Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 26)

Sau đây là các trọng số chưa chuẩn hóa trong phân tích Bootstrap

Bảng 4.6: Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích Bootstrap Mối quan hệ Estimate Mean Bias SE - Bias CR

Performance <- Str 0,388 0,390 0,002 0,004 0,5

Performance <- Bus 0,222 0,219 -0,003 0,003 -1

Performance <- Cog 0,201 0,198 -0,003 0,003 -1

Performance <- Per 0,244 0,245 0,001 0,003 0,333

Từ bảng kết quả trên, ta có thể kết luận các ước lượng trong mô hình SEM ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như phân tích ở trên là tin cậy được.

4.5.3Kiểm định mở rộng mô hình nghiên cứu

Sau đây là kết quả kiểm định mở rộng mô hình nghiên cứu.

Hình 4.4: Phân SEM đối với mô hình nghiên cứu mở rộng lần 2

(Nguồn: kết quả tính toán từ SPSS và AMOS) Kiểm định mở rộng cho thấy, kỹ năng chiến lược ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của hiệu quả kinh doanh, trong khi đó, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người ảnh hưởng đến khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi – phát triển, và khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu không cho thấy có sự ảnh

hưởng của kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người đến sự đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Khác với các kỹ năng trên, kỹ năng nhận thức cũng có ảnh hưởng đến khía cạnh khách hàng, và học hỏi – phát triển trong doanh nghiệp như kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người, nhưng lại không có ảnh hưởng đến khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, thay vào đó, kỹ năng nhận thức sẽ ảnh hưởng đến khía cạnh đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Kết quả kiểm định mở rộng mô hình nghiên cứu cũng cho thấy, sự hài lòng khách hàng và sự hài lòng của người lao động bị ảnh hưởng bởi tất cả 4 nhóm kỹ năng, bao gồm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng nhận thức và kỹ năng làm việc với con người. Trong khi đó, khía cạnh tài chính tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các nhóm kỹ năng chiến lược, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người, và cuối cùng, khía cạnh quy trình nội bộ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhóm kỹ năng chiến lược và kỹ năng nhận thức.

4.5.4 Kiểm định phương sai đa biến một chiều

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, vị trí và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo đối với kỹ năng lãnh đạo.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Thảo luận về các kết quả nghiên cứu chính của luận án

5.1.1 Thực trạng tầm quan trọng và mức độ thực hiện các kỹ năng 5.1.1.1 Kỹ năng nhận thức

Nhà lãnh đạo đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng viết, kỹ năng học tập chủ động, và kỹ năng đọc hiểu không cao và mức độ thực hiện của các nhà lãnh đạo tương đương với tầm quan trọng.Tuy nhiên, khoảng cách giữa mức độ thực hiện và tầm quan trọng của các kỹ năng nói, lắng nghe và kỹ năng tư duy phê phán khá rộng.

5.1.1.2Kỹ năng làm việc với con người

Nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đánh giá khá cao tầm quan trọng của các kỹ năng liên quan đến con người (4,46/5 điểm). Trong khi đó, điểm tự đánh giá trung bình về mức độ thực hiện các kỹ năng trên dao động từ 3,7 đến 3,8, khoảng cách giữa tầm quan trọng và mức độ quan trọng các kỹ năng trên khá rộng.

5.1.1.3 Kỹ năng kinh doanh

Các kỹ năng được đánh giá có tầm quan trọng cao và khoảng chênh lệch giữa tầm quan trọng và mức độ thực hiện rộng là kỹ năng phân tích hoạt động doanh nghiệp, động viên nhân viên, phát triển nhân viên và hướng dẫn nhân viên.Hai kỹ năng có khoảng chênh lệch thấp hơn là kỹ năng quản lý tài chính và kỹ năng quản lý nguồn lực hữu hình.

5.1.1.4 Kỹ năng chiến lược

Các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may VN đánh giá khá cao về tầm quan trọng của các kỹ năng thuộc kỹ năng chiến lược (điểm tự đánh giá trung bình từ 4,32/5 đến 4,72/5). Tuy nhiên, điểm trung bình tự đánh giá của các nhà lãnh đạo về mức độ thực hiện các kỹ năng chiến lược chỉ dao động từ 3,71/5 đến 3,88/5.

5.1.2Sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

5.1.2.1 Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung

Xét về hiệu quả kinh doanh nói chung, kết quả nghiên cứu chỉ ra kỹ năng lãnh đạo có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đó của một số tác giả (Cheng, H. C. 2011; Kehinde, J.S, Jegede C.A. và Akinlabi, H.B. 2012; Abosede và cộng sự 2011; Đỗ Anh Đức 2014; Lê Thị Phương Thảo 2016) về ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Trong đó, kỹ năng chiến lược có ảnh hưởng lớn nhất (0,388), tiếp đến là kỹ năng làm việc với con người (0,244), kỹ năng kinh doanh (0,222),kỹ năng nhận thức (0,201).

- Nhóm kỹ năng chiến lược (0,235), kỹ năng kinh doanh (0,193) và kỹ năng làm việc với con người (0,162) ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến khía cạnh tài

chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

- Nhóm kỹ năng chiến lược (0,146), kỹ năng kinh doanh (0,122), kỹ năng làm việc với con người (0,252) và kỹ năng nhận thức (0,181) có ảnh hưởng cùng chiều đến

khía cạnh khách hàng trong hiệu quả của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

- Nhóm kỹ năng chiến lược (0,476) và nhận thức (0,166) có ảnh hưởng cùng chiều

đến khía cạnh quy trình nội bộ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

- Bốn nhóm kỹ năng, bao gồm kỹ năng chiến lược (0,280),kỹ năng kinh doanh (0,239),kỹ năng làm việc với con người (0,171), kỹ năng nhận thức (0,119) có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến khía cạnh học hỏi và phát triển.

5.1.2.3 Ảnh hưởng của từng kỹ năng đến từng khía cạnh của hiệu quả kinh doanh

- Kỹ năng chiến lược ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của hiệu quả kinh doanh

của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, bao gồm: khía cạnh khách hàng (0,146), khía cạnh học hỏi và phát triển (0,280), khía cạnh quy trình nội bộ (0,476) và khía cạnh tài chính của doanh nghiệp (0,235).

- Kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người ảnh hưởng đến khía cạnh

khách hàng (0,122 và 0,252), khía cạnh học hỏi – phát triển (0,239 và 0,171), và khía cạnh tài chính của doanh nghiệp (0,193 và 0,162).

- Kỹ năng nhận thức có ảnh hưởng đến khía cạnh khách hàng (0,181), học hỏi – phát triển (0,119) và khía cạnh đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp (0,166).

5.2 Một số kiến nghị của tác giả liên quan đến đề tài nghiên cứu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nghiệp dệt may Việt Nam

5.2.1 Phát triển kỹ năng lãnh đạo thông qua các chương trình đào tạo

Về nội dung đào tạo, có thể tập trung vào một nhóm kỹ năng hẹp, hoặc đào tạo đồng thời nhiều kỹ năng, các công ty dệt may có thể thuê các công ty tư vấn hoặc các tổ chức bên ngoài thiết kế chương trình đào tạo lãnh đạo dành riêng cho chính doanh nghiệp mình. Đồng thời, khi thiết kế chương trình đào tạo, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú ý đến yếu tốthời gian, địa điểm, kinh phí và hoạt động đánh giá hiệu quả đào tạo. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng nên chú trọng đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận.

Để thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo, các chủ thể có liên quan cần: - Hiệp hội dệt may Việt Nam và các Cơ sở Đào tạocần liên kết với các cơ quan ban

ngành để đề xuất và xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của ngành dệt may VN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

- Các doanh nghiệp dệt may Việt Namcần liên kết với Hiệp hội và các cơ sở đào tạo để phân tích những hạn chế về kỹ năng của nhà lãnh đạo tại doanh nghiệp mình để có thể đề xuất tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp, cần bố trí sắp xếp công việc phù hợp, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để nhà lãnh đạo các cấp và lãnh đạo kế cận có thể tham gia hiệu quả các chương trình đào tạo.

- Nhà lãnh đạo hiện hữu và kế cậncần thường xuyên tự đánh giá những hạn chế về kỹ năng, tìm kiếm, đề xuất và tham gia các chương trình đào tạo phù hợp.

5.2.2 Phát triển kỹ năng thông qua học tập từ kinh nghiệm thực tế

Phương pháp này rất cần thiết trong việc phát triển kỹ năng chiến lược, các kỹ năng liên quan đến tầm nhìn, nhận thức và đánh giá có hệ thống, xác định các hậu quả kéo theo, xác định đúng bản chất vấn đề và kỹ năng liên quan đến đánh giá giải pháp.

Phát triển kỹ năng thông qua học tập từ kinh nghiệm thường bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố, đó là sự thách thức trong công việc, sự đa dạng của nhiệm vụ và sự phản hồi.

- Nhà lãnh đạo cấp cao nên tin tưởng và mạnh dạn giao những công việc phức tạp hơn cho cấp dưới còn yếu về kỹ năng, khuyến khích nhà lãnh đạo cấp thấp hơn tự tin và mạnh dạn trong quá trình thực hiện công việc,nên luân phiên thay đổi công việc để lãnh đạo cấp thấp hơn có điều kiện hoàn thiện những kỹ năng còn hạn chế. - Bản thân nhà lãnh đạo hiện hữu hoặc kế cận nên mạnh dạn dám nhận những nhiệm

vụ mang tính thách thức để có thể hoàn thiện và phát triển các kỹ năng lãnh đạo.

5.2.3 Phát triển kỹ năng thông qua tự trau dồi từ bản thân nhà lãnh đạo

Bản thân nhà lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến của lãnh đạo cấp cao, đồng nghiệp, cấp dưới và những người khác để biết chính xác thực trạng kỹ năng của mình,chọn phương pháp đào tạo phù hợp với nguồn lực của chính mình.

5.3 Một số đóng góp của đề tài

- Đóng góp về lý thuyết

+ Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cũng cố lý thuyết về mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo, tổng kết các mô hình kỹ năng lãnh đạo thường được sử dụng để đánh giá kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp.

+ Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và các hướng tiếp cận khác nhau về đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đóng góp về thực tiễn

+ Luận án đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá kỹ năng lãnh đạo và luận án đánh giá thực trạng kỹ năng của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

+ Luận án cũng chỉ ra được rằng các kỹ năng lãnh đạo có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, và với từng khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh thì các kỹ năng ảnh hưởng sẽ khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào mục tiêu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần hoàn thiện và phát triển các kỹ năng phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên từng khía cạnh mong muốn.

+ Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao kỹ năng của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, làm tiền đề để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng, góp phần vào việc phát triển ngành dệt may Việt Nam nói chung.

5.4Định hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả

Bên cạnh một số thành tựu, luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định:

- Thứ nhất, xéttheokhông gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án dựa trên kết quả khảo sát 476 nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó, đại đa số các quan sát thu thập được tập trung ở khu vực phía nam, chính vì vậy kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng.

- Thứ hai, mặc dù luận án đã chỉ rõ được sự ảnh hưởng của từng kỹ năng lãnh đạo đến từng thành phần trong hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, thế nhưng luận án chưa làm rõ sự ảnh hưởng này đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, và luận án cũng chưa làm rõ sự ảnh hưởng này đối với các nhà lãnh đạo tại các vùng miền khác nhau.

- Thứ ba, nghiên cứu đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, tuy nhiên, chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố môi trường đối với sự ảnh hưởng trên.

- Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp chỉ thực hiện khâu may và các doanh nghiệp thực hiện cả khâu kéo sợi, dệt và may. Hơn nữa, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo những phương thức sản xuất khác nhau và mức độ chuyên môn hóa sản xuất khác nhau, do đó những yêu cầu về kỹ năng lãnh đạo có thể khác nhau và có thể ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luận án này chưa đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị cho từng trường hợp cụ thể nêu trên.

KẾT LUẬN

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm bậc nhất của mọi doanh nghiệp.Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều yếu tố, trong đó nhà lãnh đạo được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn.Trong các yếu tố thuộc lãnh đạo, kỹ năng của nhà lãnh đạo được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất, bởi kỹ năng thể hiện khả năng thực hiện công việc của nhà lãnh đạo, chính vì vậy, nghiên cứu kỹ năng của nhà lãnh đạo là rất thiết và vô cùng ý nghĩa trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành dệt may Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy “Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” là rất quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.

Trên cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, và thông qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, các phương pháp thu thập dữ liệu đa dạng, các công cụ kiểm định khoa học và chặt chẽ, đồng thời kết hợp các các phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy và suy luận hợp lý, luận án đã đưa ra được một số kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, kỹ năng lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể được đo lường thông qua kỹ năng nhận thức, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng làm việc với con người và kỹ năng chiến lược. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa tầm quan trọng và mức độ thực hiện ở các kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng chiến lược. Do đó, lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú trọng đến việc nâng cao các kỹ năng này.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các kỹ năng có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong đó kỹ năng chiến lược có ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng kinh doanh, và kỹ năng nhận thức là có ảnh hưởng ít nhất.

Mặc dù đã được được một số thành tựu nghiên cứu nhất định, nhưng luận án vẫn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)