Nghiên cu và phát tri ns n ph m: ẩ

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất công ty ford chi nhánh hải dương (Trang 30 - 34)

Việc Ford quyết định đầu tư vào Việt Nam nhắm tới mục tiêu là sản xuất hàng loạt các mẫu ô tô từ đó làm nâng cao tỉ lệ sở hữu xe hơi của người tiêu dùng Việt Nam từ 2% lên mức trung bình của Đông Nam Á, do đó chính sách của hoạt động nghiên cứu và phát triển của Ford là làm giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu năng của động cơ (thúc đẩy việc giảm tiêu thụ năng lượng, thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng), ngoài ra chú trọng đến chất lượng hoàn thiện của nội thất, ngoại thất sản phẩm trong tầm giá bình dân, thêm vào đó là những tiện ích bên trong sản phẩm. Gói đầu tư mở rộng cũng cho phép Ford Việt Nam mua sắm thêm các thiết bị, máy móc mới và một loạt các robot với những công nghệ kết nối hiện đại nhất nhằm tăng cường tính hiệu quả của sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm lắp ráp tại nhà máy. Quy trình sản xuất toàn cầu và các hệ thống và quy trình xử lý tuân thủ việc bảo vệ môi trường được áp dụng cho phần mở rộng của nhà máy cũng như cơ sở sản xuất tại Việt Nam, do đó các kế hoạch nâng cấp và phát triển công nghệ, sản phẩm cũng sẽ được áp dụng vào kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.

5.1 Lộ trình công nghệ và những dự án R&D đang được triển khai tại cơ sở Việt Nam:

Đáp ứng yêu cầu hàng đầu của thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng liên quan đến việc bảo vệ môi trường cũng như giữ vững những giá trị hàng đầu của Ford là một doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Ford nhắm tới việc nghiên cứu những loại động cơ tân tiến hơn, giúp giảm thiểu lượng khí nhà kính thải ra từ các sản phẩm. Mục tiêu của Ford vào năm 2020 và trong 5 năm tới chính là áp dụng loại động cơ hỗn hợp vào dòng xe Ford Escape, giảm mức thải khí nhà kính xuống còn 80% so với ban đầu. Ford cũng sẽ chi ra một lượng lớn khoản đầu tư nhằm nhập khẩu các công nghệ mới liên quan đến việc sử dụng các nguồn nhiên liệu có thể tái tạo được, đi tiên phong trong việc bắt đầu quá trình thay thế nhiên liệu và kết thúc quá trình nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng. Ford có dự tính sẽ áp dụng động cơ điện vào các sản phẩm của mình vào năm 2030

5.2 Đối tác công nghệ:

Nhằm đảm bảo những giá trị cốt lõi trong những sản phẩm của Ford như những tính năng vượt trội, tiện ích đa dạng và tiện nghi cũng như chất lượng hoàn thiện của sản phẩm cao, an toàn (đặc biệt là những mẫu sản phẩm phổ biến với tầm giá trung bình như các loại xe Ford Escape, SUV,…), Ford Việt Nam đã bắt tay với những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực nhằm đem lại chất lượng cao nhất trong sản phẩm của mình:

Flex ‘n gate: một trong những doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất phụ tùng ô tô tại Bắc Mỹ, doanh nghiệp được thành lập vào năm 1956, trụ sở tại Canada, là nhà cung cấp bản lề và cánh tay đòn (door hinges and arms)

U-shin Europe: là một trong những doanh nghiệp cung cấp thiết bị điều khiển và các thiết bị cơ khí lâu đời, được thành lập vào năm 1926 tại Tokyo, và cơ sở tại châu Âu của doanh nghiệp sẽ là nhà cung cấp vô lăng chính (Steering Column)

NHK Spring hay còn gọi là NHK Nippatsu là một trong những doanh nghiệp đi đầu về sản xuất lò xo trên toàn thế giới, không chỉ giới hạn ở Nhật Bản, doanh nghiệp được thành lập vào năm 1939, đặt trụ ở tại Yokohama, là nhà cung ứng thanh nối giảm xóc (suspension stabilizer linkage)

Valeo Electric and Electronic Systems đặt trụ sở tại Czechowice-Dziedzice, Phần Lan, cung cấp các linh kiện cho bộ phận đánh lửa của động cơ xe, với những công

nghệ mới nhất và tân tiến sẽ đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường của Việt Nam.

Warn Industries là một trong những doanh nghiệp sản xuất phụ tùng lâu đời với trụ sở tại Oregon, Hoa Kì, được thành lập vào năm 1948, và là nhà cung cấp chính các linh kiện chính cho bộ truyền động của xe.

Ngoài ra còn một số các doanh nghiệp khác cung ứng các bộ phận chính trong các sản phẩm của Ford như Flextronic, LG Chem and Mahle Engine Components, Webasto Roof and Components và các doanh nghiệp lớn đứng trong top các doanh nghiệp giá trị như Cisco, FedEx

5.3 IP, Patents, Copyrights, Brands:

- Bản quyền thuộc về công ty Ford Motor. Bao gồm các nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch bán dẫn, sáng chế. Có thể kể tên một số như: Động cơ Ecoboost, Hệ thống cân bằng điện tử (ESP), SYNCTM,…

- Thương hiệu: + Giá trị cốt lõi:

Ford với mong muốn thực hiện sứ mệnh “cải thiện chất lượng cuộc sống làm cho việc di chuyển trở nên thuận tiện và với mức giá hợp lý”. Hoạt động của Ford tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong phạm vi lĩnh vực vận tải, đi lại của mỗi người bằng hai cách trực tiếp đó là tạo điều kiện cho mọi người dễ dàng tiếp cận và giảm thiểu chi phí di chuyển. Từ đó góp phần tạo ra thêm nhiều giá trị cho xã hội, đem lại lượi ích về cả mặt kinh tế và xã hội cho quốc gia.

+ Điểm khác biệt:

Thiết kế xe bền vững: Các dòng xe của Ford nổi tiếng là bền bởi sự vượt trội trong khâu chế tạo, lắp ráp. Với hiệu suất vượt trội và độ tin cậy đáng kinh ngạc, dòng sản phẩm Ford là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc xe có thể thực hiện những chuyến đi trên những địa hình hiểm trở trong mọi loại thời tiết

Tính đa dạng: Dành cho mọi phong cách và nhu cầu, Ford có một dòng sản phẩm đa dạng. Từ xe hơi, SUV, xe tải, xe bán tải, đến xe Hybrid và xe điện và xe trình diễn.

Giá cả phải chăng: Với giá khởi điểm đầy hấp dẫn và số lượng tính năng mà bạn có thể nhận được với mức giá đó, một chiếc Ford được coi là một khoản có lời. Với các giải thưởng cho xe hơi và xe tải như giải Best Value, Ford đem lại rất nhiều lợi ích với mức giá trung bình.

Các tính năng đặc biệt : Với các tính năng giải trí, tiện lợi, kết nối và an toàn có sẵn, Ford dẫn đầu cuộc cạnh tranh với các loại tiện nghi rộng lớn. Ford liên tục đẩy mạnh phát triển, nghiên cứu công nghệ tiên tiến để nâng cao trải nghiệm lái xe.

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất công ty ford chi nhánh hải dương (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w