Phát triển kỹ năng lãnh đạo thông qua các chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 29)

Về nội dung đào tạo, có thể tập trung vào một nhóm kỹ năng hẹp, hoặc đào tạo đồng thời nhiều kỹ năng, các công ty dệt may có thể thuê các công ty tư vấn hoặc các tổ chức bên ngoài thiết kế chương trình đào tạo lãnh đạo dành riêng cho chính doanh nghiệp mình. Đồng thời, khi thiết kế chương trình đào tạo, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú ý đến yếu tốthời gian, địa điểm, kinh phí và hoạt động đánh giá hiệu quả đào tạo. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng nên chú trọng đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận.

Để thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo, các chủ thể có liên quan cần: - Hiệp hội dệt may Việt Nam và các Cơ sở Đào tạocần liên kết với các cơ quan ban

ngành để đề xuất và xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của ngành dệt may VN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

- Các doanh nghiệp dệt may Việt Namcần liên kết với Hiệp hội và các cơ sở đào tạo để phân tích những hạn chế về kỹ năng của nhà lãnh đạo tại doanh nghiệp mình để có thể đề xuất tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp, cần bố trí sắp xếp công việc phù hợp, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để nhà lãnh đạo các cấp và lãnh đạo kế cận có thể tham gia hiệu quả các chương trình đào tạo.

- Nhà lãnh đạo hiện hữu và kế cậncần thường xuyên tự đánh giá những hạn chế về kỹ năng, tìm kiếm, đề xuất và tham gia các chương trình đào tạo phù hợp.

5.2.2 Phát triển kỹ năng thông qua học tập từ kinh nghiệm thực tế

Phương pháp này rất cần thiết trong việc phát triển kỹ năng chiến lược, các kỹ năng liên quan đến tầm nhìn, nhận thức và đánh giá có hệ thống, xác định các hậu quả kéo theo, xác định đúng bản chất vấn đề và kỹ năng liên quan đến đánh giá giải pháp.

Phát triển kỹ năng thông qua học tập từ kinh nghiệm thường bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố, đó là sự thách thức trong công việc, sự đa dạng của nhiệm vụ và sự phản hồi.

- Nhà lãnh đạo cấp cao nên tin tưởng và mạnh dạn giao những công việc phức tạp hơn cho cấp dưới còn yếu về kỹ năng, khuyến khích nhà lãnh đạo cấp thấp hơn tự tin và mạnh dạn trong quá trình thực hiện công việc,nên luân phiên thay đổi công việc để lãnh đạo cấp thấp hơn có điều kiện hoàn thiện những kỹ năng còn hạn chế. - Bản thân nhà lãnh đạo hiện hữu hoặc kế cận nên mạnh dạn dám nhận những nhiệm

vụ mang tính thách thức để có thể hoàn thiện và phát triển các kỹ năng lãnh đạo.

5.2.3 Phát triển kỹ năng thông qua tự trau dồi từ bản thân nhà lãnh đạo

Bản thân nhà lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến của lãnh đạo cấp cao, đồng nghiệp, cấp dưới và những người khác để biết chính xác thực trạng kỹ năng của mình,chọn phương pháp đào tạo phù hợp với nguồn lực của chính mình.

5.3 Một số đóng góp của đề tài

- Đóng góp về lý thuyết

+ Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cũng cố lý thuyết về mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo, tổng kết các mô hình kỹ năng lãnh đạo thường được sử dụng để đánh giá kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp.

+ Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và các hướng tiếp cận khác nhau về đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đóng góp về thực tiễn

+ Luận án đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá kỹ năng lãnh đạo và luận án đánh giá thực trạng kỹ năng của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

+ Luận án cũng chỉ ra được rằng các kỹ năng lãnh đạo có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, và với từng khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh thì các kỹ năng ảnh hưởng sẽ khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào mục tiêu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần hoàn thiện và phát triển các kỹ năng phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên từng khía cạnh mong muốn.

+ Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao kỹ năng của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, làm tiền đề để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng, góp phần vào việc phát triển ngành dệt may Việt Nam nói chung.

5.4Định hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả

Bên cạnh một số thành tựu, luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định:

- Thứ nhất, xéttheokhông gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án dựa trên kết quả khảo sát 476 nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó, đại đa số các quan sát thu thập được tập trung ở khu vực phía nam, chính vì vậy kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng.

- Thứ hai, mặc dù luận án đã chỉ rõ được sự ảnh hưởng của từng kỹ năng lãnh đạo đến từng thành phần trong hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, thế nhưng luận án chưa làm rõ sự ảnh hưởng này đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, và luận án cũng chưa làm rõ sự ảnh hưởng này đối với các nhà lãnh đạo tại các vùng miền khác nhau.

- Thứ ba, nghiên cứu đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, tuy nhiên, chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố môi trường đối với sự ảnh hưởng trên.

- Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp chỉ thực hiện khâu may và các doanh nghiệp thực hiện cả khâu kéo sợi, dệt và may. Hơn nữa, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo những phương thức sản xuất khác nhau và mức độ chuyên môn hóa sản xuất khác nhau, do đó những yêu cầu về kỹ năng lãnh đạo có thể khác nhau và có thể ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luận án này chưa đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị cho từng trường hợp cụ thể nêu trên.

KẾT LUẬN

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm bậc nhất của mọi doanh nghiệp.Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều yếu tố, trong đó nhà lãnh đạo được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn.Trong các yếu tố thuộc lãnh đạo, kỹ năng của nhà lãnh đạo được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất, bởi kỹ năng thể hiện khả năng thực hiện công việc của nhà lãnh đạo, chính vì vậy, nghiên cứu kỹ năng của nhà lãnh đạo là rất thiết và vô cùng ý nghĩa trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành dệt may Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy “Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” là rất quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.

Trên cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, và thông qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, các phương pháp thu thập dữ liệu đa dạng, các công cụ kiểm định khoa học và chặt chẽ, đồng thời kết hợp các các phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy và suy luận hợp lý, luận án đã đưa ra được một số kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, kỹ năng lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể được đo lường thông qua kỹ năng nhận thức, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng làm việc với con người và kỹ năng chiến lược. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa tầm quan trọng và mức độ thực hiện ở các kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng chiến lược. Do đó, lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú trọng đến việc nâng cao các kỹ năng này.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các kỹ năng có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong đó kỹ năng chiến lược có ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng kinh doanh, và kỹ năng nhận thức là có ảnh hưởng ít nhất.

Mặc dù đã được được một số thành tựu nghiên cứu nhất định, nhưng luận án vẫn còn một số hạn chế cần nghiên cứu trong thời gian tới.

Tác giả xin gửi lời cám ơn đến người hướng dẫn khoa học là PGS, TS Nguyễn Xuân Minh đã luôn quan tâm, đôn đốc, tận tình hướng dẫn, và góp ý chỉnh sửa chi tiết để tác giả hoàn thành luận án này. Đồng thời, tác giả xin gửi lời cám ơn đến quý lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã dành thời gian hỗ trợ và cung cấp các thông tin có liên quan để tác giả hoàn thành luận án. Ngoài ra, tác giả gửi lời cám ơn đến quý thầy cô, đồng nghiệp, anh chị em và bạn bè đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận án này. Một lần nữa tác giả xin chân thành cám ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Tấn Bình (2010), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh

2. Bộ Công thương (2014), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Ngô Thế Chi – Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính.

4. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Đỗ Anh Đức, 2014, Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Quốc Hội, 2014, Luật doanh nghiệp, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Đặng Thị Hương (2010), Áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN.

9. Nguyễn Thị Mai Hương (2008), Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 10. Huỳnh Đức Lộng (1999), Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN

Nhà nước, Luận án Tiến Sỹ.

11. Quang Nam, 2019, Vinatex: Phát triển chiều sâu cho tăng trưởng toàn diện, Dệt may và thời trang Việt Nam, số 369 tháng 5/2019.

12. Nguyễn Văn Ngọc, 2006, Từ điển Kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Ngô Quý Nhâm, 2014, Những yêu cầu về năng lực lãnh đạo với giám đốc điều hành ở Việt Nam, Tạp chí KTĐN, Số 66.

14. Bùi Xuân Phong (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống kê, Hà Nội. 15. Trần Thị Thu Phong (2012), Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các

công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

16. Đoàn Ngọc Phúc (2014), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Lê Quân – Nguyễn Quốc Khánh, 2012, Đánh giá năng lực giám đốc điều hành

doanh nghiệp nhỏ Việt Nam qua mô hình ASK, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.

18. Nguyễn Minh Tâm, 2014, Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

19. Nguyễn Văn Tạo (2004), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 20. Nguyễn Ngọc Tiến (2015), Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt

động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

21. Bùi Văn Tốt, 2014, Báo cáo ngành dệt may, FPT securities

22. Nguyễn Văn Thắng, 2015, Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

23. Lê Thị Phương Thảo, 2016, Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung, Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Huế - Đại học Kinh tế.

24. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.

25. Trần Thị Kim Thu (2006), Nghiên cứu thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

26. Lê Hồng Thuận, 2017, Báo cáo ngành dệt may, FPT securities.

27. Chu Thị Thủy (2003), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Thu Trang, 2016, Phát triển kỹ năng lãnh đạo tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Ngoại thương. 29. Đỗ Huyền Trang (2012), Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các

doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ kinh

tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

30. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.

31. Nguyệt A. Vũ, 2014, Báo cáo ngành dệt may, VietinBankSC.

Tiếng Anh

32. Anderson, J. C., & Gerbing, D. W., 1988. Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach. Psychological bulletin, 103(3), 411.

33. Akinson, A.A., Waterhouse, J.H. and Wells, R.B., 1997. A Stakeholder Approach to Strategic Performance Measurement Sloan. Management Review Spring.

34. Abosede, A.J., Arogundade, K.K., Adebisi, O.S. and Akeke, N.I., 2011. Managerial determinants of organisational performance in nigeria: evidence from the banking sector. Journal of Management and Society, 1(2), pp.10-15.

35. Attewell, P., 1990. What is skill?. Work and occupations, 17(4), pp.422-448. 36. Baird, L., 1986. Managing performance. New York: Wiley.

37. Bagozzi, R.P. and Foxall, G.R., 1996. Construct validation of a measure of adaptive-innovative cognitive styles in consumption. International Journal of Research in Marketing, 13(3), pp.201-213.

38. Bass, B. M. (1990). Handbook of leadership: a survey of theory and research. New York: Free Press.

39. Bennis, W., 1985. Nanus (1985) Leaders: The Strategies for Taking Charge.

40. Bentler, P. M., & Bonett, D. G., 1980. Significance tests and goodness of fit in the analysis of covariance structures. Psychological bulletin, 88(3), 588.

41. Boyatzis, R.E., 1982. The competent manager: A model for effective performance. John Wiley & Sons.

42. Brown, M.G., 1996. Keeping score: Using the right metrics to drive world-class

performance. Amacom.

43. Burns, J.M. (1978). Leadership. New York: Harper & Row.

44. Campbell, J.P., 1977. The cutting edge of leadership: An overview. Leadership: The cutting edge, pp.221-234.

45. Cheng, H. C., 2011. Leadership skills and beauty (Doctoral dissertation, Purdue University).

46. Corvellec, H., 1994, April. Performance: From one language into another or the

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)