Hồ Thị Thùy Nga

Một phần của tài liệu Tác phẩm kinh điển, sửa đổi lối làm việc (Trang 33 - 35)

3. Giải pháp thực hiện của mỗi thành viê n:

3.5. Hồ Thị Thùy Nga

Đối với mỗi cá nhân:

Phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tư chất bản thân. Nếu không chịu khó học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày ""cái đuôi dốt nát"" sẽ lòi ra; vì không ai trên đời này chỉ cần học

một lần là xong xuôi hết cả. Mặt khác, nếu không chịu khó tu dưỡng đạo đức, thì ""cái đuôi cá nhân chủ nghĩa"" cũng sẽ được mọc dần lên, vì trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cái xấu. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có bốn nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng: Rèn luyện đạo đức là công việc phải tiến hành lâu dài, bền bỉ suốt đời; giáo dục đạo đức bằng nêu gương sáng; xây dựng đạo đức cách mạng, đồng thời đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức; khắc phục những biểu hiện của tư tưởng, đạo đức cũ không còn phù hợp và xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên.

Mỗi người phải biết tiếp thu cái tốt, loại thải cái xấu. Biết phát huy những điều tốt đã làm được và khắc phục những thói xấu của bản thân. Nhìn nhận, đánh giá mình một cách khách quan. Từ đó nêu ra những điểm tốt, chưa tốt và biết tự khắc phục cho mình.

Trong cuộc sống hôm nay, đã có nhiều bài học về sự mất mát do thiếu tu dưỡng đạo đức. Có những cán bộ, đảng viên, trong gian khổ, tranh đấu thì hăng hái, trung thành, không sợ hy sinh, cực khổ, quyết chiến đấu đến cùng, nghĩa là có công với cách mạng. Nhưng khi có ít quyền hạn trong tay thì kiêu ngạo, xa xỉ, tham ô, lãng phí, quan liêu, tự biến mình thành những ""ông quan cách mạng"". Những người này thậm chí đã kiên trì phấn đấu gần hết cuộc đời, có nhiều công lao, nhưng cuối đời đã không giữ được tấm lòng trong sáng, nên sự nghiệp đã đổ vỡ, thậm chí đã phải vào vòng lao lí. Vậy nên, mỗi cá nhân phải không ngững bồi dưỡng nhân cách, tu dưỡng đạo đức, biết làm cho mình ngày càng tốt hơn, tìm được những điều mình thiếu để bổ sung và hoàn thiện

Làm việc gì cũng phải xem xét tính hiệu quả của công việc sao cho nó đạt tối ưu, hiệu quả đó phải dựa trên tính trung thực, trên nỗ lực của chính bản thân. Nói phải đi đôi với làm, bản thân mỗi người phải trở thành một tấm gương sáng để thế hệ sau noi theo, sống trong sáng, giản dị, đoàn kết với mọi người.

Phải có niềm tin vào Đảng, tin vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo.

Trong công tác, trong đấu tranh, trong huấn luyện, trong đào tạo, các Đảng viên, cán bộ, công chức phải luôn luôn tự hỏi mình, tự kiểm định mình xem cái gì mình đã làm đúng, cái gì mình làm chưa đúng – đó là điều quyết định để ở mỗi con người “cái thiện”, “cái tốt” ngày càng nhiều, “cái xấu”, “cái ác” bị quét sạch đi. Nhưng “cái thiện”, “cái đúng” phải là chuẩn mực của cộng đồng.

Phải đấu tranh, lên án chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền. Đấu tranh chống lại cái xấu và khích lệ những nhân tố tích cực. Sống phải nghĩ đến tập thể, không chủ nghĩa cá nhân.

Đối với tổ chức, tập thể:

Động viên, khích lệ tinh thần của các cá nhân trong tập thể về lối sống tích cực. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức cụ thể, thiết thực. Những tiêu chuẩn đạo đức đó cần phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ làm, ban hành với những nội quy, quy định cụ thể, gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tập thể qua đó phát huy tính tự giác của mỗi cá nhân.

Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, đảm bảo thường xuyên, liên tục và sâu rộng đến các cá nhân tham gia tổ chức với hình thức phù hợp, hấp dẫn.

Những cá nhân đứng đầu phải là gương sáng cho những cá nhân khác làm theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"". Thực vậy, cái ác, cái xấu là kẻ thù của đạo đức, nhưng nó thường ẩn giấu bên trong con người, thậm chí đội lốt ngay trong cái vỏ đạo đức. Hơn nữa, nó là ""giặc nội xâm"", là kẻ thù bên trong nên vừa nguy hiểm, vừa khó phát hiện. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻ thù vô hình này là phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức. Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong suốt cuộc đời; coi tu dưỡng đạo đức là một việc làm như rửa mặt hằng ngày.

Một phần của tài liệu Tác phẩm kinh điển, sửa đổi lối làm việc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w