2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mạng xã hội Facebook nếu như được sử dụng đúng cách và hợp lý thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, nó như một chiếc cầu nối giúp mọi người có thể gần nhau hơn, có thể chia sẻ và nói chuyện với nhau cho dù bạn ở nơi đâu, đặc biệt Facebook còn là một công cụ rất hữu ích giúp cho việc kinh doanh và quảng bá thương hiệu được hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu việc dùng Facebook không đúng cách thì nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể gây hại đến sức khỏe, hạnh phúc và kết quả học tập của bản thân.
Trên cơ sở nghiên cứu Nghi quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thi trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2016-2017 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 của trường THPT Nguyễn Quán Nho.
Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của học sinh và các biện pháp khắc phục là đề tài tương đối mới mẻ ở trường THPT và chưa có nhiều tài liệu đề cập đến. Sau đây là một số nghiên cứu được đăng trên các báo điện tử:
Báo Dân Trí.com.vn ra ngày 29/01/2013: Khi học trò bơ phờ vì “phây”.
Báo Thanh Niên.vn ra ngày 01/04/2013: Ảnh hưởng của Facebook đối với việc học tập.
Báo Bariavungtau.com ngày 06/10/2016: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống của giới trẻ.
Báo Tintuc.vn ra ngày 07/11/2016: Ngăn giới trẻ sống ảo, mất phương hướng.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.2.2.1. Thực trạng học sinh: 2.2.1. Thực trạng học sinh:
Bắt đầu từ cuối năm lớp 11 (năm học 2015-2016) trong lớp 11B6 đã có những biểu hiện đi xuống về mặt nề nếp, một số học sinh trong các giờ học không chú ý nghe các thầy cô giảng bài mà lén lút sử dụng điện thoại để vào Facebook và thường xuyên bi giáo viên bộ môn phê vào sổ đầu bài ảnh hưởng đến nề nếp của lớp như em Đặng Thi Linh, Dương Văn Tiến, Phạm Văn Cao Thiên, Nguyễn Thi Hương... Một số khác hay chụp ảnh các bạn rồi đưa lên Facebook để đùa nhau, bình luận gây cười chế giễu ảnh hưởng đến tình cảm bạn bè... Cá biệt còn có hiện tượng học sinh gây gổ đánh nhau ngay trong lớp học như trường hợp của Phạm Văn Cao Thiên và Lê Hoàng Tú Anh mà nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn cũng do các em có những bình luận trái chiều trên Facebook.
Qua khảo sát đầu năm học 2016-2017 tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 12C6 như sau:
Không sử dụng Thỉnh thoảng sử dụng Sử dụng thường xuyên
Số lượng 5 6 27
Tỉ lệ % 13.2 15.7 71.1
Về thời gian sử dụng Facebook trong 1 ngày (Trừ ngày chủ nhật của 33 học sinh có sử dụng Facebook):
Sử dụng dưới 1giờ Sử dụng từ 1giờ đến 3 Sử dụng trên 3 giờ giờ
Số lượng 6 9 18
Tỉ lệ % 18.2 27.3 54.5
Trong các ngày nghỉ thì thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook đều tăng rất nhiều so với ngày bình thường.
Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tên FAD (Facebook Addiction Disorder) – chứng “nghiện” Facebook, thường xảy ra với người trẻ tuổi. Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiện hơn cả rượu, thuốc lá… Một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang rơi vào tình trạng lạm dụng Facebook quá đà ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của các em [4].
Khi các em “nghiện” mạng xã hội facebook các em có thể bi rơi vào các trạng thái hoạt động tiêu cực như sau:
“Nghiện” mạng xã hội Facebook sẽ làm giảm sự tương tác giữa học sinh với các thành viên trong gia đình, giữa các học sinh trong lớp với nhau. Nhiều học sinh trong lớp dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ trên mạng, các em không quan tâm đến gia đình, những người xung quanh và bạn bè trong lớp. Sau thời gian học tâp các em dành phần lớn thời gian để lên mạng, thậm chí có em còn tranh thủ 5 phút ra chơi để lên mạng. Dần dần, các em coi trọng các mối quan hệ “ảo” hơn gia đình và bạn bè trên lớp của mình. Việc làm này của các em đã khiến người thân và gia đình buồn phiền, các mối quan hệ bạn bè không còn thân thiết như trước đây nữa.
“Nghiện” mạng xã hội Facebook làm lãng phí thời gian học tập của học sinh. Lứa tuổi học sinh lớp 12 thay vì phải dành phần lớn thời gian cho các hoạt động học tập thì các em lại dành phần lớn thời gian để lên mạng. Sau thời gian học tập ở trường là thời gian các em nghỉ ngơi, ôn bài, làm bài tập thì nhiều em sử dụng khoảng thời gian đó để lên mạng xã hội. Em Nguyễn Văn Tiến một học sinh trong lớp đã tâm sự với tôi: Mới đầu, em tham gia mạng xã hội Facebook chỉ là cho có phong trào theo các bạn bè trong lớp nhưng dần dần nó lại trở thành thói quen không thể bỏ được. Mỗi lần bật máy tính hoặc cầm điện thoại
mà không vào Facebook lại cảm thấy không yên. Đôi khi em vào Facebook chỉ là viết những điều không đâu, hay đăng những bức ảnh “tự sướng”, rồi ngồi chờ like hay comment mãi không dứt ra được.
“Nghiện” mạng xã hội Facebook làm sao nhãng mục tiêu thực sự của cá nhân của học sinh, là nơi khiến một số học sinh đánh mất những phẩm chất tốt đẹp của mình đây là một mối nguy hại vô cùng lớn gây hậu quả khôn lường cho tương lai của thế hệ trẻ. Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm học sinh quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm học tập để nâng cao trình độ, các kỹ năng cơ bản cần thiết để thi đậu đại học hoặc tìm kiếm công việc trong tương lai thì một số học sinh chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng.Thậm chí để được nổi tiếng, câu được nhiều like nhiều em còn post lên mạng những hình ảnh, thông tin gây sock đối với người đọc. Ví dụ cách đây không lâu, một học sinh đã đưa lên Facebook cái gọi là “Bản tuyên ngôn học sinh” đã khiến không những các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh mà nhiều người đọc bức xúc, bàng hoàng. Hay việc không ít các học sinh gây ấn tượng với bạn bè bằng cách thản nhiên chửi bới thầy cô trên Facebook khi bi thầy cô nhắc nhở hoặc cho điểm kém vì không thuộc bài. Những “Hội những học sinh ghét thầy, cô”; “Hội học sinh bá đạo”… trở thành điểm tụ tập của các học sinh cá biệt. Không những thầy cô, bạn bè mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng là nạn nhân bi chửi bới trên Facebook bằng từ ngữ “vô học”. Cách đây mấy tháng còn có một số hình ảnh của học sinh ngồi trên tượng phật, bia mộ liệt sĩ… để chụp ảnh, câu like và bi cộng đồng mạng lên án. Tuy hiện tượng này chưa từng xảy ra ở học sinh lớp 12C6 nhưng đây là một thực trạng buồn cho nền giáo dục, cho thế hệ trẻ của một đất nước.
“Nghiện” mạng xã hội Facebook ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.
“Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bi điện tử làm ta cảm thấy khó ngủ hơn. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần” [3]. Ví dụ, em Dương Văn Tiến là một học sinh nghiện Facebook, qua tìm hiểu tôi được biết có khi em sử dụng điện thoại vào Facebook đến 1, 2 giờ sáng. Vì vậy lúc nào nhìn em cũng có cảm giác mệt mỏi và em thường xuyên ngủ ngục trong lớp, ảnh hưởng đến việc học.
Mạng xã hội Facebook gián tiếp gây nên bạo lực học đường. Đây là một mối lo lắng không chỉ trong gia đình, nhà trường mà toàn xã hội, sử dụng mạng xã hội không văn minh, có những bình luận gây sock cho nhau dễ gây nên những xích mích trên mạng. Chính những bạo lực trên mạng đã gây nên bạo lực ngoài đời thật. Tất cả các học sinh đều có xu hướng tham gia các nhóm trên mạng. Ví dụ: nhóm fan của các ca sĩ, diễn viên… Thậm chí các em tham gia nhóm theo đia phương cư trú: Nhóm học sinh Thiệu Thinh, nhóm học sinh Thiệu Giang, nhóm học sinh Đinh Công… Các nhóm này đôi khi công kích, nói xấu nhau gây mất đoàn kết dẫn đến bạo lực trên mạng và các em sẽ giải quyết mâu thuẫn đó bằng bạo lực ngoài đời thật.