Giải pháp của Nhà nước

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế hoạt động đầu tư của pg tại việt nam (Trang 30 - 33)

TẠI VIỆT NAM

3.2.2 Giải pháp của Nhà nước

Để thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI trong các năm tới, có các nhóm giải pháp cần ưu tiên triển khai thực hiện, cụ thể là:

a) Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách

₋ Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp.

₋ Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Các bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền ( Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư...); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

₋ Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đây có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

₋ Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao ) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

b) Nhóm giải pháp về quy hoạch

₋ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

₋ Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.

₋ Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

c) Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng

₋ Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

₋ Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của ta với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không.

d) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

₋ Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

₋ Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động

KẾT LUẬN

P&G là một trong những tập đoàn đầu tiên của Mỹ đầu tư vào thị trường Việt Nam.Hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, P&G đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, P&G Việt Nam tăng trưởng gấp 15 lần so với 10 năm trước đây, và được đánh giá là một trong những chi nhánh phát triển nhanh nhất của tập đoàn P&G toàn cầu.

P&G là một công ty kinh doanh toàn cầu với mục đích đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. P&G có những chính sách hướng đến một cuộc sống cho tương lai mai sau. Bằng hệ thống sản phẩm đa dạng và phong phú hơn 300 loại của mình. P&G đã và đang đạt được mục đích kinh doanh của mình, hướng tới một mục tiêu xa hơn trong tương

lai. Tạo ra mô hình kinh doanh cho các công ty nội địa tham khảo kinh nghiệm về kinh doanh toàn cầu.

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế hoạt động đầu tư của pg tại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w