của chúng ta vẫn chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 130,000 tấn chè, đứng thứ 5 trên thế giớii về sản xuất và xuất

khẩu chè. Với lợi thế đó, tại Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều có thương hiệu chè nổi tiếng trên thế giới như: Chè Tam Đường (Lai Châu), Chè Mộc Châu (Mộc Châu – Sơn La), Trà Tân Cương (Thái Nguyên), Trà San Tuyết (Tây Bắc). Không những chỉ mang danh tiếng tại Việt Nam mà các thương hiệu này đã lan tầm sang các nước khác trên thế giới (Pakistan, Đài Loan, Nga, Afganistan, Trung Quốc…). Vì thế việc hướng tới mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản của các thương hiệu này cũng sẽ làm mối cạnh tranh đối với Multi-Tea.

Ngoài nước:

Chúng ta cũng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với các quốc gia khác như Twinings, Tetley (thương hiệu trà Anh); Celestial Seasonings, Bigelow (thương hiệu trà Mỹ); Lipton (thương hiệu trà của Uniliver và PepsiCo),… Đây là các thương hiệu có thị trường tiêu thụ rất rộng rãi trong đó bao gồm Nhật Bản.

Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm đến lượng sản xuất chè và thương hiệu tại Nhật Bản: Nhập khẩu chè xanh ít vì chè xanh là thế mạnh trong sản xuất của Nhật. Ba trong số bốn hòn đảo tại Nhật Bản có khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất chè. Nhật Bản sản xuất 85.900 tấn chè/năm, và với số lượng người uống trà đông đảo, mặc dù sản lượng cao nhưng lượng xuất khẩu của Nhật Bản chỉ chiếm 2% trong số hàng nghìn tấn họ sản xuất ra. 99,9% giống trà của Nhật được trồng và sản xuất là trà xanh, không chỉ phổ biến mà nó trở thành lựa chọn mặc định trong nước.

2.2. Khách hàng

Khách hàng lẻ: Nhờ vào truyển thống văn hóa trà đạo tại Nhật Bản, số lượng người dân tiêu thụ sẽ là lợi thế cho Multi- tea. Ngoài ra có thể cung cấp chè làm nguyên liệu, hương vị cho các doanh nghiệp, cửa hàng sản xuất, chế biến ra các mặt hàng tiêu dùng khác.

Nhà phân phối: đại lý, siêu thị.

Áp lực từ khách hàng và nhà phân phối:

 Vị thế mặc cả: khách hàng có thể so sánh sản phẩm cùng loại để từ đó tạo áp lực về giá đối với nhà sản xuất

 Số lượng người mua ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu

 Thông tin mà người mua có được

 Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa

 Sự khác biệt hóa sản phẩm

 Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành

 Tính khách hang trong ngành

 Mức độ sẵn sàng của hàng hóa thay thế

 Động cơ của khách hàng

Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn:

Mối đe dọa thâm nhập phụ thuộc vào độ cao của các rào cản thâm nhập. Đối với ngành chè những rào cản thâm nhập như lợi thế theo quy mô, tính đặc trưng của nhãn hiệu sản phẩm, chính sách của chính phủ không tạo ra rào cản thâm nhập lớn. Chẳng hạn như hầu hết các quốc gia trồng chè truyền thống đều có chính sách bảo hộ thị trường trong nước, trợ cấp sản xuất trong nước, tuy nhiên hiệu quả của chính sách này không cao nếu tất cả các quốc gia trồng chè đều thực hiện như vậy.

Kết quả là trong ngành chè thế giới, vào những năm 70 của thế kỷ trước có sự gia nhập với quy mô khá lớn từ các quốc gia thuộc châu Phi, làm cho cung của ngành chè gia tăng nhanh và giá chè (đã loại bỏ yếu tố lạm phát) có xu hướng giảm trong thời gian dài vừa qua.

Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế đối với sản phẩm chè chủ yếu là nước ngọt, nước trái cây, cà phê và đồ uống có chứa chất cồn. Tùy vào từng quốc gia mà mức độ thay thế có sự khác nhau. Tính theo khối lượng tiêu thụ bình quân đầu người, sự thay đổi về mức tiêu thụ cà phê, chè và thức uống có cồn là không đáng kể, chỉ có mức tiêu thụ nước ngọt bình quân đầu người là có sự gia tăng đáng kể.

Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng nước trái cây có tăng lên trong thời gian gần đây do những quan tâm về lý do sức khỏe, đặc biệt là tại những quốc gia phát triển. Hơn nữa ngành này được hỗ trợ bởi những sáng tạo, tạo ra các sản phẩm mới bằng cách tạo ra mùi vị mới, cách pha trộn hương vị các loại trái cây.

2.3. Nguồn cung cấp

Hiện cả nước có 130.000 ha diện tích trồng chè với hơn 500 cơ sở sản xuất chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô mỗi năm. Nhiều vùng chè cho năng suất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng trong nước như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)…

2.4. Công nghệ sản xuất

Thương hiệu phải gắn với vùng sản xuất, nâng cao được cuộc sống của người dân bản địa và mang đến cho người tiêu dùng trong và người nước những sản phẩm chè sạch, chè ngon đạt tiêu chuẩn quốc tế là mục tiêu mà Công ty hướng tới.

Cần xây dựng được chuỗi cung cấp, từ phân bón, giống, hệ thống trồng trọt và chế biến chè sạch theo tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống truy nguyên nguồn gốc.

Áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến sản xuất ra được sản phẩm độc đáo như chè Sencha, chè Matcha theo công nghệ và quy trình của Nhật Bản...; tạo việc làm ổn định cho lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ người địa phương; góp phần tích cực vào công tác phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Đề án kinh doanh quốc tế trà xanh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w