Dây chuyền sản xuất khép kín cây cao su

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị khép kín tạo chi phí thấp cho SBU nông nghiệp của tập đoàn hoàng anh gia lai (Trang 25 - 29)

Cao su (Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại

kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi

Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.

Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.

Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống. Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu. Đến nay, Việt nam là một trong những nước trọng điểm về trồng và sản xuất cao su trên thế giới. Giá trị kinh tế cao mà cây cao su đem lại đã thu hút nhiều công ty đầu tư vào nó, trong đó có tập đoàn Hoàng anh gia lai.

Sản xuất cao su của HAGL

Ngay sau khi chuyển hướng để đa dạng hóa ngành kinh doanh, HAGL bắt đầu tiến hành 7 dự án trồng cao su lớn nhỏ. Diện tích cao su trồng mới và phân bổ theo khu vực trồng được trình bày trong biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 3.1. Diện tích trồng cao su của Hoàng Anh Gia Lai giai đoạn 2007 - 2013

Tổng diện tích đất là 44.500ha phân bố tại Lào, Việt nam và Campuchia. Để sử dụng quỹ đất cũng như số tiền đầu tư hiệu quả, HAGL đã có nhưng chiến lược phù hợp để tối đa hóa giá trị cao su cũng như tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Công nghệ

Về cơ bản, hệ thống của cao su áp dụng tương tự như cây cọ dầu(hệ thống tưới tiêu theo công nghệ Israel). Để hiệu quả việc tưới tiêu, HAGL đã được Chính phủ 3 nước hỗ trợ các nguồn đất đẹp, gần sông. Nước được bơm từ các dòng song Xekeman, Sê xụ, Sê kông đẩy lên các hồ nước nhân tạo rộng gần 1hecta, sau đó bơm vào những hồ nhỏ hơn, cuối cùng đến từng gốc cao su cùng với phân bón dinh dưỡng và thuốc. Công nghệ tưới này giúp cao su phát triển nhanh, đi vào khai thác mủ sớm hơn bình thường đến 1-2 năm, đồng thời sản lượng mủ cũng cao hơn.

Ngoài ra, HAGL còn áp dụng công nghệ vào việc phân tích đất, sử dụng giống cây phù hợp, xây dựng và chuẩn hóa các quy trình chăm sóc…

Hình 3.4. Chuỗi giá trị cốt lõi cao su

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2013)

Quỹ đất: Tổng quỹ đất dành cho cao su của HAGL là lớn nhất so với các sản phẩm nông nghiệp khác (hơn 40.000ha). Phân bổ các dự án trồng cao su vào thời điểm đầu năm 2014 được trình bày như bảng dưới.

Bảng 3.1. Phân bố các dự án cao su của Hoàng Anh Gia Lai cuối 2013

Tỉ lệ quỹ đất ở trong nước chỉ chiếm ¼ tổng quỹ đất(10.000ha) chứng tỏ mục đich của HAGL là trồng và sản xuất tại nước ngoài. Thế mạnh của HAGL trong quỹ đất là sự ưu tiên của các chính phủ về vị trí đất và thời hạn thuê( là 50-100 năm).

Nhà máy chế biến cao su: Tháng 2/2013, HAGL khánh thành nhà máy chế biến mủ cao su tại Attapeu, công suất 25.000 tấn/năm, vốn đầu tư gần 11 triệu USD. Địa điểm xây dựng nhà máy được bố trí tại vị trí trung tâm, gần trục đường chính để thuận tiện cho việc vận chuyển mủ về nhà máy và sản phẩm tiêu thụ. Ngoài ra các trung tâm xử lý mủ cao su cũng được xây xung quanh các nông trường.

Quy trình chế biến cao su Trồng và chăm sóc cây cao su

Chu kỳ khai thác cây cao su là 25 năm, trong đó 5 năm đầu là giai đoạn kiến thiết cơ bản, 20 năm sau là giai đoạn khai thác, theo đó sản lượng sẽ tăng đỉnh vào năm thức 10 khai thác và sau đó sẽ giảm dần.

Hình 3.5. Quy trình chế biến mủ cao su

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2013) Công ty đã xây dựng nhà máy mủ ở Appatue và tương lai sẽ mở rộng thêm 2 nhà máy tại Gia Lai và Campuchia.

Hình 3.6. Các sản phẩm chính từ cao su của tập đoàn

(Nguồn: Báo cáo thường niên của tập đoàn)

Sản phẩm phụ là gỗ cao su và hạt cao su Nguyên việt liệu, yếu tố đầu vào

Phân bón: Toàn bộ được sản xuất tại nhà máy sản xuất phân bón của tập đoàn. Cao su năm 1, trước khi trồng được bón lót bằng phân vi sinh 5kg/hố. Sauk hi trông bón 1 lần. Cây cao su từ năm 2 bón 2 lần trong năm, bình quân 0.4=0.6kg/bì/cây.

Cây giống: Công ty thuê các chuyên gia hàng đầu của Thái lan để phát triển các vườn ươm tại các dự án. Giống cây được lựa chọn kỹ và cho năng suất tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng.

Khách hàng/ hệ thống phân phối

Khách hàng: Một số tập đoàn sản xuất lốp xe trên thế giới đang tiếp cận HAGL để mua sản phẩm cao su cao cấp, trong đó có công ty Bridgestone và Dunlop của Nhật và Michelin của Pháp.

Hệ thống phân phối: Công ty bán sỉ các sản phẩm cần thiết để xây dựng hệ thống phân phối.

Năm 2014, doanh thu từ bán mủ cao su đạt 226.7 tỷ VNĐ, giá vốn chỉ là 119 tỷ VNĐ, tức là biên lợi nhuận gộp khoảng 47.5%. Chỉ số biên lợi nhuận gộp của một số công ty sản xuất và chế biến cao su lớn ở trong nước khá thấp, chẳng hạn CTCP Cao su Đà Nẵng 24.7%, CTCP Cao su Thống Nhất -1%, CTCP Cao su Đồng Phú 22.6%.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị khép kín tạo chi phí thấp cho SBU nông nghiệp của tập đoàn hoàng anh gia lai (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w