0
Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ (Trang 38 -41 )

2.1. Phương pháp chuẩn hóa diện tích

Đây là phương pháp tính thành phần phần trăm của mẫu bằng cách đo diện tích từng pic trong sắc ký đồ. Đem diện tích pic của chất cần quan tâm A chia cho tổng diện tích của các pic

%A =

Khi phân tích thành phần có điểm sôi đồng đẳng, phương pháp này có thể dùng để tính tỷ lệ phần trăm khối lượng.

Phương pháp này chỉ đúng nếu tất cả các cấu tử đều được rửa giải và đáp ứng của detecter và mọi cấu tử là giống nhau. Nếu những điều kiện này thỏa mãn thì đây là phương pháp nhanh và hiệu quả.

2.2 Phương pháp tính theo hệ số hiệu chỉnh.

Detecter đáp ứng khác nhau đối với các chất khác nhau. Vì vậy cần phải tính hệ số hiệu chỉnh. Nhờ hệ số này có thể tính thành phần phần trăm của các cấu tử trong mẫu

%A =

Cách xác định hệ số hiệu chỉnh

- Tiêm dung dịch chuẩn đã biết nồng độ các cấu tử A,B,C... vào GC

- Sắc kí đồ thu dược có các pic phân giải hoàn toàn và diện tích thu được tương ứng SA,SB,SC... tương ứng với các khối lượng trong mẫu mA, mB,mC...

- Chọn một pic làm chuẩn. Ví dụ A có tỷ lệ SA/mA được gán giá trị FA = 1 - Từ tỷ lệ SB/mB, SC/mC... suy ra FB, FC...

2.3. Phương pháp lập đường chuẩn.

- Lập các đường chuẩn riêng rẽ đối với từng cấu tử trong hỗn hợp bằng cách tiêm những thể tích bằng nhau của một loạt dung dịch hỗn hợp chất chuẩn có nồng độ khác nhau. Như vậy 1 loạt các nồng độ của các chất chuẩn đã được phân tích và nồng độ của chúng đã được xác định. Một đường chuẩn được lập cho mỗi cấu tử với một trục nồng độ và trục kia là diện tích tương ứng để kiểm tra sự tuyến tính đáp ứng của detetor. Tiêm cùng thể tích của mẫu có các cấu tử cần phân tích và chạy sắc kí trong cùng điệu kiện như khi chạy chuẩn.

Từ các diện tích thu được của các cấu tử cần phân tích và đường chuẩn vừa thiết lập suy ra được nồng độ của chúng.

2.4. Phương pháp dùng nội chuẩn.

- Phương pháp này còn được gọi là phương pháp chuẩn hóa hay gián tiếp. - Để định lượng một cấu tử X ta cần chọn một chất chuẩn S sao cho:

Nếu trộn X với S ta thu được 2 đỉnh riêng biệt trên sắc ký đồ. Pic của X và S khá gần nhau.

Sau đó ta phải pha các hỗn hợp có tỷ lệ trọng lượng của X và S biết trước, chạy sắc ký, đo diện tích của các pic, lập tỷ số diện tích tương ứng cuối cùng lập đường chuẩn tương đối.

SC/SS: Là tỷ lệ diện tích của cặp cấu tử cần xác định X và chất chuẩn nội

WC/WS :Là tỷ lệ trọng lượng của các cặp cấu tử cần xác định X và chất chuẩn nội -Khi phân tích mẫu thật. Ta cho một lượng chất nội chuẩn S vào mẫu rồi tiến hành sắc ký hỗn hợp. Từ tỷ lệ diện tích đo được, bằng đường chuẩn tương đối vừa dựng ta có tỷ lệ trọng lượng. Với trọng lượng chuẩn S thêm vào đã biết ta tính được trọng lượng của chất X.

- Ưu điểm của phương pháp này:

Không cần biết đên đáp ứng của detector

Không cần duy trì nghiêm ngặt các điều kiện tiến hành sắc ký vì những thay đổi được loại trừ theo cách tính tỷ số

Tài liệu tham khảo.

1. Dược điển việt nam V.

2. https://www.slideshare.net/nguyenson719/dai-cuong-vegc?next_slideshow=1 3. https://issuu.com/daykemquynhon/docs/cktskthhpthdnsvhth 4.https://www.academia.edu/11327956/Ch%C6%B0%C6%A1ng_1_C%C6%A0_S%E1%BB %9E_L%C3%8D_THUY%E1%BA%BET_CHUNG_V%E1%BB%80_T%C3%81CH_S %E1%BA%AEC_K%C3%9D_1.1._Gi%E1%BB%9Bi_thi%E1%BB%87u_ph %C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p 5. https://www.slideshare.net/trannhattan12/sac-ki

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ (Trang 38 -41 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×