I. Tình huống 1
2. Phương án giải quyết tình huống
Sau khi đã đưa ra những phân tích ở trên, nhóm xin đưa ra phương án giải quyết như sau
2.1. Đối với nhà nhiếp ảnh B
Theo Khoản a Điểm 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009): “Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm
công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình, thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình.”
Tác phẩm nhiếp ảnh của ông B đã xuất bản từ những năm 60 của thế kỷ trước tính đến năm 2010 cũng đã được năm mươi năm, nhưng lại chưa có thông tin chính xác về ngày tháng xuất bản. Do vậy, phần phân tích trên nhóm đã đặt ra hai giả thiết, ứng với những phương thức giải quyết cụ thể.
Giả thiết thứ nhất: những tác phẩm nhiếp ảnh của nhà nhiếp ảnh B đã hết thời hạn bảo hộ, nhà sử học A không vi phạm quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Nhà nhiếp ảnh B khởi kiện cũng không có hiệu lực, các cơ quan chức năng bác đơn khởi kiện, không thụ lý vụ án.
Giả thiết thứ hai: những tác phẩm nhiếp ảnh của nhà nhiếp ảnh B chưa hết thời hạn được bảo hộ. Như vậy nhà nhiếp ảnh B đã khởi kiện đúng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT 2005:
“1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì
“Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này” thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án.
Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự thì “Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này” thuộc “Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện”. Trong thời hạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nhà sử học A có thể tiến hành hòa giải với nhà nhiếp ảnh B. Nếu không hòa giải được thì Tòa án sẽ áp dụng đúng quy định tại Điều 202 Luật SHTT đối với nhà sử học A để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ông:
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
2.2. Đối với nhà báo C
Cũng theo phân tích ở trên, nhóm đặt ra hai giả thiết.
Giả thiết thứ nhất, nhà sử học A không vi phạm quyền tác giả đối với nhà báo C, đơn khởi kiện của nhà báo A cũng sẽ bị bác bỏ.
Giả thiết thứ hai, nhà sử học A vi phạm quyền tác giả đối với nhà báo C, đơn khởi kiện của nhà báo C có hiệu lực. Phương án giải quyết cụ thể cũng giống như phương án giải quyết với nhà nhiếp ảnh B.