Thực trạng giáo viên:

Một phần của tài liệu SKKN những giải pháp tuyên truyền giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện xe máy điện ở lớp 12c7 trường THPT nguyễn quán nho (Trang 29 - 41)

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.2.2. Thực trạng giáo viên:

Trước tình hình lớp 11B6 từ cuối năm học 2015-2016 có những biểu hiện suy giảm về nề nếp, dẫn đến giảm sút về kết quả học tập, là một giáo viên tâm huyết với nghề, với học sinh đã thôi thúc tôi không ngừng tìm hiểu để khắc phục tình trạng trên, nâng cao hiệu quả học tập cho các em. Tuy nhiên những biểu hiện đi xuống về học tập và nền nếp vẫn còn tiếp diễn ở một số tuần đầu tiên của năm học mới. Sau khi tìm hiểu thông qua hội nghi lớp chủ nhiệm, hội nghi phụ huynh học sinh, tâm sự với các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp 12C6 đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết quả học tập của học sinh không những không tiến bộ mà còn có biểu hiện đi xuống, một trong các nguyên nhân đó là do các em “nghiện” mạng xã hội Facebook.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là để nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh ngoài sự nổ lực giảng dạy kiến thức giáo viên phải phát hiện được các ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội mang lại cho các em trong đó phổ biến nhất là mạng xã hội Facebook, từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh.

2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.

Sau khi phân tích tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của lớp chủ nhiệm, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực do mạng xã hội Facebook mang lại cho học sinh lớp 12C6 giáo viên chủ nhiệm đã đưa ra một số Phương pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho.

2.3.1 Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục học sinh 12C6 để họcsinh nhận biết tác hại của việc “nghiện” Facebook, một số lưu y cho học sinh nhận biết tác hại của việc “nghiện” Facebook, một số lưu y cho học sinh khi sử dụng Facebook qua tiết sinh hoạt thứ 7 hàng tuần.

Sau khi tìm hiểu trên mạng Internet tôi đã trình bày cho học sinh các dấu hiệu để các em nhận biết mình có bi nghiện mạng xã hôi facebook hay không và các lưu ý khi sử dụng Facebook.

*Dấu hiệu nhận biết người “nghiện” Facebook:

- Mất hứng thú trong công việc, học tập: Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mạng xã hội là nguyên nhân chính khiến người dùng cạn kiệt nguồn cảm hứng trong công việc và học tập.

- Danh sách mục tiêu đề ra chẳng bao giờ được thực hiện: Sự mất tập trung thường xuyên xảy ra ở những người nghiện mạng xã hội. Chúng khiến người dùng có tâm lý trì hoãn thực hiện các mục tiêu đề ra. Năng suất công việc từ đó cũng bi giảm đi đáng kể.

- Vô thức dùng điện thoại trong khi chờ đợi: Việc dùng điện thoại để giết thời gian mỗi khi rảnh rỗi là một thói quen không tốt. Có người nhận xét: “thế hệ của chúng ta là thế hệ cúi đầu” khi dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều người đồng loạt cúi xuống nhìn màn hình điện thoại mọi lúc mọi nơi.

- Biến tất cả các sự kiện trong ngày thành status trên Facebook: Thay vì viết nhật ký như trước đây, ngày nay học sinh có xu hướng “số hóa” tất cả các sự kiện xảy ra trong ngày bằng những status trên mạng xã hội.

- Ngưng đọc sách đã lâu: Thói quen đọc sách đang dần bi mai một trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Tuy nhiên, bản thân Zuckerberg – ông chủ của Facebook chia sẻ: “Sách giúp bạn khám phá toàn diện một chủ đề để đắm mình sâu hơn hầu hết các phương tiện truyền thông hiện đại. Tôi mong chờ mọi người sẽ đọc sách nhiều hơn thay vì cắm cúi vào mạng xã hội của mình”.

-Thiếu quyết đoán: Mỗi lần cần đưa ra quyết đinh quan trọng, thay vì xác đinh một phương án khả thi và lên kế hoạch nghiêm túc để thực hiện, chúng ta thường tốn thời gian tham khảo ý kiến bạn bè trên mạng xã hội một cách không cần thiết. Điều đó làm chúng ta thiếu đi sự quyết đoán cần thiết trong cuộc sống.

-Cảm thấy không ổn nếu thiếu mạng xã hội: Đó là cảm giác chung của tất cả những ai trót “sống ảo” quá lâu trên mạng [1].

* Một số lưu ý cho học sinh khi sử dụng Facebook.

- Nếu có việc cá nhân cần liên hệ với bạn bè ta nên nhắn tin thay vì viết lên tường.

- Nên cân nhắc trước những phát biểu của cá nhân, - Nên trả lời các comment khi nó là câu hỏi của bạn bè. - Không nên chỉ trích người khác khi họ bình luận.

- Không nên cập nhật trạng thái của mình liên tục mọi lúc, mọi nơi.

- Không nên đưa những thông tin không đúng sự thật, thông tin của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ, những thông tin nhạy cảm lên mạng.

- Không nên kết bạn với người lạ [2]

Để thực hiện giải pháp này tôi lên mạng Internet tìm hiểu các tác động tiêu cực của Facebook, dấu hiệu nhận biết “nghiện” Facebook và một số lưu ý cho học sinh khi sử dụng Facebook làm tài liệu tham khảo để nâng cao kiến thức về mạng xã hội Facebook cho bản thân. Tôi dành thời gian vào Facebook thường xuyên hơn trước đây. Trong Facebook của mình tôi kết bạn với tất cả học sinh trong lớp 12C6. Thông thường ở trường THPT Nguyễn Quán Nho các giáo viên rất ít khi kết bạn trên Facebook với học sinh, nhất là các học sinh cá biệt. Việc kết bạn với học sinh giúp tôi biết thời gian học sinh sử dụng Facebook trong một ngày, các thông tin các em đưa lên mạng và bình luận nếu có.

Vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ 7 (tuần 3 ngày 10/09/2016), tôi tổ chức bài thi tìm hiểu về những ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook đến lứa tuổi học sinh nói chung và bản thân các em nói riêng, tôi cho các em thời gian 1 tuần để tìm hiểu và viết bài thu hoạch.

Buổi sinh hoạt tiếp theo cô trò sẽ cùng nhau thảo luận về vấn đề này. Tôi thật sự bất ngờ vì đa số học sinh trong lớp sau khi tìm hiểu các em đều nêu được những mặt tích cực và hạn chế của mạng xã hội Facebook. Chính các em còn đề xuất một số biện pháp để làm giảm tác hại của Facebook đến bản thân như chỉ nên truy cập Facebook vào một thời gian cố đinh trong ngày; Thời gian sử dụng mạng Facebook để giải trí khoảng 30 phút một ngày là hợp lý; nên đăng xuất

sau khi không sử dụng Facebook nữa; không sử dụng điện thoại lên Facebook trong khi học bài và khi chuẩn bi đi ngủ...

Hình 1: Hình ảnh minh họa tiết sinh hoạt lớp12c6 về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook

Sau đó, tôi giới thiệu cho các em cách nhận biết mình có bi “nghiện” Facebook hay không. Kết quả khảo sát cho thấy có đến gần 50% học sinh trong lớp có biểu hiện “nghiện” mạng xã hội này ảnh hưởng đến kết quả học tập. Tôi phân tích kết quả điều tra, nêu ảnh hưởng nghiêm trọng của việc “nghiện” mạng xã hội Facebook đến bản thân các em, gia đình và xã hội từ đó để các em để các em có quyết tâm thoát khỏi tình trạng trên. Tôi hướng dẫn cho các em một số lưu ý cho học sinh khi sử dụng Facebook. Mục đích là để các em biết cách sử dụng Facebook.

Đối với những trường hợp quá nghiện Facebook như Đặng Linh, Dương Tiến tôi gặp riêng, tâm sự, lắng nghe tâm tư tình cảm của các em để có thêm biện pháp giáo dục phù hợp.

Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 1: Đa số học sinh đều có thời gian vào Facebook giảm rõ dệt. Ví dụ các em Đặng Thi Linh, Lê Thi Hà, Dương Văn Tiến… là những em trước đây có thời gian vào Facebook nhiều nhất (5, 6 giờ một ngày bình thường đã giảm xuống còn 1 – 2 giờ). Những em hay đưa hình ảnh của bạn bè với mục đích gây cười chế giễu, câu like như em Đỗ Viết Toàn, Lê Đình Hoàng… đã biết sử dụng Facebook đúng mục đích, văn minh, lich sự. Tình trạng “nghiện” Facebook của các em đã được khắc phục một phần.

Ngoài ra, tôi đã hướng dẫn học sinh trong lớp tạo ra một nhóm kín của lớp bao gồm tất cả đia chỉ Facebook của lớp, nhóm kín đó ngoài việc thông báo những kế hoạch của lớp còn là nơi cô trò có thể trò chuyện, bàn bạc các công việc của lớp để cô trò có thể gần gũi nhau hơn.

Hình2: Hình ảnh nhóm kín của lớp 12C6

2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh 12C6 tìm hiểu, truy cập thông tinbổ ích trên internet thay vì chỉ sử dụng mạng xã hội Facebook với mục đích bổ ích trên internet thay vì chỉ sử dụng mạng xã hội Facebook với mục đích tán gẫu.

Rất nhiều học sử dụng phần lớn thời gian lên mạng cho những việc vô bổ, không có tác dụng tích cực cho học tập. Riêng trong lớp 12C6 có tới 54.5% học sinh có thời gian sử dụng Facebook trên 3 giờ. Nhưng trên thực tế Internet cung cấp nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ phục vụ cho học tập và trong cuộc sống. Nếu các em biết cách sử dụng thời gian lên mạng đúng mục đích, phục vụ cho học tập, nâng cao trình độ thì chắc chắn kết quả học tập của các em sẽ được nâng lên rất nhiều.

Hình 3: Hình ảnh thực trạng sử dụng Facebook ở Việt Nam

Để thực hiện giải pháp này tôi sử dụng máy chiếu hướng dẫn các em cách truy cập những trang thông tin bổ ích, phục vụ học tập, thư viện đề thi và kiểm tra đặc biệt là các thông tin liên quan đến kỳ thi THPT Quốc gia, việc tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Hình 4: Hình ảnh các diễn đàn, các trang học tập cần thiết cho học sinh

Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 2: tôi nhận thấy đa số các học sinh trong lớp 12C6 đều biết cách truy cập, tìm kiếm thông tin trên Internet, Thay vì chỉ lên mạng là vào Facebook các em đã biết vào các diễn đàn học tập, nâng cao trình độ. Các em Vũ Đình Thinh, Lê Thi Hồng… còn tham gia các lớp học trên mạng với một số thầy cô như thầy Lê Văn Tỉnh (môn Lí), thầy Nguyễn Tuấn Ngọc (môn Toán) trường THPT Thiệu Hóa và kết quả học tập của các em có sự tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt em Vũ Đình Thinh được xếp học lực giỏi năm học 2016- 2017 là em duy nhất trong 3 lớp cơ bản C4, C5, C6 có lực học giỏi.

2.3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn cho học sinh sử dụng mạng xã hội Facebookđể kết nối bạn bè, trao đổi học hỏi kinh nghiệm của nhau, phục vụ cho việc để kết nối bạn bè, trao đổi học hỏi kinh nghiệm của nhau, phục vụ cho việc học tập, nâng cao kiến thức.

Thay vì để cho các em học sinh tốn thời gian vô ích khi lên facebook tán gẫu, bình luận lung tung, không cần thiết. Tôi đã dành thời gian trong các giờ sinh hoạt 10 phút đầu giờ, hướng dẫn các em sử dụng faccebook một cách hợp lý và hữu ích.

Tôi đã hướng dẫn các em học sinh biết chọn lọc danh sách bạn bè hữu ích và cần thiết trên facebook. Qua đó các em có thể kết nối được với người thân, bạn bè của mình, theo dõi được cuộc sống của họ.

Ví dụ 1: Thông qua Facebook các em biết được những thông tin về những người bạn cũ đã chuyển đến nơi khác, các em vẫn thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, như trường hợp của các học sinh trong lớp đã chuyển trường: Mỹ Linh, Khương Quân, Lê Tuấn… mặc dù không còn học cùng các bạn nhưng các em vẫn biết được thông tin về trường, lớp, về các bạn.

Ví dụ 2: Tôi đã hướng dẫn các em có thể thành lập nhóm bạn có cùng sở thích, đam mê để giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Như nhóm học sinh yêu thích môn Toán do em Lê Thi Bình làm quản tri, nhóm học sinh yêu thích môn Văn do em Trần Thi Minh làm quản tri… Đặc biệt các thành viên là học sinh nữ lớp 12C6 còn tham gia một nhóm kín chỉ bao gồm các bạn nữ, giáo viên nữ, thông qua nhóm này các học sinh nữ 12C6 còn được giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính…

Bên cạnh đó trong trường có rất nhiều thầy cô giáo sử dụng mạng Facebook làm phương tiện để tương tác với học sinh ví dụ: Facebook Vinh Hoàng, Thương Trần, Châu Nguyễn, Ngô Tâm, Nguyễn Quốc Vang, Thăng Nguyễn, Tiến Trần… Thông qua mạng này nhiều thầy cô giáo đã chia sẻ những bài tập cho học sinh của mình. Vì vậy, rất nhiều học sinh có tham gia kết bạn với các thầy cô đều tiếp cận được các đề thi, có những thắc mắc gì thì có thể hỏi thầy cô một cách trực tiếp thông qua mạng xã hội với mức chi phí vô cùng rẻ so với sử dụng điện thoại.

Hình 5: Facebook của thầy Hoàng Công Vinh, cô Nguyễn Thị Châu trường THPT Nguyễn Quán Nho về việc tương tác các tài liệu cho học sinh

Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 3: Sau khi thực hiện giải pháp 3, tôi theo dõi các trang Facebook của các em, thấy thời gian truy cập giảm, thông tin các em truy cập đã giúp ích hơn trong việc chia sẻ tài liệu học tập. Một số facebook của em Nguyễn văn Đại, Dương Văn Tiến, Phạm Văn Tiến… trước đây các em hay truy cập hoặc đăng những nội dung tiêu cực thì giờ đây các em

đã hứng thú hơn trong việc chia sẻ thông tin trong nhóm những người yêu Toán, lấy tài liệu trên Facebook của thầy Hoàng Công Vinh, cô Trần Thị Thương…

Em Vũ Đình Thinh là một học sinh đạt nhiều thành tích trong học tập của lớp 12C6 chia sẻ với tôi: “Em không có nhiều thời gian lên mạng để tìm tài liệu nhưng thông qua các chia sẻ của thầy cô em đã lựa chọn được tài liệu phù hợp trong chương trình học.”

2.3.4. Giải pháp 4: Định hướng cho học sinh 12C6 Sử dụng mạng xã hộiFacebook để theo dõi thông tin, kế hoạch của lớp, nhà trường. Facebook để theo dõi thông tin, kế hoạch của lớp, nhà trường.

Từ nhiều năm nay, khi mạng xã hội Facebook phổ biến ở Việt Nam mọi hoạt động của nhà trường đều được thầy hiệu trưởng Đỗ Thận Tuấn chia sẻ trên Facebook THPT Nguyễn Quán Nho, nhằm mục đích để các thế hệ cựu học sinh trên khắp thế giới được biết về hoạt động của nhà trường. Để học sinh lớp 12C6 có thể gặp gỡ giao lưu với những người bạn cùng chí hướng, những người thành đạt trong học tập và trong cuộc sống, các anh chi cựu học sinh tôi đã đinh hướng cho các em theo dõi thông tin trên nhóm công khai Facebook THPT Nguyễn Quán Nho, các anh chi cựu HS có thẻ chia sẻ những thông tin đinh hướng nghề nghiệp, các bài viết giáo dục kỹ năng sống đến học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho. Từ đó có tác dụng tích cực đến việc hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Đặc biệt, việc giao lưu, kết bạn với các thế hệ cựu học sinh của nhà trường sẽ giúp cho các em học sinh lớp 12C6 có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi ra trường. Do là lớp cơ bản nên mục tiêu phấn đấu của đa số các em là thi đậu tốt nghiệp sau đó đi làm phụ giúp gia đình.

Đối với lớp 12C6, nếu có những thông tin liên quan đến hoạt động của lớp hoặc có những nội dung cần bàn bạc thì các thành viên trong lớp sẽ trao đổi qua nhóm kín của lớp. Hy vọng đó mãi là ngôi nhà chung của 12C6 cho dù sau này các em có sống ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền tổ quốc.

Hình 6: Hình ảnh hoạt động của Hội cựu học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho

Một phần của tài liệu SKKN những giải pháp tuyên truyền giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện xe máy điện ở lớp 12c7 trường THPT nguyễn quán nho (Trang 29 - 41)