TẠI VIỆT NAM
3.1.3. Kinh tế Việt Nam
Nhìn chung nền kinh tế thị trường của Việt Nam khá ổn định nhưng vẫn còn hạn chế và thách thức trước thềm hội nhập kinh tế toàn cầu.
Về hạn chế, mặc dù tỷ giá hối đoái tương đối ổn định nhưng tỷ giá hối đoái của VND/USD vẫn còn quá cao so với các nước khu vực nên ảnh hưởng không ít đến giá nhập khẩu của nguyên vật liệu, từ đó làm giá thành sản xuất bị tăng lên.
Ngoài ra, một trong những khó khăn mà P&G gặp phải ở thị trường Việt Nam là sự cạnh tranh và chiếm ưu thế hơn của đối thủ Unilever ở Viêt Nam. Nếu dựa trên yếu tố
thời gian, Unilever đã nhanh chân hơn đối thủ P&G khi đặt chân đến thị trường Việt Nam vào năm 1994 (năm 1995 thành lập công ty liên doanh), trong khi, năm 1995, P&G mới chính thức gia nhập cuộc chơi. Xét về cách tiếp cận thị trường, xem ra, Unilever linh hoạt hơn khi xác định rõ ràng chiến lược "địa phương hóa" ngay từ đầu. Điều này được thể hiện thông qua chiến lược giá (tiết giảm tối đa chi phí đầu vào để tạo ra mức giá cạnh tranh), danh mục sản phẩm và thông điệp gửi đến người tiêu dùng Việt Nam (gần gũi và liên tục thay đổi cách chuyển tải). Ở nhãn bột giặt, Unilever lấn lướt P&G khi OMO, VISO tỏ ra quá mạnh và có nhiều lợi thế về giá cũng như mức độ nhận diện của người tiêu dùng. Hơn nữa, xét về độ phủ, Unilever có hệ thống phân phối khá rộng, nhất là ở vùng nông thôn. Đây là lợi thế để kích doanh số của Unilever tại thị trường Việt Nam. Sự áp đảo về mặt truyền thông cũng phần nào xuất phát từ chiến lược của hai bên. Theo đó, P&G đi theo chiến lược vùng còn Unilever lại xây dựng chiến lược riêng cho thị trường Việt Nam. Vì thế, ngân sách dành cho quảng bá sản phẩm sẽ có sự chênh nhau. Cụ thể, năm 2002, xét trên kênh truyền hình Việt Nam, Unilever đứng đầu khi chi đến 60 tỷ đồng để quảng cáo, trong khi P&G đứng thứ 3 với 28 tỷ đồng. Thực tế thì từ trước đến nay, sản phẩm của P&G ở phân khúc cao hơn Unilever và hãng sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ chiếm lĩnh vị trí số 1 tại các nước phát triển (ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu...), trong khi Unilever lại có ưu thế ở các thị trường đang phát triển. vậy nên có thể thấy tại thị trường Việt Nam, Unilever đang vượt trội hơn so với P&G về cả độ phủ song và nhận diện.