Cây cọ dầu và sản phẩm dầu cọ đã được biết đến từ lâu trên thế giới. Trong đó, Indonesia và Malaysia là hai quốc gia có diện tích trồng cọ dầu lớn nhất thế giới hiện
nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Lào hay Campuchia, việc trồng và khai thác cọ dầu vẫn còn rất mới mẻ.
Thời gian kiến thiết cơ bản của cây cọ dầu chỉ bằng một nửa so với cây cao su. Chỉ sau 30 tháng kể từ khi trồng, cây cọ dầu sẽ bắt đầu cho quả và được đưa vào khai thác. Chi phí đầu tư mỗi hecta cọ dầu cũng chỉ bằng khoảng 60 – 70% so với cây cao su.
Mỗi hecta cọ dầu dự kiến cho năng suất khoảng 30 tấn trái, hàm lượng dầu khoảng 24%. Với giá bán bình quân hiện tại dao dộng từ 750 USD – 950 USD/tấn dầu, một hecta cọ dầu mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn một hecta cao su.
Công nghệ tưới nhỏ giọi bù áp Israel
Công nghệ tưới nước nhỏ giọt được tập đoàn khai thác triệt để đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp gồm có mía đường, cao su, cọ dầu, bắp.
Chuỗi giá trị cốt lõi
Hình 3.7. Chuỗi giá trị cốt lõi cọ dầu
Quỹ đất
Bảng 3.2. Quỹ đất trồng cọ dầu cuối năm 2013
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2013) Trong năm 2012, Công ty đã trồng được 4.080 ha cọ dầu, trong đó tại tỉnh Attapeu, Lào là 2.157ha và tại tỉnh Rattanakiri, Campuchia là 1.923ha. Trong kế hoạch sắp tới, Công ty sẽ phát triển diện tích trồng cọ dầu chủ yếu tại Campuchia với quy mô lên đến hơn 20.000 ha. Quỹ đất trồng cọ dầu của Công ty nằm trong khu vực liền vùng tại huyện Koun Mum tỉnh Rattanakiri. Kế hoạch khai thác bắt đầu sau 30 tháng kể từ khi trồng. Thời gian khai thác buồng quả quanh năm. Như vậy, Công ty sẽ thu hoạch cọ dầu vào năm 2015 cho vườn cây đã trồng trong năm 2012.
Nhà máy chế biến dầu cọ
Nhà máy chế biến dầu cọ của Công ty sẽ xây dựng vào năm 2014 với sự giám sát của các chuyên gia từ Thái Lan trong toàn bộ quá trình xây dựng. Máy móc thiết bị của nhà máy một phần được nhập khẩu từ Thái Lan, một phần được sản xuất trong nước. Giai đoạn đầu nhà máy có công suất là 45 tấn buồng cọ dầu/giờ, bảo đảm nhu cầu chế biến cho vùng trồng cọ dầu khoảng 9.000 ha.
Quy trình chế biến và sản xuất cọ dầu
Quá trình chế biến và sản xuất cọ dầu bắt đầu sau khi buồng cọ được thu hoạch
Hình 3.8. Quy trình chế biến dầu cọ
Phân bón: Toàn bộ được sản xuất tại nhà máy sản xuất phân bón của Tập đoàn H GL
tại khu vực Hàm Rồng, tỉnh Gia Lai. Cọ dầu năm 1, trước khi trồng được bón lót bằng phân vi sinh 10kg/hố. Cây cọ dầu từ năm thứ 2 trở đi bón phân 2 lần trong năm. Nhu cầu phân của cây cọ phụ thuộc từng giai đoạn sinh trưởng của cây, lượng phân bón thích hợp đối với việc trồng cọ dầu tính trên cây/năm như sau:
Bảng 3.3. Biểu tính phân bón cho cây cọ dầu
(Nguồn: Báo cáo thường niên của tập đoàn)
Cây giống
Công ty mua hạt giống cọ dầu đã qua công đoạn xử lý nẩy mầm của các vườn ươm tại Thái Lan sau đó về trồng và chăm sóc trong vườn ươm khoảng 8 – 10 tháng tại các vùng dự án sau đó đưa ra trồng ngoài thực địa. Giống cây cọ dầu mà công ty lựa chọn là giống Tenera. Giống Tenera được lai ghép hai dòng Dura và Pisifera. Hầu hết các giống cọ dầu tenera cho hàm lượng dầu cao hơn và năng suất có thể đạt từ 20-30tấn quả/ha.
Sản phẩm
Từ nguồn nguyên liệu trái cọ dầu, sản phẩm của Công ty là:
- Dầu cọ thô chế biến từ thịt của quả cọ (CPO) sẽ chiếm tỷ trọng 23%/sản lượng buồng quả
- Dầu cọ tinh chế biến từ hạt (PKO) chiếm tỷ lệ 5%/sản lượng buồng quả. - Dầu cọ thô là nguyên liệu chính để chế biến dầu cọ tinh để tiêu dùng hàng ngày và phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm.
Khách hàng/ Hệ thống phân phối
Sản phẩm của Công ty sẽ chế biến là dầu cọ thô (CPO) và dầu cọ tinh từ hạt (PKO). Khối lượng sản phẩm này sẽ được Công ty vận chuyển về Việt Nam và tiêu thụ theo 2 phương án chính:
- Tạm nhập tái xuất (tạm nhập về Việt Nam và sẽ xuất đi các nước bằng đường biển tại cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP Hồ Chí Minh tùy thuộc vào hợp đồng)
- Nhập về tổng kho tại Gia Lai sau đó xuất khẩu đi các nước.
Về cách thức mua bán, Công ty sẽ áp dụng linh hoạt các phương pháp tập trung và phân tán tùy vào từng điều kiện cụ thể. Giao dịch mua bán cũng sẽ dựa trên các hợp đồng sẽ ký với các đối tác.
Về khách hàng xuất khẩu, Công ty sẽ hướng đến các quốc gia tiêu thụ dầu cọ lớn như: Ấn Độ, Trung Quốc… Đến năm 2015 khi vườn cây đi vào khai thác Công ty mới tìm kiếm khách hàng cụ thể.
Liên kết với các ngành khác của tập đoàn
- Xơ quả sau khi ép hết dầu thì có thể sản xuất xà phòng, bánh dầu…
- Bã hạt cọ được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện.
- Cẳng buồng cọ có thể dùng để chế ra một thứ bột tẩy trắng một nửa để dùng hoặc làm giấy loại thô, hoặc pha 30% với bột gỗ cây lá nhiệt đới để sản xuất giấy gói bán trên thị trường. Cẳng buồng còn dùng làm chất phủ trong các vườn ươm. Đem ủ men, nó là một loại phân bón tốt để cung cấp cho vườn cọ.
- Khi vườn cây cọ dầu đến hết thời kỳ kinh doanh khai thác buồng quả, Công ty sẽ thực hiện việc thanh lý vườn cây. Ruột cây sẽ dùng làm bột giấy, vỏ cây được dùng làm bàn ghế, phần còn lại được băm làm phân bón.